để giải thích cho kết quả này thì nghiên cứu cũng kết luận rằng mối tƣơng quan dƣơng này là hoàn toàn có thể theo đúng nhƣ thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, tức là khi ngân hàng chấp nhận rủi ro tín dụng cao thì cũng đồng thời nhận đƣợc mức lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho phần rủi ro phải gánh chịu và ngƣợc lại (Al-Khouri, 2011).
2.4.3 Một số nghiên cứu không tìm thấy sự tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng nhuận ngân hàng
Kết luận về sự tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng trở nên phức tạp hơn nữa trong một nghiên cứu khác khi tiến hành điều tra các tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận các ngân hàng thƣơng mại Kenya trong giai đoạn từ 2004 - 2008 nhƣng kết quả lại cho thấy rằng không tìm thấy tác động rõ ràng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của ngân hàng (Kithinji, 2010).
Hay trong một nghiên cứu khác, cũng đƣợc tiến hành tại Kenya, kết quả cũng cho thấy rằng không tìm có sự tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của ngân hàng ở Kenya. Kết quả còn cho thấy lợi nhuận thấp của các ngân hàng đã đƣợc tìm thấy ngay cả trong thời kỳ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng cũng rất thấp.Kết quả cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại không bị ảnh hƣởng nhƣ là kết quả của số lƣợng và cho vay không hiệu quả, nhƣng các biến khác trong các báo cáo tài chính có thể gây ra lợi nhuận thấp cho các ngân hàng ở Kenya (Angeela, 2010).
Sau khi lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan ở nhiều quốc gia trên thế giới về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng dƣờng nhƣ trùng khớp với
quan điểm có sự tác động ngƣợc chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng ở các nƣớc phát triển. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào xem xét về sự tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, tác giả kỳ vọng rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng, điều này cũng có nghĩa rằng rủi ro càng tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.
Trong điều kiện nền kinh tế luôn vận động, việc nghiên cứu này đặt ra nhiều vấn đề cần đƣợc giải quyết, và đề tài này mang tính thời sự cấp bách góp phần bổ sung cho lý thuyết, hoàn thiện các luận cứ khoa học cũng nhƣ đƣa ra các bằng chứng từ thực tiễn với số liệu mới nhất. Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 (10 năm gần nhất) tại nền kinh tế của quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, thông qua mẫu khảo sát gồm 15 NHTM Việt Nam có tính đại diện cao. Nghiên cứu tiến hành ƣớc lƣợng mô hình hồi quy thông qua kiểm định mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất. Ngoài rủi ro tín dụng thì bài nghiên cứu còn đƣa vào các yếu tố kiểm soát khác nhƣ: cấu trúc tài sản của ngân hàng, thu nhập lãi cận biên, và cấu trúc vốn ngân hàng, quy mô ngân hàng để đánh giá sâu hơn ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Sau khi tìm hiểu về các lý thuyết có liên quan đến rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng cho thấy có rất nhiều quan điểm và những bằng chứng thực nghiệm khác nhau về sự tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu kể cả lý thuyết lẫn thực nghiệm đều ủng hộ quan điểm cho rằng rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Tác giả lƣợc khảo những nghiên cứu trƣớc đây có liên quan, từ đó làm cơ sở để đƣa ra giả thuyết nghiên cứu cụ thể khi nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chƣơng 3 trình bày mô hình nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời, sẽ mô tả cụ thể các biến đƣợc sử dụng để đo lƣờng lợi nhuận ngân hàng, rủi ro tín dụng và một số biến kiểm soát khác đƣợc sử dụng trong mô hình. Tiếp sau đó, sẽ trình bày một cách chi tiết phƣơng pháp nghiên cứu của bài luận.