Các biến kiểm soát trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 42)

3.2.3.1 Biến tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA)

Biến LTA đƣợc đo lƣờng bằng:

Biến LTA phản ánh cấu trúc tài sản của ngân hàng, và là chỉ số phản ánh hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động tìm ẩn nhiều rủi ro, do đó mức lãi suất cho vay thƣờng cao hơn so với việc việc ngân hàng đầu tƣ vào những tài sản khác với mức độ an toàn cao hơn. Chính vì vậy, thông thƣờng cho vay càng nhiều thì càng đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng (Alkassim, 2005; Sehrish Gul và cộng sự, 2011; Syafri, 2012).

Tuy nhiên, nếu mở rộng hoạt động cho vay mà không chú trọng đến kiểm soát chất lƣợng tín dụng thì có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu, từ đó làm lợi nhuận ngân hàng giảm đi. Nghiên cứu Alper và Anbar (2011) cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa LTA và lợi nhuận ngân hàng.

Với tình hình của Việt Nam trong thời gian qua, khi các ngân hàng đua nhau ồ ạt cho vay trong khi đó lại thiếu kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng dẫn dến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong những năm gần đây tăng lên đáng báo động. Từ những lập luận trên, tác giả kỳ vọng LTA có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

3.2.3.2 Biến cấu trúc vốn (ETA)

Biến ETA đƣợc đo lƣờng bằng:

Chỉ số ETA phản ánh khả năng trang trải với với các vấn đề phát sinh từ những tổn thất và rủi ro bất ngờ có thể xảy ra. Tỷ số ETA càng cao cho thấy mức độ an toàn vốn của ngân hàng cao, rủi ro phá sản thấp, do đó các nhà đầu tƣ yêu cầu phần bù rủi ro thấp hơn từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn. Đồng thời với tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu cao cũng tạo điều kiện ngân hàng có khả năng tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ hơn, và ngân hàng cũng sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng (Bourke, 1989). Có rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây cũng đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc vốn (ETA) với lợi nhuận ngân hàng nhƣ: Alkassim (2005); Pasiouras và

Kosmidou (2007); Athanasoglou và cộng sự (2008); Ben Naceur và Goaied (2008); Alexiou và Sofoklis (2009); García-Herrero và cộng sự (2009). Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng, có một mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận và ETA.

4.2.3.3 Biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

NIM đƣợc đo lƣờng thông qua công thức:

NIM cho thấy mức thu nhập ròng từ lãi mà ngân hàng nhận đƣợc do sự chênh lệch lãi suất từ hoạt động cho vay và huy động vốn.

Nguồn vốn đƣợc ngân hàng sử dụng cấp tín dụng chủ yếu đến từ nguồn tiền gửi huy động. Do đó, mà nếu nhƣ phần chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động càng cao thì ngân hàng hƣởng phần chênh lệch càng nhiều. Hơn nữa, nguồn thu nhập chính của các ngân hàng thƣơng mại chủ yếu đến từ hoạt động cấp tín dụng, cho nên nếu nhƣ phần chênh lệch này càng cao thì lợi nhuận mang về cho các ngân hàng thƣơng mại càng lớn. Alper và Anbar (2011) cũng đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và lợi nhuận ngân hàng.

Từ những lập luận trên, tác giả cũng kỳ vọng mối quan hệ giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và lợi nhuận ngân hàng là cùng chiều.

4.2.3.4 Biến quy mô ngân hàng (SIZE)

Biến SIZE đƣợc đo lƣờng bằng Logartit tự nhiên của tổng tài sản. Biến SIZE đƣợc sử dụng để nghiên cứu sự ảnh hƣởng của quy mô ngân hàng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Các lý thuyết kinh tế cho rằng các ngân hàng có quy mô lớn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút lƣợng lớn khách hàng bởi vì ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ với mức giá thấp do khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng quy mô lớn lớn có thể nâng cao sức mạnh của ngân hàng trên thị trƣờng thông qua hình ảnh thƣơng hiệu mạnh và một sự ngầm định quá lớn để sụp đổ (Kosak và COK, 2008).

Do đó, có nhiều nghiên cứu trƣớc đây đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng (SIZE) và lợi nhuận ngân hàng nhƣ: Kosmidou (2008), Flamini và cộng sự (2009), Demirgüç-Kunt và Huizinga (2010).

Tuy nhiên, nếu ngân hàng mở rộng quy mô quá lớn, vƣợt quá khả năng quản lý và kiểm soát của ngân hàng, lúc này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc quản lý, ngân hàng có khả năng không kiểm soát chặt chẽ đƣợc chi phí phát sinh đặc biệt là những chi phí hành chính, chi phí nhân sự…, đồng thời có thể khiến các nhà quản trị dễ mắc phải những sai lầm trong việc đƣa ra quyết định từ đó gây ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng (Pasiouras và Kosmidou, 2007; Stiroh và Rumble, 2006). Sufian và Habibullah (2009) và Ben Naceur và Goaied (2008) cũng đã cung cấp bằng chứng ủng hộ rằng có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng. Và trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)