6. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Thực trạng của việc day học môn GDCD lớp12 ở các trườngTHPT huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Cùng với các cấp bậc học, cấp giáo dục THPT đã và đang có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo ở huyện Quế Võ hiện nay. Quy mô, chất lượng giáo dục THPT trong những năm qua ắt nhiều đã có những chuyển biến theo chiều hướng tắch cực. Tuy nhiên, đi sâu vào từng môn học, vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Trong hệ thống các môn học ở bậc THPT, môn Giáo dục công dân là môn học đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục ý thức, hành vi đạo đức cho học sinh, trang bị cho học sinh năng lực chắnh trị - xã hội để các em tự điều chỉnh bản thân khi sống trong xã hội. Đã từ lâu, vấn đề dạy - học bộ môn GDCD trong nhà trường THPT trên cả nước nói chung và ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh nói riêng được cho là còn nhiều hạn chế, cần được khắc phục, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đặt ra cho con người Việt Nam là phát triển toàn diện đức - trắ - thể - mỹ.
Tại Hội thảo Quốc gia về Giáo dục Đạo đức - Công dân trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 10/8/2016, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã chỉ ra: Nội dung, chương trình của môn học GDCD còn nhiều điều chưa hợp lý, nặng giáo dục chắnh trị, nhẹ giáo dục kỹ năng sống, coi trọng lý thuyết, chưa chú ý vận dụng, thực hành, chưa yêu cầu thể hiện qua việc làm và hành vi cụ thể trong đời sống. Nhiều bài học trong sách giáo khoa môn GDCD còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lắ, tình cảm của học sinh. Mặt khác, một số kiến thức triết học, kinh tế, chắnh trị, chủ nghĩa xã hội khoa học... còn khá trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông, chưa chú ý đúng mức tắnh liên thông, tắch hợp nội dung dạy học môn GDCD với các môn học khác. Bên cạnh đó, kết quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa rõ, chủ yếu vẫn dạy chay, thuyết trình, đọc chép, độc thoại một chiều; rao giảng đạo lý; lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học. Không những thế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn nặng về hình thức, phổ biến vẫn là kiểm tra kiến thức, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh. Chất lượng giáo viên môn GDCD cũng chưa đồng đều. Chương trình và
phương thức đào tạo trong các trường sư phạm chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp. Công tác bồi dưỡng giáo viên được tiến hành thường xuyên nhưng chưa thiết thực, hiệu quả... Và hệ quả của những hạn chế đó là đa số học sinh chưa hứng thú học GDCD.
Những bất cập mà Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chỉ ra là rất chắnh xác. Đó chắnh là thực trạng dạy và học môn GDCD ở nước ta cũng như ở tỉnh Bắc Ninh và ở huyện Quế Võ hiện nay.
Đối với việc dạy và học môn GDCD ở các trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, còn có những hạn chế khác như: Phần lớn học sinh không mấy mặn mà với môn Giáo dục công dân. Các em mặc dù không nói ra nhưng trong suy nghĩ đều quan niệm đó là môn phụ. Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay, môn GDCD đã bắt đầu có mặt trong kì thi THPT Quốc gia, là một phần trong tổ hợp đề thi môn Khoa học xã hội. Tuy nhiên, vốn quan niệm môn phụ đã thống trị trong suy nghĩ của nhiều người bao năm qua, nên hoặc là ắt học sinh đăng ký thi, hoặc số học sinh đăng ký thường là các em có học lực yếu, tinh thần học tập không cao. Học chỉ để chống điểm liệt, nên bỏ qua vấn đề suy ngẫm, tìm hiểu thêm kiến thức đằng sau mỗi bài học. Bên cạnh đó, còn phải kể tới chất lượng dạy học của giáo viên. Do nhiều lý do như chương trình nặng về kiến thức mà lại phải đảm bảo về thời lượng dạy; sức ép của môn chắnh - môn phụ, học sinh lười họcẦ nhiều giáo viên đã không còn nhiệt huyết với môn học. Việc dạy học mang nặng tắnh Ộcưỡi ngựa xem hoaỢ, Ộdạy cho xongỢ, dạy Ộcho hết chương trìnhỢ. Đặc biệt là đối với lớp 12, có thầy cô còn nghĩ nên tạo điều kiện để các em ôn các môn khácẦ Đó cũng là những thực tế đang hiện hữu trong dạy học môn GDCD ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Trước thực trạng đó, rất nhiều GV có trách nhiệm với môn GDCD đã có những suy tư trăn trở. Họ đã tìm mọi cách để bài giảng của mình thêm sinh động, cuốn hút học sinh, giúp học sinh yêu thắch môn học. Một số GV đã thực hiện tắch hợp giáo dục kỹ năng sống vào một số nội dung của bài dạy hay áp dụng phương pháp dạy học mới gắn nội dung kiến thức trong chuyên đề với thực tiễn đời sống thông qua những tình huống cụ thểẦ Tuy nhiên, bấy nhiêu đó cũng chưa đủ để cứu vãn những hạn chế của môn học.
Từ những bất cập, hạn chế trên cho thấy, cần thiết phải có sự đổi mới trong tư duy, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học môn GDCDẦ để quá trình dạy và học môn GDCD ở các trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đạt hiệu quả cao nhất, xứng đáng với vai trò Ộhọc để làm ngườiỢ của môn học này.
2.2.2. Thực trạng của việc sử dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD ở các trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Để tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD lớp 12 nói riêng và môn GDCD cấp THPT nói chung ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, tác giả tiến hành điều tra xã hội học với 8 GV dạy GDCD và 300 HS ở 3 trường THPT (300 phiếu điều tra, trong đó có 150 phiếu trước thực nghiệm và 150 phiếu sau thực nghiệm).
Câu hỏi đầu tiên dành cho GV và HS là nhận thức của họ về vai trò của môn GDCD đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5: Nhận thức của GV và HS về vai trò của môn GDCD đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS
Các mức độ Giáo viên Học sinh
Số lượng % Số lượng % Rất quan trọng 2 25 50 17 Quan trọng 6 75 250 83 Bình thường 0 0 0 0 Ít quan trọng 0 0 0 0 Không quan trọng 0 0 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, 100% ý kiến của GV và HS được hỏi khẳng định môn GDCD có vai trò rất quan trọng và quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Điều đó chứng tỏ cả GV và HS đều đã nhận thức đúng tầm quan trọng của môn học.
Tiếp tục đặt câu hỏi với HS: ỘVì sao em lại cho rằng môn GDCD có vai trò quan trọng?Ợ, tác giả thu được kết quả sau:
Bảng 2.6: Các lý do HS cho rằng môn GDCD có vai trò quan trọng
STT Các lý do Số
lượng
Tỉ lệ (%)
1 Do môn học có trang bị hệ thống kỹ năng, kiến thức phổ
thông, cơ bản, thiết thực cho người học 100 33
2 Do môn học có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội 70 24
3 Do môn học có trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho người học để học tập các môn học khác tốt hơn và có thái độ, hành vi đúng đắn trong cuộc sống
120 40
4 Lý do khác 10 3
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Như vậy, tất cả HS khi được hỏi đều tìm cho mình một lý do phù hợp để khẳng định tầm quan trọng của môn học. Trong 300 phiếu được phát ra chỉ có 10 phiếu (chiếm 3%) lựa chọn lý do khác, số còn lại đều cho rằng tầm quan trọng của môn học được thể hiện ở ba lĩnh vực: thứ nhất là do môn học có trang bị hệ thống kỹ năng, kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực cho người học; thứ hai là do môn học có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và thứ ba là do môn học có trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho người học để học tập các môn học khác tốt hơn và có thái độ, hành vi đúng đắn trong cuộc sống. Trong ba lý do đó thì các em tập trung vào lý do thứ nhất và thứ ba nhiều hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa 3 lý do không nhiều. Tiếp tục điều tra về thực trạng sử dụng PPDH của GV môn GDCD ở lớp 12, chúng tôi thấy GV đã sử dụng nhiều hình thức, PPDH khác nhau.
Bảng 2.7: Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các PPDH của GV giảng dạy môn GDCD lớp 12
STT Các phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Thuyết trình 8 100 0 0 0 0 2 Đàm thoại 4 50 4 50 0 0 3 Nêu vấn đề 6 75 2 25 0 0 4 Trực quan 2 25 4 50 2 25
5 Thảo luận nhóm 4 50 4 50 0 0
6 Đóng vai 0 0 4 50 4 50
7 Tình huống 0 0 2 25 6 75
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Mặc dù sử dụng nhiều PPDH khác nhau, nhưng GV bộ môn GDCD ở các trường THPT huyện Quế Võ vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Một số PP khác như đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhómẦ có được sử dụng nhưng không nhiều. Đối với PPĐV, chỉ khoảng 50% GV sử dụng và mới mức độ thỉnh thoảng. Đặc biệt là 50% số GV còn lại đã khẳng định chưa bao giờ sử dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD.
Tiến hành hỏi các GV có sử dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD với câu hỏi:
ỘThầy (cô) có kết hợp PPĐV với các PP dạy học khác khi dạy học môn GDCD không?Ợ, thì 100% GV đều cho rằng không bao giờ dạy PPĐV độc lập một mình, mà luôn có sự kết hợp PPĐV với các PP khác.
Còn khi đề cập đến việc đầu tư thời gian, công sức cho dạy học bằng PPĐV, các GV đều khẳng định việc sử dụng PPĐV mất rất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bịẦ Song, họ cũng cho rằng, khi sử dụng PPĐV, giờ học trở nên có chất lượng hơn, mức độ tắch cực của HS khi tham gia xây dựng bài cũng được nâng cao hơn so với dạy học bằng các phương pháp truyền thống.
Bảng 2.8: Mức độ tắch cực của HS trong giờ học môn GDCD khi GV sử dụng PPĐV
Số thứ tự Các biểu hiện Rất thường xuyên Thường
xuyên Đôi khi Ít khi Không bao giờ
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Chú ý nghe giảng 60 20 110 37 90 30 24 8 16 5
2 Trả lời câu hỏi của
GV 16 5 84 28 172 57 20 7 8 3
3 Tham gia tình huống 0 0 0 0 10 3 250 83 40 14
4 Góp ý kiến cho bạn 0 0 10 3 124 42 150 50 16 5
5 Thắc mắc phần chưa
rõ 6 2 30 10 114 38 124 41 26 9
6 Trao đổi ý kiến với
bạn 26 9 104 35 84 28 42 14 44 14
7 Chia sẻ kinh nghiệm
với bạn 0 0 22 7 46 15 132 44 100 34
8 Trình bày quan điểm
của měnh trước lớp 0 0 20 7 48 16 176 58 56 19
9 Tham gia hoạt động
trong giờ 0 0 4 1 26 9 38 13 232 77
10 Đóng góp ý kiến xây
dựng bài 4 1 36 12 110 37 40 13 110 37
11 Hoàn thành các bài
tập 28 10 176 57 80 27 14 5 2 1
12 Tham gia đóng vai,
thảo luận 0 0 20 7 50 17 150 50 80 26
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Qua bảng trên ta thấy rằng, ở mức thường xuyên có 20 HS, chiếm 7% và ở mức đôi khi có 50 HS, chiếm 17% đã có ý thức học tập, tắch cực tham gia đóng vai. Đồng thời các em cũng đã chủ động, sáng tạo trong xây dựng kịch bản, biết diễn xuất và tự mình lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, ở mức độ rất thường xuyên tham gia đóng vai và các hoạt động khác thì lại không có học sinh nào lựa chọn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc còn nhiều học sinh ắt khi và không bao giờ tham gia đóng vai hay thảo luận tắch cực trong giờ học. Khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi thấy phần nhiều là do các em học sinh sống ở nông thôn, gia đình làm nông nghiệp nên tắnh tình còn nhút nhát, không dám tham gia các hoạt động. Tuy vậy, các em cũng cho rằng nếu môn GDCD được dạy bằng PPĐV thì các em cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi phát phiếu cho HS đề nghị các em trả lời về việc: có hứng thú trong giờ học môn GDCD khi GV dạy bằng các phương pháp truyền thống không? Kết quả chúng tôi thu được là: chỉ có 3,3% HS cho biết giờ học môn GDCD rất hứng thú, 8% thấy rằng có hứng thú, 73,3% cho rằng giờ học bình thường, số HS còn lại khẳng định giờ học môn GDCD bằng phương pháp truyền thống là ắt và không hứng thú.
Bảng 2.9: Mức độ hứng thú của HS lớp 12 các trường THPT Quế Võ đối với việc học môn GDCD (trước quá trình thực nghiệm ) Số thứ tự Các mức độ HS Số lượng % 1 Rất hứng thú 10 3,3 2 Hứng thú 24 8 3 Bình thường 220 73,3 4 Ít hứng thú 42 14 5 Không hứng thú 4 1,4
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Sau giờ học thực nghiệm bằng PPĐV, chúng tôi tiếp tục phát phiếu điều tra về mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học. Kết quả thu được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.10: Mức độ hứng thú của HS lớp 12 các trường THPT Quế Võ đối với việc học môn GDCD (sau quá trình thực nghiệm)
Số thứ tự Các mức độ HS Số lượng % 1 Rất hứng thú 20 6,7 2 Hứng thú 214 71,3 3 Bình thường 64 21,3 4 Ít hứng thú 2 0,7 5 Không hứng thú 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Quan sát bảng trên, dễ dàng nhận thấy mức độ hứng thú học tập môn GDCD của HS khi GV sử dụng PPĐV đã có sự thay đổi rõ rệt so với dạy học bằng PP truyền
thống. Có tới 214 em (chiếm 71,3%) cho rằng giờ học hứng thú; 20 em (chiếm 6,7%) cho rằng giờ học rất hứng thú. Còn số HS cảm thấy bình thường với môn học này đã giảm đi, chỉ còn là 64 HS (chiếm 21,3%). Số HS ắt hứng thú với môn học chỉ còn lại 2 em (chiếm 0,7%) và không có HS nào cảm thấy không hứng thú với DH bằng PPĐV.
Như vậy, PPĐV đã có những đóng góp nhất định vào quá trình đổi mới PHDH nói chung, PPDH môn GDCD nói riêng. Đồng thời, PPĐV cũng thể hiện rõ vai trò chủ đạo và sự cần thiết của mình trong việc giảng dạy môn GDCD, nhất là phần ỘCông dân với pháp luậtỢ lớp 12. Việc sử dụng các tình huống pháp luật có trong đời sống thực tế, cho học sinh nhập vai vào các nhân vật sẽ giúp các em hiểu bài một cách sâu hơn và nhờ đó, học sinh sẽ ghi nhớ bài học một cách bền vững hơn.
Tuy vậy, việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD ở một số trường THPT ở huyện Quế Võ không hẳn chỉ là tắch cực. Qua quá trình điều tra thực nghiệm, chúng tôi thấy còn tồn tại những hạn chế sau:
* Thứ nhất là về phắa GV:
- Phần lớn GV vẫn sử dụng PPDH thuyết trình để dạy học môn GDCD. Đối với PPDH đóng vai, chỉ có 50% GV có ý thức vận dụng nhưng chỉ ở mức thỉnh thoảng và có 50% GV chưa từng sử dụng PP này. Bởi họ cho rằng, để đưa PPĐV vào một tiết học là điều rất khó thực hiện.
- Khi sử dụng PPĐV một số GV chia nhóm đóng vai còn quá lớn tạo điều kiện