Thiết lập chính sách tín dụng phù hợp: Chính sách tín dụng bao gồm: Chính sách khách hàng, chính sách quy mô, giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cƣờng chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng cao khả năng sinh lời.
Thứ hai, phân tích tín dụng và thẩm định dự án đầu tƣ: Việc này nhằm đánh giá tính khả thi của phƣơng án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tƣ mà khách hàng xin vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu RRTD.
Thứ ba, xếp hạng tín dụng: Hệ thống xếp hạng tín dụng phải đƣợc xây dựng cho từng đối tƣợng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lƣợng tín dụng.
Thứ tƣ, bảo đảm tín dụng: Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Lập quỹ dự phòng RRTD: Tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phòng RRTD nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.
Đa dạng hoá rủi ro: Có nghĩa là hƣớng các hoạt động cho vay đến đa dạng mà các hậu quả của các hoạt động cho vay đó không liên quan đến nhau chặt chẽ, giúp loại trừ một số rủi ro.
Chuyển rủi ro: Khi gặp các hoạt động nhiều rủi ro nhƣng cũng nhiều lợi nhuận nhà kinh doanh có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể
có khả năng chịu đựng rủi ro (nhƣ công ty bảo hiểm) bằng việc mua bảo hiểm, hoặc chung lƣng gánh chịu rủi ro hoặc bán rủi ro. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối cho vay ngân hàng sẽ mất khách, vì thế các ngân hàng thƣờng thực hiện chuyển rủi ro dƣới các hình thức nhƣ:
+ Mua bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa RRTD khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Nếu khách hàng không may rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả.
+ Cho vay đồng tài chợ: Đây là hình thức nhiều ngân hàng cùng cho vay một khác hàng có một dự án với nhu cầu vốn lớn hay nhiều rủi ro.
Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro. Trong trƣờng hợp khoản vay có rủi ro cao, ngân hàng khó có thể chịu nổi nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ “bán” khoản vay cho ngân hàng lớn hơn hoặc một trung gian tài chính khác để hƣởng hoa hồng phí.
Tìm kiếm thêm thông tin về các khoản cho vay: Các quyết định cho vay đƣa ra trên cơ sở thiếu thông tin thƣờng dẫn đến hậu quả là không chắc chắn. Nếu có nhiều thông tin về khoản vay hơn, ngân hàng sẽ dự đoán tốt hơn, và có thể giảm thiểu rủi ro. Vì thông tin ngày nay cũng là hàng hoá có giá trị, nếu muốn có nó chúng ta phải bỏ ra một số chi phí. Ở các nƣớc, ngân hàng có thể mua thông tin về các khoản vay ở các tổ chức hoặc các công ty tƣ vấn có uy tín.
Nâng cao trình độ tín dụng: Trình độ cán bộ tín dụng quyết định đến việc khoản vay đó có đƣợc an toàn và có hiệu quả hay không vì thế mà việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng đồng nghĩa cho vay đƣợc giảm thiểu rủi ro hơn.
Trong những kỹ thuật giảm thiểu hoặc hạn chế rủi ro nêu trên, các biện pháp chuyển rủi ro, bán rủi ro hoặc chung lƣng gánh chịu rủi ro là hƣớng chuyển giao toàn bộ hoặc một phần rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro, các chủ thể này bằng chức năng đặc biệt của mình có thể triệt tiêu rủi ro hoặc giảm chúng xuống mức tối thiểu.