Quy trình thiết kế bài giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 108 - 111)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2.Quy trình thiết kế bài giảng

3.1. Đề xuất quy trình sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn GDCD

3.1.2.Quy trình thiết kế bài giảng

Thiết kế bài giảng hay còn gọi là soạn giáo án nhằm thể hiện rõ các hoạt động dạy và học theo các mục tiêu cụ thể của bài học. Thiết kế bài giảng theo PPĐV để dạy học môn GDCD nói chung, bao gồm 3 bước: Mục tiêu; PP, phương tiện và tài liệu; các hoạt động dạy học.

* Thứ nhất: Xác định mục tiêu bài học

Khi xác định mục tiêu bài trong chương trình GDCD, GV cần chú ý khai thác các định hướng về mục tiêu bài học được gợi ý trong sách giáo khoa và sách giáo viên kết hợp với đặc điểm cụ thể của HS và điều kiện dạy học của nhà trường. Nó được xem như là mơ hình về kết quả mà HS cần đạt được sau bài học, gồm các yếu tố: về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ. Theo quan điểm dạy học tích cực, GV cần phải có mục tiêu dạy học và giúp người học thực hiện hoàn hảo mục tiêu đó. Xác định mục tiêu bài học sẽ giúp người dạy thiết kế được các hoạt động dạy và học, xác định được PP, phương tiện để thực hiện mục tiêu bài học. Đối với người học, khi xác

định được mục tiêu, họ sẽ chủ động và có ý thức trong việc xây dựng kế hoạch học tập, do đó việc học trở nên tích cực hơn.

* Thứ hai: Xác định PP, hình thức tổ chức, phương tiện và tài liệu:

Việc lựa chọn PP, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học trong quy trình thiết kế bài giảng cho PPĐV là khâu rất quan trọng. Đó là yếu tố quyết định hiệu quả của bài giảng. Căn cứ vào nội dung cụ thể của các phần của bài giảng mà GV lựa chọn PP, phương tiện hỗ trợ phù hợp. Khi xác định PPDH cần lưu ý các vấn đề sau:

- PPDH được sử dụng trong bài học dựa trên cơ sở nội dung, mục tiêu dạy học và đặc điểm của người học là chủ yếu. Trong đó, mục tiêu về kiến thức của người học giữ vai trò quan trọng, quyết định sự lựa chọn PPDH. Cấu trúc, nội dung chương trình GDCD đề cập tới nhiều nội dung khác nhau, cung cấp cho HS những kiến thức nền tảng để tham gia vào hoạt động xã hội. Do đó tùy vào nội dung, kiến thức của từng bài cụ thể mà GV sử dụng PPĐV kết hợp linh hoạt với các PP khác, sao cho đạt được mục tiêu bài học đã đề ra.

- Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm phù hợp với PPĐV, ngoài ra có thể hoạt động theo cá nhân và tổ chức thảo luận chung cả lớp.

- Cũng như các PPDH khác, phương tiện dạy học nên đa dạng như máy tính, đèn chiếu… Ngồi ra, do đặc thù của PPĐV, tùy theo cơ sở vật chất của trường, có thể có những trang phục, dụng cụ phục vụ cho các vai diễn để tăng phần hấp dẫn.

- Sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu nhất đối với người dạy và người học. Ngồi ra, GV cịn có thêm các tài liệu khác như: sách giáo viên, các tài liệu phục vụ nghiên cứu chuyên môn, các clip, video…

* Thứ ba: Xác định các hoạt động dạy học theo quy trình dạy học bằng PPĐV Đối với một tiết dạy học bằng phương pháp truyền thống, quy trình thiết kế và thực hiện bài giảng cũng được triển khai theo một khuôn mẫu chung. Ở đó, GV là người làm việc chủ yếu để cung cấp, đưa ra tri thức cho HS lĩnh hội, còn HS là những người tiếp thu tri thức một cách thụ động. Hiện nay, với PPDH lấy người học làm trung tâm, GV giữ vai trò là người định hướng, cịn HS sẽ trực tiếp tìm tịi, khám phá tri thức.

Tuy vậy, dù dạy theo PP nào thì việc thực hiện giờ giảng vẫn phải đảm bảo theo trình tự các bước nhất định. Đối với PPĐV, quy trình giờ học gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ:

Đây là một bước không thể thiếu đối với một giờ giảng. Việc ổn định lớp bằng các lời nói hay hành động thân thiện của GV sẽ tạo ra tâm thế tích cực cho HS ngay từ những phút đầu tiên của tiết học. Nhất là đối với các tiết học được xếp vào cuối buổi, việc ổn định lớp sẽ kích thích não bộ của học sinh, giúp học sinh xua tan mệt mỏi, tập trung vào bài học. Bên cạnh đó, thông qua việc kiểm tra bài cũ của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được khả năng nắm kiến thức của bài cũ, từ đó quyết định giờ dạy theo hình thức nào để đạt hiệu quả cao hơn. Những kiến thức và kỹ năng HS đã học ở bài cũ có liên quan ít hoặc nhiều đến bài mới. Do vậy, kiểm tra bài cũ còn là khâu giúp học sinh hiểu bài mới tốt hơn. Việc kiểm tra bài cũ có thể tiến hành ở mọi thời điểm trong quá trình học, song tốt nhất là kiểm tra ở đầu giờ học, nếu GV cần lấy điểm miệng. Nếu không lấy điểm, GV có thể kiểm tra bài cũ đan xen trong quá trình học.

Ngồi kiểm tra bài cũ, GV cịn phải kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết) của HS trước khi vào bài mới.

Bước 2: Giới thiệu bài mới

Nhiều khi, việc giáo viên kiểm tra bài cũ có thể làm học sinh lo sợ thậm chí ức chế. Do đó, giới thiệu bài mới là bước quan trọng nhằm dẫn dắt HS đến với những tri thức của bài mới một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tạo tâm thế định hướng tư duy của HS vào bài học mới, gạt bỏ những ưu tư ở bước kiểm tra bài cũ. Đây là bước mở đầu cho sự hứng thú của HS trong giờ học. Nếu ngay từ đầu GV có sự sáng tạo khi giới thiệu bài mới thì HS sẽ sơi nổi ngay từ phút đầu và kích thích HS tham gia vào giờ học nhiều hơn. Có nhiều cách để giới thiệu bài mới, như: Nêu một tình huống có vấn đề liên quan đến bài mới để giới thiệu bài; kể một câu chuyện liên quan đến bài mới…

Nói chung, GV sẽ phải căn cứ vào đối tượng học sinh, bài học và cả nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm dạy học, sự linh hoạt, sáng tạo của bản thân để giới thiệu

bài mới sao cho hấp dẫn nhất đối với học sinh. Song, vẫn phải bảo đảm yêu cầu kết nối bài cũ và khái quát mục tiêu bài học trong sự liên hệ với sự kiện hiện tượng diễn ra trong thực tiễn.

Bước 3: Dạy bài mới

Đây là bước mà GV phải tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH và sử dụng phương tiện phù hợp để HS không nhàm chán. Để việc dạy học thành cơng, thì việc thiết kế đầy đủ, chi tiết các hoạt động của người dạy và người học cũng như dự kiến có thể xảy ra và phương hướng xử lí trong q trình dạy học giữ vai trò quyết định. Dạy bài mới là bước chiếm phần lớn thời gian của tiết học GDCD.

Bước 4: Luyện tập, củng cố

Là bước diễn ra cuối cùng khi kết thúc mỗi bài giảng. Toàn bộ nội dung bài học được khái quát thành một hệ thống các đơn vị kiến thức được kết nối theo một móc xích, lơgic với nhau. Việc củng cố có thể theo cách GV cho HS làm bài tập/trả lời câu hỏi/đố vui… để củng cố kiến thức bài giảng. Ở bước này, GV sẽ tùy vào nội dung bài học để lựa chọn cách thức củng cố và luyện tập bài học cho phù hợp.

Bước 5: Hướng dẫn HS học bài ở nhà và soạn bài cho tiết học sau

Đây là bước đơn giản song không kém phần quan trọng. Bởi lẽ, hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài học mới giúp các em một lần nữa củng cố thêm kiến thức đã được học, làm cho HS ghi nhớ bài học lâu hơn và có hệ thống hơn.

Tóm lại, tùy theo đặc trưng của bài học, đặc điểm và trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bước trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh​ (Trang 108 - 111)