Một số nghiên cứu cho thấy sự tác động cùng chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 31)

lợi nhuận ngân hàng

Cũng có một vài nghiên cứu thực nghiệm đƣa ra bằng chứng cho rằng có mối tƣơng quan cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu đƣợc tiến hành tại một số ngân hàng ở Ghana trong giai đoạn từ 2005 – 2009. Kết quả tìm thấy một sự tác động cùng chiều và ý nghĩa thống kê của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu đã đƣa ra bằng chứng cho thấy rằng các ngân hàng thƣơng mại Ghana đƣợc hƣởng lợi nhuận cao trong thời gian khi mà rủi ro tín dụng ở mức cao. Cũng chính vì trong thời gian này ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ từ những khách hàng vay tăng lên, tức đối mặt với rủi ro tín dụng tăng cao cho nên các ngân hàng Ghana đã tính toán và đƣa ra mức lãi suất cho vay, lệ phí và hoa hồng cao hơn để bù đắp rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu. Và kết quả cuối cùng, nhờ vào chính sách lãi suất cao hơn này mà các ngân hàng tại Ghana đã có nhiều cơ hội hơn để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, mặc dù rủi ro tín dụng cao. Nói cách khác, sự hiện diện của rủi ro tín dụng cao hơn cho phép các ngân hàng tính lãi suất cao hơn và giúp cho các ngân hàng tại Ghana hƣởng đƣợc khoản lợi nhuận cao hơn (Samuel Hymore Boahene và cộng sự, 2012). Một nghiên cứu khác cũng đƣợc thực hiện tại Ghana thông qua mẫu quan sát gồm các ngân hàng nông thôn đƣợc lựa chọn ở Ghana. Nghiên cứu cũng ủng hộ cho cho kết quả là tồn tại sự tác động cùng chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng các ngân hàng cho vay trong điều kiện rủi ro tín dụng cao hơn vẫn có thể tìm thấy lợi nhuận, điều này đƣợc lý giải là do có chính sách phù hợp để quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng và một trong những chính sách đƣợc đƣa ra để đối phó với việc khách hàng có rủi ro tín dụng cao là áp dụng mức lãi suất cao hơn trên các khoản cho vay này (Afriyie và Akotey, 2013).

Một nghiên cứu khác có liên quan khi đánh giá tác động của các yếu tố rủi ro cụ thể của ngân hàng, và môi trƣờng ngân hàng nói chung đến hiệu quả hoạt động của 43 ngân hàng thƣơng mại hoạt động ở 6 trong số các nƣớc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong giai đoạn 1998-2008. Thông qua việc sử dụng phân tích hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM), kết quả cũng ủng hộ trƣờng phái cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)