Thảo luận kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66)

Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả hồi quy

Biến ROA NPLR -0,073 ** LLPR -0,224 ** LTA -0,014 ** ETA 0,021 * SIZE -0,105 NIM 0,317 ***

Ghi chú: *, **, ***, có ý nghĩa thống kê lần lƣợt tại 10%, 5%, 1%. Kết quả bảng 4.10 cho thấy:

Tác động của rủi ro tín dụng (NPLR, LLPR) đến lợi nhuận ngân hàng

Kết quả hồi quy cho thấy cả 2 biến tỷ lệ nợ xấu (NPLR) và biến tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLPR) tác động ngƣợc chiều tới ROA với mức ý nghĩa cao và đúng với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu của: Felix và Claudine (2008), Mileris (2012), Athanasoglou và cộng sự (2008), Trujillo-Ponce (2013).

Từ đó cho thấy đƣợc rủi ro tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng, khi rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao (tức NPLR, LLPR tăng) sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Thực tế cũng cho thấy kết quả này phù hợp với Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu, đặc biệt 2012 – 2017 thì sự tác động này càng trở nên rõ ràng hơn. Vào giai đoạn 2008 – 2011, khi tình hình tín dụng tăng trƣởng nóng, hầu hết các NHTM ồ ạt nhau cho vay mà không đặc biệt chú trọng đến chất lƣợng tín dụng kèm theo. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, cùng với việc chịu ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng trên thế giới thì những điểm điểm yếu này đã bắt đầu thể hiện rõ rệt

đƣợc thể hiện thông qua chất lƣợng tài sản của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng (nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh), chính điều đó đã gây sụt giảm nghiêm trọng lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản và gây ảnh hƣởng đến toàn hệ thống ngân hàng.

Tác động của tỷ lệ dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA) đến lợi nhuận ngân hàng

Kết quả cho thấy tỷ lệ dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA) có tác động ngƣợc chiều với ROA và có ý nghĩa thống kê. Biến LTA phản ánh cấu trúc tài sản của ngân hàng, và là chỉ số phản ánh hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Vậy việc mở rộng hoạt động cho vay mà không chú trọng đến kiểm soát chất lƣợng tín dụng thì có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu, từ đó làm lợi nhuận ngân hàng giảm đi.

Tác động của cấu trúc vốn (ETA) đến lợi nhuận ngân hàng

Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (ETA) có tác động cùng chiều với ROA và có ý nghĩa thống kê. Tác động cùng chiều của tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu lên lợi nhuận ngân hàng hàm ý rằng các ngân hàng nắm giữ càng nhiều vốn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Alkassim (2005), Husni Khrawish và cộng sự (2008), Syafri (2012). Điều này có thể đƣợc lý giải rằng khi các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì phát ra tín hiệu tốt cho ngƣời gửi tiền bởi vì mức độ an toàn của ngân hàng này sẽ cao hơn so với những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu thấp hơn, do đó mà ngân hàng có thể huy động vốn dễ dàng và ổn định hơn với lãi suất huy động thấp hơn, từ đó làm tăng lợi nhuận các ngân hàng (Bourke, 1989; Trần Việt Dũng, 2014). Hơn nữa, ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn cũng sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh có hiệu quả, đồng thời linh hoạt hơn trong việc đáp ứng vấn đề phát sinh từ rủi ro bất ngờ.

Tác động của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đến lợi nhuận ngân hàng

Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tác động cùng chiều đến ROA và có ý nghĩa thống kê. Điều này nói lên rằng thu nhập ròng từ lãi càng cao thì càng cải thiện lợi nhuận của ngân hàng. Alper và Anbar (2011) cũng đã tìm

thấy kết quả tƣơng tự trong nghiên cứu của họ. Thực tế tình hình hoạt động tại các NHTM Việt Nam cũng cho thấy rằng hoạt động cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chính và cũng là nguồn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng mại. Do đó khi thu nhập ròng từ hoạt động cho vay này càng tăng thì lợi nhuận của các ngân hàng sẽ cải thiện.

Tác động của quy mô ngân hàng (SIZE) đến lợi nhuận ngân hàng

Quy mô ngân hàng có tác động ngƣợc chiều với ROA nhƣng kết quả chƣa tìm thấy có ý nghĩa thống kê.

Hay khi quy mô vƣợt ngƣỡng thì không mang lại hiệu quả, các ngân hàng lớn thƣờng cho vay các dự án lớn dẫn đến rủi ro mất vốn lớn, ảnh hƣởng đến lợi nhuận nặng nề. Và các ngân hàng lớn khi cho vay thƣờng NIM thấp hơn, chênh lệch mức lợi nhuận thấp hơn các NHTM nhỏ.

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời đƣợc hai câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ban đầu: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã đƣa ra tình hình tăng trƣởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có sự biến động thƣờng xuyên, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng ở mức đáng báo động trong khi đó tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam vẫn có thể đƣợc đánh giá là đang nằm ở mức trung bình. Thứ hai là, rủi ro tín dụng có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng có rủi ro tín dụng tăng cao sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng, để cải thiện đƣợc lợi nhuận ngân hàng thì điều cần thiết là ngân hàng cần đƣa ra những biện pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng, cũng nhƣ kiểm soát đƣợc vấn đề nợ xấu. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy rằng ngoài rủi ro tín dụng thì còn một số yếu tố khác cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng: cấu trúc tài sản của ngân hàng, cấu trúc vốn của ngân hàng, thu nhập lãi cận biên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4, tác giả đã đƣa ra thống kê mô tả cụ thể và phân tích tƣơng quan sự tác động của các biến đại diện để đo lƣờng cho lợi nhuận và rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu này, lợi nhuận ngân hàng đƣợc đo lƣờng thông qua biến ROA; còn rủi ro tín dụng sẽ đƣợc đo lƣờng thông qua hai biến NPLR và LLPR. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa vào mô hình nghiên cứu một số biến kiểm soát khác có tác động đến lợi nhuận ngân hàng nhƣ: LTA, ETA, NIM, SIZE. Đồng thời, trình bày một số kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp cũng nhƣ kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan, phƣơng sai sai số thay đổi để kiểm tra tính hiệu quả và độ vững của mô hình. Về dữ liệu nghiên cứu, số lƣợng mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu của 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017.

Sau đó, tác giả tiến hành phân tích kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu tìm thấy rằng rủi ro tín dụng có tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, svà tác động này mang tính tiêu cực. Điều này hàm ý rằng, rủi ro tín dụng càng tăng cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một số các yếu tố khác cũng có tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam nhƣ: cấu trúc tài sản (LTA), thu nhập lãi cận biên (NIM), cấu trúc vốn của ngân hàng (ETA).

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Kết luận chung đề tài nghiên cứu

Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017, thông qua mẫu khảo sát gồm 15 NHTM Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành ƣớc lƣợng mô hình hồi quy thông qua 3 phƣơng pháp POOL, FEM, REM. Sau đó, tiếp tục tiến hành kiểm định F-test và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Và ở tất cả các mô hình hồi quy, kết quả kiểm định đều cho thấy FEM là mô hình phù hợp nhất. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng hồi quy mô hình để khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi và/hoặc hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho mô hình hồi quy.

Kết quả hồi quy cho thấy rằng:

Rủi ro tín dụng là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng là ngƣợc chiều. Điều này đồng nghĩa với ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng càng cao, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm. Đối với các NHTM Việt Nam trong trong những năm gần đây cũng đã cho thấy cái nhìn trực quan về tác động này, khi nợ xấu tăng cao cùng với đó là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng cao đã làm cho lợi nhuận ngân hàng có sự sụt giảm đáng kể, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Do vậy mà các ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm cải thiện lợi nhuận cho ngân hàng mình.

Qua phân tích ta thấy rằng hoạt động cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó mức lãi suất cho vay thƣờng cao hơn so với việc việc ngân hàng đầu tƣ vào những tài sản khác với mức độ an toàn cao hơn. Thông thƣờng cho vay càng nhiều, lợi nhuận mang lại càng cao. Tuy nhiên, nếu mở rộng hoạt động cho vay mà không chú trọng đến kiểm soát chất lƣợng tín dụng thì có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu, từ đó làm lợi nhuận ngân hàng giảm đi. Tình hình của Việt Nam trong thời gian qua, khi các ngân hàng đua nhau ồ ạt cho vay trong khi đó lại thiếu kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng dẫn dến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong những

năm gần đây tăng lên đáng báo động. LTA có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Tình hình hoạt động tại các NHTM Việt Nam cũng cho thấy rằng hoạt động cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chính và cũng là nguồn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng mại, thu nhập ròng từ hoạt động cho vay này càng tăng thì lợi nhuận của các ngân hàng sẽ cải thiện.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa tìm thấy tác động của biến quy mô ngân hàng tới lợi nhuận.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã một lần nữa cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng có sự tác động ngƣợc chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Nhƣ vậy bài nghiên cứu đã trả lời hai vấn đề đã đặt ra ban đầu: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã đƣa ra tình hình tăng trƣởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có sự biến động thƣờng xuyên, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng ở mức đáng báo động trong khi đó tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam vẫn có thể đƣợc đánh giá là đang nằm ở mức trung bình. Thứ hai là, rủi ro tín dụng có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng có rủi ro tín dụng tăng cao sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng, để cải thiện đƣợc lợi nhuận ngân hàng thì điều cần thiết là ngân hàng cần đƣa ra những biện pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng, cũng nhƣ kiểm soát đƣợc vấn đề nợ xấu. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy rằng ngoài rủi ro tín dụng thì còn một số yếu tố khác: cấu trúc tài sản của ngân hàng, thu nhập lãi cận biên, và cấu trúc vốn ngân hàng… cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng.

5.2 Đề xuất một số chính sách

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đƣa ra một số đề xuất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam.

5.2.1 Kiểm soát rủi ro tín dụng

Thông qua nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam cho thấy rằng, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro các ngân

hàng thƣờng xuyên đối mặt. Do rủi ro tín dụng có tác động rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng, khi rủi ro tín dụng tăng cao sẽ làm lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm, cho nên kiểm soát rủi ro tín dụng là điều hết sức cần thiết để có thể hạn chế những thiệt hại và tổn thất nặng nề từ rủi ro tín dụng gây ra.

Cụ thể, thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là những chỉ số phản ánh mức độ rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang đối mặt. Nhƣ vậy muốn kiểm soát rủi ro tín dụng, thì các ngân hàng phải kiểm soát tốt tình hình nợ xấu của ngân hàng mình. Thực trạng vấn đề nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua có sự gia tăng đáng kể và đáng báo động đã làm suy giảm vị thế năng lực tài chính của ngân hàng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói riêng, cũng nhƣ ảnh hƣởng sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và sự tăng trƣởng của nền kinh tế nói chung. Do vậy, kiểm soát nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng hiện nay. Và để kiểm soát tốt nợ xấu, các ngân hàng có thể thực hiện một số gợi ý đƣợc đề xuất sau:

Thứ nhất, đối với những khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng, đầu tiên các ngân hàng cần phải đánh giá đúng thực trạng tình hình nợ xấu đang diễn ra tại ngân hàng mình, phải đánh giá và theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng từng khoản vốn vay, để có thể kịp thời cập nhật phân loại nợ một cách chính xác nhất. Sau khi đã phân loại chính xác mức độ nợ xấu thì ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhằm giảm thiểu mức độ tổn thất có thể xảy ra. Chẳng hạn nhƣ: rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo để ngân hàng có thể đánh giá đƣợc giá trị tài sản bảo đảm có thể thu hồi trong trƣờng hợp phát mãi tài sản khách hàng để thu hồi nợ; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ theo đúng nhƣ phân loại nợ; đẩy mạnh bán các khoản nợ xấu cho VAMC cũng là một trong những giải pháp cần thiết mà các NHTM Việt Nam đang thực hiện nhằm giúp cho các ngân hàng có thể giải quyết đƣợc vấn đề nợ xấu tăng cao so với tầm kiểm soát tại ngân hàng mình. Còn trong trƣờng hợp doanh nghiệp có khả năng phục hồi, ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp nhƣ giãn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp nhằm giảm mức độ tổn thất đối với các khoản cho vay đã cấp cho khách hàng,

tức chỉ là giải pháp nhằm xử lý và hạn chế tổn thất cho vấn đề đã xảy ra rồi, chỉ giải quyết đằng ngọn của vấn đề. Vì vậy rủi ro tín dụng chỉ thực đƣợc kiểm soát tốt khi ngân hàng có những biện pháp để có thể đƣa ra quyết định cấp tín dụng cho những khách hàng tốt, những khách hàng có triển vọng và phƣơng án/ dự án kinh doanh tốt ngay từ đầu và hạn chế sai lầm ở mức tối đa có thể trong trƣờng hợp lựa chọn “khách hàng xấu”.

Thứ hai, đối với những khoản cấp tín dụng mới để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, tức nguy cơ các khoản cho vay đó trở thành nợ xấu. Đầu tiên, đòi hỏi các ngân hàng phải có quy trình cấp tín dụng chặt chẽ ngay từ khâu thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)