ĐVT: %
Hình 4.2: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ trung bình trung bình giai đoạn 2008–2017
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BCTC các NHTM VN
Giai đoạn 2008 - 2011
Dựa vào hình 4.2, cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trung bình của 15 NHTM trong giai đoạn từ 2008 – 2011 tƣơng đối thấp, dao động ở mức từ 1,4% đến 2,25%. Đây là giai đoạn mà tín dụng tăng trƣởng nóng, hầu hết các ngân hàng ồ ạt nhau cho vay, thiếu chặt chẽ kiểm soát các khoản vay nhƣng tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này lại thấp. Tuy nhiên điều này vẫn chƣa thể đƣa ra kết luận chắc chắn rằng chất lƣợng tài sản trong giai đoạn này là hoàn toàn tốt. Bởi vì, giai đoạn này nền kinh tế tăng trƣởng mạnh, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể xoay sở để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt dễ dàng hơn trong việc tìm nguồn để thanh toán khoản nợ khi đến hạn. Do đó, mà những yếu kém của doanh nghiệp,
2.304 1.627 1.511 2.098 2.947 3.065 2.188 1.778 2.145 2.006 0.000 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 NPLR trung binh NPLR trung binh
hay những nguy cơ rủi co cao của ngân hàng trong giai đoạn này chƣa thực sự bộc lộ rõ.
Giai đoạn 2012 – 2017
Giai đoạn 2012- 2013: Tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng mạnh, đỉnh điểm là vào năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trung bình của 15 NHTM 3,07% tăng mạnh so với 1.51 năm 2010 (Hình 4.2). Nợ xấu tăng cao trong giai đoạn này thực ra là đã hình thành từ giai đoạn trƣớc khi tín dụng có dấu hiệu tăng trƣởng nóng nhiều ngân hàng đã cho vay ồ ạt, thiếu kiểm soát rủi ro, cho nên giai đoạn này đã bắt đầu tích tụ nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng, cộng với những bất lợi của nền kinh tế (tăng trƣởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thị trƣờng bất động sản sụt giảm và đóng băng trong thời gian dài, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng với sự suy giảm nghiêm trọng khả năng trả nợ của khách hàng …) thì điểm yếu này bắt đầu thể hiện rõ rệt hơn và ngày càng lan ra rộng khắp toàn hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, 2012 – 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh và vƣợt tầm kiểm soát của hầu hết các ngân hàng, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự an toàn, hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Đặc biệt, vào năm 2012 ngân hàng SHB có tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể 8,83% (Bảng 4.3). Tuy nhiên, lý do khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao ngoài những nguyên nhân kể trên, thì còn lý do quan trọng nữa là, năm 2012 thì Ngân hàng Phát triển Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), do đó SHB gánh chịu những khoảng nợ xấu từ ngân hàng Habubank. Chính vì vậy, khiến cho tỷ lệ nợ xấu SHB tăng đột biến.
Bảng 4.3: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ của 15 ngân hàng thƣơng mại giai đoạn 2008 – 2017 Đơn vị tính: % Tên NH 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 CTG 1,81 0,61 0,66 0,75 1,47 1,00 1,12 0,92 1,02 0,48 VCB 4,61 2,47 2,83 2,03 2,40 2,73 2,31 1,84 1,48 1,14 BID 3,60 2,98 2,53 2,76 2,70 2,26 2,03 1,68 1,99 1,62 STB 0,60 0,64 0,54 0,58 2,05 1,46 1,19 1,87 5,35 4,16 MBB 1,83 1,58 1,26 1,59 1,84 2,45 2,73 1,61 1,32 1,20 SHB 1,89 2,79 1,40 2,23 8,83 4,06 2,03 1,72 1,93 2,23 ACB 0,89 0,41 0,34 0,89 2,50 3,03 2,18 1,32 0,87 0,70 VPBank 3,41 1,63 1,20 1,82 2,72 2,81 2,54 2,69 2,91 3,39 Techcombank 2,52 2,11 3,46 2,41 2,01 2,80 4,24 3,79 1,58 1,61 EIB 4,71 1,83 1,42 1,61 1,32 1,98 2,46 1,86 2,95 2,27 ABBank 1,68 1,46 1,17 2,82 2,83 6,74 2,70 1,80 2,56 2,77 NCB 2,91 1,95 1,72 2,92 5,64 6,07 2,52 2,15 1,54 1,53 SGB 0,33 1,56 1,71 4,27 2,93 2,24 2,08 1,88 2,63 2,98 HDBank 1,93 1,10 0,83 2,11 2,35 3,53 2,04 1,59 1,46 1,52 VIB 1,84 1,28 1,59 2,69 2,62 2,82 2,51 2,07 2,58 2,49
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BCTC các NHTM VN
Giai đoạn 2014 – 2015: thì tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng đƣợc kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 15 NHTM giảm từ 3,235% năm 2013 xuống còn 2,551% vào năm 2014, và năm 2015 tiếp tục giảm xuống còn 2,051% (Hình 4.2).
Trƣớc bối cảnh nợ xấu tăng cao trong nền kinh tế, trong khi bản chất của nợ xấu của hệ thống ngân hàng là những tài sản không sinh lời của nền kinh tế đƣợc tài trợ bởi các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng, làm suy giảm lợi nhuận các ngân hàng, thậm chí dẫn đến tình trạng thua lỗ cũng nhƣ mất an toàn trong hoạt động hệ thống ngân hàng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Do đó, xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ quan trọng của ngành Ngân hàng, nhằm khơi thông trở lại dòng vốn trong nền kinh tế đang bị đóng băng trong
02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013, về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015, sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2013/NĐ-CP về VAMC và theo đó, VAMC đƣợc mua nợ xấu theo giá thị trƣờng.
Năm 2014, sau một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu. Kết quả đa số các ngân hàng đã báo cáo tỷ lệ nợ xấu chính thức giảm trong năm 2014, mặc dù vẫn có một số NH báo nợ xấu trên 3% tổng dƣ nợ. Nợ xấu theo báo cáo của hầu hết các ngân hàng tiếp tục giảm trong năm 2015.
Năm 2016 – 2017: tỷ lệ nợ xấu năm 2017 trung bình khoảng 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% cuối năm 2016, chủ yếu do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu bên ngoài khó thu hồi giảm. Việc đẩy mạn tín dụng nên các nhà băng có tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ gia tăng bao gồm SHB, VPBank, Techcombank, ABBank, SGB và HDBank.
ACB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong nhóm khảo sát, chỉ 0,7%, so với mức 0,87% hồi đầu năm 2016. Trong khi đó, dù tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức khá cao nhƣng ngân hàng Sacombank đã có nhiều bƣớc tiến đáng kể trong việc xử lý nợ xấu trong năm qua. Theo đó, tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ của ngân hàng đã lùi về mức 4,16%, từ mức 5,35% hồi đầu năm 2016.