Cấu trúc và đặc điểm chương trình môn GDCD lớp12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 36)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Cấu trúc và đặc điểm chương trình môn GDCD lớp12

Chương trình GDCD ở THPT như đã đề cập gồm 5 phần. Song, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ phân tắch cấu trúc và đặc điểm của chương trình môn GDCD ở lớp 12

Chương trình GDCD lớp 12 là phần ỘCông dân với pháp luậtỢ. Nội dung của nó cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Các tri thức của phần này sẽ giúp HS chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của mình và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Cấu trúc chương trình GDCD lớp 12 gồm 10 bài, thời lượng được phân phối như sau:

Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)

Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết) Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết) Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)

Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)

Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (thuộc phần giảm tải, học sinh tự đọc thêm ở nhà)

Ngoài những bài học chắnh trong sách giáo khoa chương trình còn dành một số thời gian cho hoạt động thực hành, ngoại khóa các vấn đề ở địa phương và tắch hợp phòng chống tham nhũng.

Phân tắch theo chủ đề, phần ỘCông dân với Pháp luậtỢ gồm hai chủ đề lớn sau: Chủ đề thứ nhất: Bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước và nhân loại: được cụ thể hóa trong các bài 1, 2, 8, 9, 10.

Chủ đề thứ hai: Quyền và nghĩa vụ công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - được cụ thể hóa trong các bài 3, 4, 5, 6, 7.

Phần ỘCông dân với pháp luậtỢ có mục tiêu cụ thể là: * Về kiến thức:

Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật; mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chắnh trị, đạo đức.

Nhận biết được vai trò và giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội.

Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân.

* Về kỹ năng:

Từng bước hình thành năng lực phân tắch, đánh giá các biểu hiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội.

Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các văn bản đã được trang bị trong nhà trường vào việc tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong các mối quan hệ xã hội mà HS tham gia hàng ngày.

* Về thái độ:

Trân trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng; có ý thức trách nhiệm và tắnh tắch cực công dân trong việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo pháp luật, trước tiên là tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của HS trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội cũng như chủ động góp phần phòng, chống các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

Với cấu trúc và đặc điểm trên, việc vận dụng PPĐV vào dạy môn GDCD lớp 12 là phù hợp và chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với dạy học bằng phương pháp truyền thống.

Kết luận chương 1

Đóng vai là một phương pháp dạy học tắch cực nhằm phát huy cao độ tắnh tự giác, độc lập, sáng tạo của người học và tạo ra môi trường học tập tắch cực. Trong đó, người học được tham gia vào quá trình học tập một cách tắch cực hơn. Hứng thú học tập của người học được kắch thắch sẽ hình thành ở các em kỹ năng tự nghiên cứu và tự phát hiện tri thức mới. Ở nước ta, dạy học theo phương pháp đóng vai đã manh nha từ rất sớm, song mới ở mức thử nghiệm tại một số trường ở một vài tiết giảng mẫu mà chưa trở thành một phương pháp phổ biến.

Để sử dụng phương pháp đóng vai có hiệu quả đòi hỏi GV phải có những hiểu biết đầy đủ về phương pháp đóng vai, nắm vững quy trình và các yêu cầu khi sử dụng phương pháp này. Đồng thời, nhà trường cũng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động dạy và học.

Mặc dù phương pháp đóng vai được đánh giá là phương pháp dạy học tắch cực, nhưng nó không phải là phương pháp vạn năng mà chỉ có thể là phương pháp chủ đạo, và không phải bài nào cũng sử dụng được phương pháp đóng vai. Việc lạm dụng phương pháp đóng vai không đúng lúc, tràn lan, không phù hợp với nội dung sẽ làm giảm sự thành công trong quá trình dạy học. Vì vậy, đối với môn GDCD, lựa chọn và vận dụng phương pháp đóng vai phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học là công việc quan trọng của người GV. Là điều kiện cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học tập môn GDCD trong nhà trường phổ thông.

Chương 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THỒNG

HUYỆN QUẾ Vạ, TỈNH BẮC NINH

2.1. Khái quát chung về các trường Trung học phổ thông huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Đặc điểm tình hình chung về các trường trung học phổ thông huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Huyện Quế Võ với diện tắch hơn 170 km2 là một huyện lớn nằm ở phắa Đông của tỉnh Bắc Ninh. Quế Võ tiếp giáp với huyện Tiên Du, Thành phố Bắc Ninh của tỉnh Bắc Ninh và huyện Việt Yên, huyện Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang., phần còn lại được bao bọc bởi hai con sông là sông Đuống và sông Cầu. Khác với các vùng còn lại của tỉnh Bắc Ninh, Quế Võ là vùng đồng bằng rộng lớn, hàng năm được bồi đắp bởi một lượng phù sa màu mỡ. Người dân Quế Võ có truyền thống yêu nước, cần cù. Vùng đất này còn được mệnh danh là miền quê khoa bảng, hiếu học. Những truyền thống ấy được thế hệ trẻ ngày nay khơi dậy, nhân lên, tiếp tục phát huy để làm rạng danh đất nước.

Được sự chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, trong những năm qua, nhân dân Quế Võ tăng gia lao động, sản xuất và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mặt kinh tế - xã hội. An ninh chắnh trị nội bộ trong Huyện được ổn định, hòa nhập chung với xu thế phát triển chung của nhân dân tỉnh Bắc Ninh và nhân dân cả đất nước.

Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nhiều năm trở lại đây, huyện Quế Võ luôn là một trong những huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh có nhiều thành tắch trong giáo dục. Hệ thống các trường, các cấp, bậc học được mở rộng về quy mô và diện tắch. Chỉ tắnh riêng cấp THPT ngoài 2 trường dân lập là trường THPT Phố Mới và trường THPT Trần Hưng Đạo, Quế Võ còn có 3 trường quốc lập, đó là: Trường THPT Quế Võ số 1, trường THPT Quế Võ số 2, trường THPT Quế Võ số 3. Các ngôi trường này trong nhiều năm liền được coi là những ngôi trường có chất lượng dạy và học tốt trong Tỉnh. Đây cũng chắnh là những

ngôi trường mà tác giả đề tài đã đến để thực nghiệm sư phạm trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài này.

Trường THPT Quế Võ số 1 được thành lập năm 1966, giữa những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với tên gọi ban đầu là trường Cấp 3 Quế Võ. Sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong khó khăn, gian khổ và trưởng thành qua năm tháng, trường THPT Quế Võ số 1 luôn tự hào khi nhìn lại chặng đường đã đi qua.

Với số lượng HS ngày càng đông, để đáp ứng yêu cầu học tập và đi lại của học sinh, đến năm 1977, trường THPT Quế Võ số 2 được thành lập. Sau khi đất nước bắt tay vào đổi mới, thực hiện CNH, HĐH, nhu cầu học tập của nhân dân không ngừng được nâng lên. Xuất phát từ điều kiện thực tế, năm 1999, trường THPT Quế Võ số 3 ra đời trên nền tảng của nền kinh tế sau thời kỳ đổi mới.

Những ngày mới thành lập, các trường THPT trên địa bàn huyện Quế Võ gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi bề. Song, với lòng say mê được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và với truyền thống hiếu học, các thế hệ thầy trò đã vượt qua những khó khăn, thách thức, xây dựng nên những ngôi trường khang trang, sạch đẹp và chất lượng giáo dục thì luôn đứng trong tốp các trường có thành tắch nổi bật của tỉnh Bắc Ninh.

Hiện nay, các trường đều có cơ sở vật chất khang trang, với đầy đủ các dãy nhà học đáp ứng nguyện vọng học tập của con em trong huyện. Các phòng học đa năng, phòng học máy tắnh, phòng thắ nghiệm, phòng thư viện, phòng truyền thống, nhà hiệu bộ, sân thể dục... đã được các trường chú ý đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo tiêu chuẩn quốc gia.

Bảng 2.1. Cơ sở vật chất của một số trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh năm học 2016-2017 STT Tên trường Số lượng phòng học lý thuyết Số lượng phòng học tin học, ngoại ngữ Số lượng phòng thắ nghiệm 1 THPT Quế Võ số 1 47 7 3 2 THPT Quế Võ số 2 40 6 2 3 THPT Quế Võ số 3 25 4 2

Trong những năm gần đây, nhu cầu học tập của nhân dân tăng lên, số lượng HS đông. Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em các địa phương trong huyện, các trường phải tuyển thêm giáo viên, do đó, số lượng GV cũng tăng hơn so với các năm trước đây.

Bảng 2.2. Số lượng HS và GV ở một số trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh năm học 2016-2017

STT Tên trường Tổng số HS Tổng số GV

1 THPT Quế Võ số 1 1870 110

2 THPT Quế Võ số 2 1620 87

3 THPT Quế Võ số 3 840 70

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Mặc dù số lượng HS đông, song chất lượng dạy và học của GV và HS cũng không vì thế mà giảm đi. Trái lại, còn phát triển ngày một vững mạnh.

Đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng tăng đã dần đáp ứng tiêu chuẩn của giáo dục về số lượng HS trên một GV. Đặc biệt, phần đa giáo viên dạy ở các trường này là những thầy cô giáo được đào tạo bài bản trong các trường Đại học Sư phạm ở miền Bắc. Trong công việc, họ luôn nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh.

Các trường THPT trong huyện Quế Võ luôn thực hiện đúng phương châm đi tắt, đón đầu trong việc nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nhà trường hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chắnh trị. Cho đến nay, 100% GV trong các trường THPT công lập của huyện Quế Võ đã đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều giáo viên còn được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh và vinh dự được nhận Bằng khen của các cấp. Phong trào tự học, tự bồi dưỡng đã trở thành động cơ bên trong và có chiều sâu trong mỗi cán bộ giáo viên. Với bản lĩnh và tình yêu đối với nghề nghiệp, các thầy cô giáo trong các trường luôn nỗ lực, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tiếp thu những phương pháp giáo dục mới, nêu cao tinh thần đạo đức của nhà giáo ỘTất cả vì học sinh thân yêuỢ, xây dựng tập thể đoàn kết phát triển.

Bảng.2.3. Trình độ học vấn của GV ở một số trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh năm học 2016-2017 Số thứ tự Trên trường GV có trình độ tiến sỹ GV có trình độ thạc sỹ GV có trình độ cử nhân 1 THPT Quế Võ số 1 0 25 85 2 THPT Quế Võ số 2 0 15 72 3 THPT Quế Võ số 3 0 12 58

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV, các trường THPT huyện Quế Võ cũng rất tắch cực nâng cao công tác dạy học. Chất lượng học của học sinh theo đó được nâng cao. Hàng năm, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng trong nước ngày càng tăng. Năm nào nhà trường cũng có học sinh thi đỗ thủ khoa, á khoa của các trường đại học và có nhiều học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi quốc gia. Trường THPT Quế Võ 1 luôn là ngôi trường dẫn đầu huyện Quế Võ về số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh và có nhiều học sinh đạt thứ hạng cao trong các kỳ thi cấp quốc gia. Từ ngôi trường này đã có biết bao học trò trở thành những chắnh trị gia, những cán bộ khoa học, doanh nhân thành đạt; các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.

Nhìn chung, với phương châm ỘChất lượng, hiệu quả dạy và học là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của nhà trườngỢ, các trường THPT trên địa bàn huyện Quế Võ đều không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng. Chắnh vì vậy, trong những năm qua chất lượng giáo dục có những chuyển biến tắch cực. Kết quả đào tạo thường xuyên cho thấy: tỷ lệ lên lớp hàng năm từ 98,0 đến 99%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm từ 98 đến 100%; tỷ lệ học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng hàng năm cao, có trường lên tới hơn 70% (như trường THPT Quế Võ số 1). Trong những năm học vừa qua, các trường đều thực hiện tốt phong trào ỘHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chắ MinhỢ theo chỉ thị số 06/CT-TW của Bộ Chắnh trị và với yêu cầu đặc thù của ngành gắn chặt với các cuộc vận động ỘHai khôngỢ, ỘMỗi thày cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạoỢ, ỘXây dựng trường học thân thiện, học sinh tắch cựcỢ.

2.1.2. Đặc điểm học sinh các trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Về tâm sinh lý tuổi HS THPT là thời kỳ quan trọng của sự phát triển về thể chất và nhân cách. Các yếu tố về thể lực, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Đây cũng là thời kỳ trưởng thành về giới tắnh của các em, từ đó có sự ổn định, cân bằng hơn so với lứa tuổi trước đó. Cũng giống như HS các trường THPT trên cả nước, HS cấp THPT ở huyện Quế Võ có các đặc điểm chung dưới đây:

Ở các em có sự phát triển mạnh về mặt thể chất như chiều cao, trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, tạo điều kiện hình thành một cơ thể cân đối, tăng sự dẻo dai của cơ thể, cơ bắp phát triển mạnh mẽ.

Các em cũng có bước phát triển hơn về giới tắnh. Nhận thức cảm tắnh thay đổi theo chiều hướng tinh tế hơn, óc quan sát nhạy bén và trắ nhớ có chủ đắch hơn.

Về đời sống tình cảm, cảm xúc ở lứa tuổi học sinh THPT rất phong phú, đa dạng, đồng thời áp lực trong quan hệ giới tắnh, trong học tập để đạt được mục tiêu cùng với rất nhiều yếu tố khác trong đời sống gia đình, các mối quan hệ trong nhà trường, cộng đồng có thể gây căng thẳng cho các em.

Về nhận thức: học sinh có sự phát triển về tư duy tưởng tượng, tư duy lắ luận cùng với các thao tác trắ tuệ như phân tắch, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Ở các em khả năng tự ý thức phát triển mạnh, các em nhận thức được những đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 36)