Thông qua nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam cho thấy rằng, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro các ngân
hàng thƣờng xuyên đối mặt. Do rủi ro tín dụng có tác động rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng, khi rủi ro tín dụng tăng cao sẽ làm lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm, cho nên kiểm soát rủi ro tín dụng là điều hết sức cần thiết để có thể hạn chế những thiệt hại và tổn thất nặng nề từ rủi ro tín dụng gây ra.
Cụ thể, thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là những chỉ số phản ánh mức độ rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang đối mặt. Nhƣ vậy muốn kiểm soát rủi ro tín dụng, thì các ngân hàng phải kiểm soát tốt tình hình nợ xấu của ngân hàng mình. Thực trạng vấn đề nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua có sự gia tăng đáng kể và đáng báo động đã làm suy giảm vị thế năng lực tài chính của ngân hàng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói riêng, cũng nhƣ ảnh hƣởng sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và sự tăng trƣởng của nền kinh tế nói chung. Do vậy, kiểm soát nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng hiện nay. Và để kiểm soát tốt nợ xấu, các ngân hàng có thể thực hiện một số gợi ý đƣợc đề xuất sau:
Thứ nhất, đối với những khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng, đầu tiên các ngân hàng cần phải đánh giá đúng thực trạng tình hình nợ xấu đang diễn ra tại ngân hàng mình, phải đánh giá và theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng từng khoản vốn vay, để có thể kịp thời cập nhật phân loại nợ một cách chính xác nhất. Sau khi đã phân loại chính xác mức độ nợ xấu thì ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhằm giảm thiểu mức độ tổn thất có thể xảy ra. Chẳng hạn nhƣ: rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo để ngân hàng có thể đánh giá đƣợc giá trị tài sản bảo đảm có thể thu hồi trong trƣờng hợp phát mãi tài sản khách hàng để thu hồi nợ; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ theo đúng nhƣ phân loại nợ; đẩy mạnh bán các khoản nợ xấu cho VAMC cũng là một trong những giải pháp cần thiết mà các NHTM Việt Nam đang thực hiện nhằm giúp cho các ngân hàng có thể giải quyết đƣợc vấn đề nợ xấu tăng cao so với tầm kiểm soát tại ngân hàng mình. Còn trong trƣờng hợp doanh nghiệp có khả năng phục hồi, ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp nhƣ giãn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp nhằm giảm mức độ tổn thất đối với các khoản cho vay đã cấp cho khách hàng,
tức chỉ là giải pháp nhằm xử lý và hạn chế tổn thất cho vấn đề đã xảy ra rồi, chỉ giải quyết đằng ngọn của vấn đề. Vì vậy rủi ro tín dụng chỉ thực đƣợc kiểm soát tốt khi ngân hàng có những biện pháp để có thể đƣa ra quyết định cấp tín dụng cho những khách hàng tốt, những khách hàng có triển vọng và phƣơng án/ dự án kinh doanh tốt ngay từ đầu và hạn chế sai lầm ở mức tối đa có thể trong trƣờng hợp lựa chọn “khách hàng xấu”.
Thứ hai, đối với những khoản cấp tín dụng mới để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, tức nguy cơ các khoản cho vay đó trở thành nợ xấu. Đầu tiên, đòi hỏi các ngân hàng phải có quy trình cấp tín dụng chặt chẽ ngay từ khâu thu thập thông tin khách hàng cho đến khâu thẩm định năng lực tài chính, phƣơng án sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản bảo đảm…của khách hàng để hạn chế tối đa xác suất mắc sai lầm khi đƣa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, để có thể thực hiện tốt quy trình cấp tín dụng mà ngân hàng đã đề ra, yêu cầu đội ngũ nhân viên cần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp để có thể đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ và đúng quy trình cấp tín dụng. Ngân hàng cần xây dựng và nâng cấp hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại hơn nhƣ: ƣu tiên trang bị hệ thống máy tính hiện đại, tốc độ cao và kết nối mạng cho các phòng tín dụng tại Trụ sở chính với các chi nhánh; Nâng cấp và hoàn thiện các chƣơng trình, phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định (Chƣơng trình quản lý tín dụng, chƣơng trình quản lý văn bản và diễn đàn trao đổi nghiệp vụ trong toàn hệ thống).