Biến đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 39)

3.2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (NPLR)

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ số cho thấy chất lƣợng và rủi ro xảy ra đối với các khoản cho vay. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu một trong những chỉ tiêu quan trọng để xem xét mức độ rủi ro tín dụng, và là một chỉ báo cho thấy cách mà các ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng của họ. Có rất nhiều các nghiên cứu trƣớc đây sử dụng biến tỷ lệ nợ xấu để đo lƣờng rủi ro tín dụng hay đo lƣờng chất lƣợng cho vay của các ngân hàng nhƣ: Hosna và cộng sự (2009), Rajan và Dhal (2003); Samad (2004); Brewer và Jackson (2006), Josiah Aduda và James Gitonga (2011), Kolapo và cộng sự (2012), Mohammed Bayyoud và Nermeen Sayyad (2015)…

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao cho thấy chất lƣợng tín dụng giảm, mức độ rủi rủi ro tín dụng cao, cho thấy xác xuất mà ngân hàng đối mặt với những khoản cho vay không thu hồi đƣợc là rất lớn. Chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu tăng cao làm giảm

lợi nhuận ngân hàng, hay nói cách khác tỷ lệ nợ xấu tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Có nhiều nghiên cứu trƣớc đây cũng đã tìm thấy sự tác động ngƣợc chiều của tỷ lệ nợ xấu đến lợi nhuận ngân hàng nhƣ: Felix và Claudine (2008), Mileris (2012).

Từ những lập luận trên, tác giả kỳ vọng rằng mối quan hệ giữa NPLR và lợi nhuận là ngƣợc chiều nhau.

Tỷ lệ nợ xấu (NPLR) đƣợc đo lƣờng thông qua công thức sau:

3.2.2.2 Biến Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ (LLPR)

Ngoài tỷ lệ nợ xấu, biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cũng đƣợc các nghiên cứu trƣớc đây sử dụng để đo lƣờng rủi ro tín dụng. (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Kosmidou, 2008; Trujillo-Ponce, 2013). Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao cho thấy khả năng xảy ra tổn thất đối với các khoản cho vay là rất lớn, mang đến tín hiệu rủi ro cao hơn đối với các ngân hàng do sự tích tụ của các khoản vay có khả năng không thu hồi đƣợc và xác suất các khoản vay trở thành nợ xấu là rất cao, điều đó có nghĩa lợi nhuận ngân hàng thấp hơn (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Kosmidou, 2008).

Bởi vì chi phí rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng, do đó tỷ lệ LLPR tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận đƣợc mong đợi (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Trujillo-Ponce, 2013).

Biến LLPR đƣợc đo lƣờng bởi công thức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)