Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với giờ dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 113)

3.1.3 .Quy trình thực hiện bài giảng bằng PPĐV trong một tiết học

3.1.4.Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với giờ dạy

Trong quy trình đào tạo, kiểm tra - đánh giá là khâu cuối cùng giữ vị trí đặc biệt quan trọng, cung cấp thông tin về mức độ đạt được mục tiêu, giúp GV điều chỉnh cách dạy và giúp HS chủ động tổ chức quá trình học của mình để đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất

Kiểm tra - đánh giá là hoạt động thu thập thông tin về kết quả học tập của HS trong suốt q trình học tập mơn học đối chiếu với mục tiêu môn học làm cơ sở cho việc xếp loại học lực của HS. Kiểm tra - đánh giá là một bộ phận cấu thành của mọi phương pháp dạy học và rèn luyện các kiến thức, kĩ năng mà GV mong muốn HS phải đạt được.

Đối với dạy học theo PPĐV, việc kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động được áp dụng khá hiệu quả để đánh giá các kiến thức và kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá được áp dụng với môn GDCD khi dạy học theo PPĐV đó là: Kiểm tra - đánh giá thường xuyên và kiểm tra - đánh giá định kỳ.

* Về kiểm tra - đánh giá thường xuyên, có thể có một số hình thức kiểm tra, đánh giá sau:

Kiểm tra vấn đáp: Hình thức này GV có thể kiểm tra một cách linh hoạt tại mọi thời điểm có ở trong một tiết học. Không nhất thiết chỉ kiểm tra bài cũ ở đầu tiết học

như thường lệ mà có thể kiểm tra kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức trong quá trình phát triển nội dung bài mới với hình thức "tích lũy điểm". Bằng cách này GV sẽ kích thích được sự hứng thú của HS, làm cho HS hăng hái tham gia phát biểu ư kiến xây dựng bài.

Thay thế bài kiểm tra tự luận bằng hai h́nh thức:

Một là, xây dựng bài kiểm tra hỗn hợp, tức là kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm, với cách bố trí điểm tự luận 5 điểm, trắc nghiệm 5 điểm. Việc kết hợp này nhằm khắc phục những nhược điểm của cả hai hình thức kiểm tra khi chúng được thực hiện đơn lẻ.

Hai là, xây dựng bài kiểm tra có sử dụng hình thức đóng vai. Sau khi học một lượng kiến thức nhất định, GV tiến hành cho HS kiểm tra 1 tiết dưới hình thức đưa ra tình huống đóng vai, sau đó HS sẽ xây dựng kịch bản và có chuẩn bị trước ở nhà, với cách bố trí điểm kịch bản 5 điểm, diễn xuất 5 điểm.

Tóm lại, kiểm tra, đánh giá theo các hình thức nêu trên là một trong những yếu tố mang tính giải pháp thiết thực cho dạy và học, đồng thời khẳng định hiệu quả của PPĐV trong dạy học môn GDCD và đặc biệt là phần "Công dân với pháp luật" lớp 12. Đổi mới không đơn thuần là đổi mới PP giảng dạy, mà cần có sự kết hợp đổi mới ở cả khâu kiểm tra, đánh giá nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động dạy và học.

* Về kiểm tra - đánh giá định kì: nhằm mục đích thu được kết quả học tập theo tiến trình của học sinh, qua đó, điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.

Hiện nay, ở các trường THPT trong tỉnh Bắc Ninh nói chung và ở huyện Quế Võ nói riêng, PP kiểm tra - đánh giá đối với môn GDCD vẫn chưa được đổi mới toàn diện. GV thường sử dụng PP kiểm tra - đánh giá truyền thống thay cho PP hiện đại. Điều này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân khác nhau, như: do điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật khơng đảm bảo, do chương trình cũ khó áp dụng PP kiểm tra - đánh giá hiện đại, do năng lực của GV còn hạn chế… Trong thời gian tới, dù có khó khăn đến đâu, GV cũng cần phải đổi mới PP kiểm tra - đánh giá nếu không muốn lạc hậu và thụt lùi.

Căn cứ vào thực trạng việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của một số lớp tham gia ĐC và TN môn GDCD ở Quế Võ, chúng tơi đề xuất quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra - đánh giá:

Mục tiêu kiểm tra - đánh giá để xác định mức độ nhận thức của học sinh về một bài học hoặc sau một vài tuần học để GV điều chỉnh quá trình DH cũng như PPDH cho phù hợp, đồng thời cũng là để phân loại học sinh, qua đó có kế hoạch giúp đỡ học sinh có học lực yếu học tập tiến bộ hơn.

Việc xác định đúng mục tiêu đánh giá sẽ giúp GV xây dựng, lựa chọn các hình thức kiểm tra - đánh giá cho phù hợp

Khi xác định mục tiêu đánh giá GV nên phân rõ từng loại tiêu chí đánh giá, đảm bảo kết quả kiểm tra - đánh giá được công bằng, khách quan đối với tất cả HS, nhất là đối với các đề kiểm tra - đánh giá chẵn, lẻ hoặc trắc nghiệm khách quan.

Bước 2: Lựa chọn đơn vị kiến thức cần kiểm tra - đánh giá và thiết kế công cụ (đề, bài tập...) kiểm tra - đánh giá

Đối với môn GDCD, việc lựa chọn các đơn vị kiến thức cần kiểm tra - đánh giá khơng khó vì các đơn vị kiến thức có nội dung tương đối đồng đều về độ khó, về thời gian. Tuy nhiên, việc thiết kế công cụ kiểm tra - đánh giá khơng phải vì thế mà không thận trọng, tỉ mỉ. Kiến thức của chương trình GDCD lớp vừa khó lại vừa dễ, vừa có tính hàn lâm, lại vừa có tính thực tiễn cao. Nếu cơng cụ kiểm tra - đánh giá khơng phù hợp sẽ rơi vào tình trạng: hoặc là chỉ đánh giá được tri thức mà khơng đánh giá được tồn bộ kỹ năng của HS, hoặc lại chỉ thiên về kỹ năng mà không đánh giá được tri thức mà HS cần phải đạt được.

Việc thiết kế hệ thống câu hỏi kiểm tra - đánh giá môn GDCD ở Quế Võ, có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau. Chúng tôi chỉ giới thiệu một dạng thức đề kiểm tra - đánh giá mà chúng tôi cho là phù hợp nhất đối với việc dạy học môn GDCD ở Quế Võ bằng PPĐV.

Theo đó, đề kiểm tra - đánh giá trước hết phải đảm bảo về tính tồn diện, cụ thể của kiến thức, song lại có khả năng rèn luyện được các kỹ năng được phản ánh trong mục tiêu chương trình và mục tiêu bài học. Câu hỏi kiểm tra - đánh giá cần rõ ràng, tránh lan man, chung chung, không cụ thể.

Đề kiểm tra có thể có nhiều dạng thức, song chúng tôi cho rằng dạng thức đề kiểm tra - đánh giá phù hợp nhất với môn GDCD lớp 12 là kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận theo hướng mở. Phần trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra việc tái hiện

kiến thức, hiểu kiến thức bài học. Còn phần tự luận theo hướng mở sẽ đánh giá được khả năng giải quyết, vận dụng vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời với sự kết hợp hai dạng thức đề này trong một bài kiểm tra sẽ giúp rèn luyện và phát hiện được nhiều kỹ năng tiềm ẩn trong học sinh. Từ đó, GV điều chỉnh quá trình dạy hoặc có những phương án năng cao năng lực, kỹ năng cho HS.

Với mỗi dạng thức của phần đề kiểm tra - đánh giá, cần phải có những lưu ý khác nhau. Cụ thể, đối với dạng thức phần đề trắc nghiệm, khi xây dựng, GV cần lưu ý những điểm sau:

Các câu hỏi phải đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị

Đối với câu hỏi lựa chọn phương án đúng: phần câu hỏi và câu lựa chọn phải cùng một nội dung đánh giá, các phương án phải có độ khó, độ dài như nhau và phải đảm bảo được các câu hỏi sai có độ nhiễu như nhau.

Đối với câu hỏi điền từ vào chỗ trống: yêu cầu một câu không quá 4 chỗ trống cần điền. Phần trống chỉ có một đáp án đúng và có độ dài như nhau ở các chỗ trống để khắc phục tình trạng HS suy đốn phương án mà không hiểu bản chất vấn đề vẫn điền đúng.

Đối với câu hỏi đúng/sai: Câu hỏi và câu trả lời phải trong sáng, súc tích, dễ hiểu. Có tính sự kiện hoặc thời sự chứ khơng phải là ý kiến của một cá nhân nào đó. Đối với câu hỏi ghép đôi: GV cần soạn các câu hỏi có tính chất rõ ràng về cách ghép các mệnh đề.

Còn đối với những dạng thức đề tự luận mở, GV cần chú ý một số PP sau khi biên soạn:

1) GV phải xác định rõ mục tiêu môn học, mục tiêu bài học để lựa chọn các câu hỏi tự luận cho phù hợp với đối tượng học sinh. Vì học sinh ở độ tuổi THPT vốn hiểu biết xã hội chưa nhiều, nên các câu hỏi tự luận mở phải lưu ý tới khía cạnh này để ra đề, tránh câu hỏi dễ quá hoặc khó quá.

2) Những câu hỏi tự luận mở phải được xây dựng trên cơ sở phát triển được các năng lực, phẩm chất của học sinh. Tránh các câu hỏi chỉ tập trung phát triển một năng lực hay một phẩm chất nào đó mà bỏ quên các năng lực, phẩm chất khác

3) Nếu đề tự luận theo dạng chẵn, lẻ thì các câu hỏi phải có cùng một độ khó, dễ như nhau, thời gian để hoàn thành phải tương ứng nhau.

Bước 3: Tổ chức kiểm tra

Đây là hoạt động phải được tiến hành tại lớp, đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế. Để có thể đánh giá đúng năng lực của học sinh, GV bộ môn nên chủ động tiến hành coi và chấm kiểm tra. Trừ trường hợp đột xuất, có thể nhờ GV khác coi kiểm tra hộ, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, tránh chủ quan hay tùy tiện.

Bước 4: Chấm bài kiểm tra

Bài kiểm tra được chấm khách quan. GV phải chấm bài trong trạng thái tỉnh táo, vui vẻ, không được lồng bất cứ ý muốn chủ quan nào trong khi chấm bài ðể ðảm bảo tính cơng bằng tuyệt ðối trong khi chấm.

Bước 5: Tập hợp kết quả, rút kinh nghiệm sau kiểm tra

Sau khi chấm xong, GV cần tập hợp và phân tích kết quả bài kiểm tra của HS. Đối chiếu kết quả với mục tiêu chung của bài học, từ đó rút ra những bài học hoặc kinh nghiệm cần thiết cho lần sau.

Bước 6: Trả bài kiểm tra

Đây là bước tất yếu phải trong quy trình kiểm tra - đánh giá. Sau khi tổng hợp kết quả, GV phải để riêng những bài có điểm giỏi, điểm yếu để trước khi trả bài, chữa và nêu lên những bài có điểm yếu lưu ý học sinh cẩn thận để lần sau không mắc phải và những bài có điểm giỏi để kích thích học sinh. Ở khâu này GV cần lưu ý, với bài điểm số thấp khơng cần đọc tên HS trước lớp, tránh tình trạng các em tự ti hoặc xấu hổ với bạn bè. Còn đối với bài giỏi GV có thể nêu tên để biểu dương trước lớp, kích thích các HS khác học tập theo.

3.2. Ưu điểm, hạn chế của việc sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học mơn GDCD ở các trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Ưu điểm

PPĐV được sử dụng một cách linh hoạt, tuân thủ theo những nguyên tắc và quy trình của nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy môn GDCD, đặc biệt là môn GDCD lớp 12. Đó là do, PPĐV có những ưu thế sau:

Thứ nhất, phát huy được kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá nhân HS cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân HS với tập thể nhóm. Mỗi cá

nhân HS có những giá trị thuộc về “cái tơi” khơng hồ lẫn vào đám đông. Những yếu tố này có được không phải nhất thời mà nó trải qua quá trình nhận thức, tiếp nhận khách quan, chủ quan và sự trải nghiệm của bản thân từng cá nhân đó. Môi trường dạy học có sử dụng PPĐV sẽ giúp cho HS được hoà nhập, sáng tạo và thể hiện mình, thơng qua đó trải nghiệm, cảm nghiệm và phát triển.

Thứ hai, HS được rèn luyện thực hành kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc học tập mơn GDCD. Những ứng xử trong tình huống giả định được thực hiện theo kịch bản hoặc không theo kịch bản (những ngẫu hứng, bất ngờ) trong bối cảnh có sự ðánh giá, góp ý, nhận xét, điều chỉnh, kết luận của GV và những người tham gia sẽ giúp cho HS rút kinh nghiệm cho bản thân, ứng dụng những cách ứng xử, giải quyết tình huống như thế nào là đúng đắn, phù hợp; những cách ứng xử nào là không nên, do đó có thể tránh được những sai lầm trong cuộc sống. Mọi suy nghĩ, hành vi ứng xử trong tình huống chỉ là những tập dượt hoặc đánh giá lại những cái đã xảy ra, định hướng cách ứng xử trong tương lai. Điều đó được khẳng định là thực hành kỹ năng trong một bối cảnh an toàn.

Thứ ba, gây hứng thú và sự chú ý cho người học, người học tiếp thu kiến thức

thơng qua những hoạt động tích cực trong vai diễn của họ. Sự thay đổi linh hoạt và phù hợp về PPDH sẽ giúp cho khơng khí học tập bớt đi sự đơn điệu, lặp lại. Cũng như PPDH tích cực khác, đóng vai tạo ra sự hứng thú, khích lệ tư duy, tích cực tham gia của HS vào bài giảng, nhưng nó có điểm khác biệt ở chỗ nó được thực hiện thơng qua một loại hình nghệ thuật diễn xuất, có mâu thuẫn, có cao trào và có thơng điệp. Vì vậy, đóng vai có ưu thế hơn các PP khác trong việc tạo hấp dẫn, gây hứng thú, sẵn sàng tham gia của người học vào hoạt động học tập. PPĐV tỏ ra rất phù hợp đối với môn GDCD ở trường THPT nhất là đối với những phần “ công dân với đạo đức”,

“Công dân với pháp luật”.

Thứ tư, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội. Nhờ có môi trường tương tác tập thể, sự thể hiện tư tưởng, thái độ, hành vi được tự do, khơng bị giới hạn bởi quan niệm “chính thống” bởi đóng vai được hiểu là bộc lộ gián tiếp hay nói tiếng nói của nhân vật - vai diễn nên thông tin, cách ứng xử, giải quyết vấn đề trong tình huống cởi mở, thống đạt

hơn. Đó chính là điều kiện để GV và tập thể lớp đánh giá, xác định những thái độ, hành vi, cách ứng xử nào là đúng, phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội; những cách nào không được chấp nhận. Qua hoạt động đóng vai sẽ khuyến khích HS thực hành những thái độ, kỹ năng tích cực. Điều này, đặc biệt có ý nghĩa đối với các phần

“công dân với đạo đức”, “Công dân với pháp luật”, thông qua vai diễn để giáo dục

ý thức đạo đức, ý thức pháp luật cho HS.

Thứ năm, đóng vai gây hiệu quả tức thì bởi nó tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm, tâm lý HS khi tham gia hoạt động dạy học. Lời nói, việc làm từ các vai diễn, nhất là những kịch bản và sự thể hiện sâu sắc thành công sẽ tác động rất lớn đến tâm lý HS theo các chiều hướng tích cực, tiếp nhận hoặc tiêu cực, phê phán.

3.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, PPĐV có một số thách thức, nếu thực hiện một cách hình thức, qua loa, khơng thực sự đầu tư chiều sâu thì sẽ bộc lộ những hạn chế, thậm chí có những tác động ngược, hay phản tác dụng:

Thứ nhất, để thực hiện vai diễn thành công phải phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, tư duy và cách nhập vai của người học. Do đó sẽ mất nhiều thời gian để chuẩn bị và diễn. Điều này dễ ảnh hưởng đến kế hoạch chung của q trình dạy học mơn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 113)