Kiểm định và xử lý các khuyết tật mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 66)

Hơn nữa, để tăng tính hiệu quả của mô hình hồi quy theo phƣơng pháp tác động cố định (FEM), nghiên cứu tiếp tục thực hiện 2 kiểm định Wald và kiểm định Wooldridge nhằm xem xét có hay không sự tồn tại hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình.

Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi

Để kiểm tra liệu có sự tồn tại của hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi hay không, tác giả sử dụng kiểm định Wald (Greene, 2000). Kết quả kiểm định Wald cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5% (Prob > chi2 = 0,0000) tức là tồn tại hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi trong mô hình.

Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan

Kết quả kiểm định Wooldridge (2002) để kiểm tra sự tự tƣơng quan trong mô hình cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5% (Prob > F = 0,0234), nghĩa là có sự tồn tại của hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình.

Để khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình, tác giả tiếp tục hồi quy mô hình FEM có hiệu chỉnh phƣơng sai sai số thay đổi và tự tƣơng quan.

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM có hiệu chỉnh phƣơng sai sai số thay đổi và tự tƣơng quan

Biến phụ thuộc

ROA Hệ số Sai số chuẩn Trị thống

kê t Trị thống kê p NPLR -0,0727248 0,0276069 -2,63 0,027 LLPR -0,2241217 0,0832852 -2,69 0,025 LTA -0,0136286 0,0043295 -3,15 0,012 ETA 0,0214015 0,0111594 1,94 0,087 SIZE -0,1046492 0,0776754 -1,35 0,211 NIM 0,3173403 0,0401764 7,90 0,000

Nguồn: ết quả tổng hợp từ tata 13.0

Kết quả hồi quy mô hình theo mô hình FEM có hiệu chỉnh phƣơng sai sai số thay đổi và tự tƣơng quan trong bảng 4.9 cho thấy:

Rủi ro tín dụng (NPLR) có tác động ngƣợc chiều lên ROA và hệ số này có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Theo đó, khi NPLR tăng 1% thì ROA sẽ giảm 0,073%, Điều này hàm ý rằng những ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao (NPLR cao hơn) sẽ làm lợi nhuận ngân hàng giảm xuống. Kết quả này giống nhƣ dấu đã kỳ vọng lúc đầu và phù hợp với kết quả của các nghiên cứu của: Felix và Claudine (2008), Mileris (2012).

Biến rủi ro tín dụng đƣợc đo lƣờng thông qua tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLPR) có tƣơng quan âm với ROA và có ý nghĩa thống kê 5%. Khi LLPR tăng lên 1% thì ROA giảm 0,22%. Điều đó hàm ý rằng, ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng càng cao, lợi nhuận ngân hàng càng giảm.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy một số yếu tố khác có tác động đến lợi nhuận ngân hàng nhƣ:

Biến tỷ lệ dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA) có tƣơng quan âm với ROA và có ý nghĩa thống kê 5%. Khi LTA tăng lên 1% thì ROA giảm 0,14%. Biến LTA phản ánh cấu trúc tài sản của ngân hàng, và là chỉ số phản ánh hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động tìm ẩn nhiều rủi ro, do đó mức lãi suất cho vay thƣờng cao hơn so với việc việc ngân hàng đầu tƣ vào những tài sản khác với mức độ an toàn cao hơn. Khi các ngân hàng đua nhau ồ ạt cho vay trong khi đó lại thiếu kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng dẫn dến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong những năm gần đây tăng lên đáng báo động.

Biến cấu trúc vốn (ETA) có tƣơng quan dƣơng với ROA và có ý nghĩa thống kê tại mức 10%. Hay nói cách khác, khi tỷ số ETA tăng lên 1% thì ROA sẽ tăng 0,021%. Tác động cùng chiều của tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu lên lợi nhuận ngân hàng hàm ý rằng các ngân hàng nắm giữ càng nhiều vốn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

Biến NIM: Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy biến NIM có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu dƣơng, cho thấy mối tƣơng quan cùng chiều giữa NIM và ROA.

Biến (SIZE): Các lý thuyết kinh tế cho rằng các ngân hàng có quy mô lớn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút lƣợng lớn khách hàng bởi vì ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ với mức giá thấp do khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng nhƣng kết quả mô hình biến (SIZE) không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)