Các tác động của chính sách tới trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 27 - 32)

- Cây giống, kỹ thuật:

2.3.3. Các tác động của chính sách tới trồng rừng sản xuất

Để phát triển rừng trồng sản xuất tại xã Trường Sơn chúng ta tìm hiểu những chính sách có liên quan tới hoạt động trồng rừng sản xuất và tìm hiểu thực tế tại địa bàn nghiên cứu để từ đó có những căn cứ, dẫn chứng phù hợp cho việc ra quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

2.3.3.1. Các tác động của chính sách tiêu dùng và thị trường lâm sản

Từ năm 1991 đến nay, các chính sách về thị trường gỗ trong nước và xuất nhập khẩu lâm sản đã thay đổi và hoàn thiện dần theo các nội dung:

(i) Giảm mạnh chỉ tiêu khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ quá trình lưu thông các loại gỗ ở rừng tự nhiên.

(ii) Khuyến khích và phát triển thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ.

(iii) Cho phép nhập gỗ nguyên liệu để thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ theo hướng xuất khẩu. Đối với xuất khẩu lâm sản, ngoài những chính sách có hiệu lực trong thời gian dài, Chính phủ đã ban hành một số chính sách cụ thể để điều chỉnh về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.

Một số chính sách về thị trường lâm sản như: Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về một số giải pháp phát triển ngành

chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ và Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ NN&PTNT về kiểm tra, kiểm soát lâm sản đã có những tác động thúc đẩy ngành chế biến gỗ và xuất khẩu đồ gỗ nước ta phát triển theo hướng tích cực và từ đó có tác dụng thúc đẩy chuyên ngành trồng rừng phát triển.

2.3.3.2. Các tác động của nhóm chính sách về đầu tư, tài chính

Chính sách đầu tư cho lâm nghiệp được qui định trên những nguyên tắc sau đây:

- Đầu tư cho BV&PTR và phát triển lâm nghiệp phải gắn liền, đồng bộ với các chính sách KT - XH khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.

- Ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp cho các hoạt động: bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm…; bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu công nghiệp; hỗ trợ thông qua thực chính sách khuyến lâm, hỗ trợ nhân dân ở vùng có nhiều khó khăn.

- Khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và chế biến lâm sản.

Những năm gần đây, Nhà nước đã ra một số chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển rừng như:

● Dự án 661

Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

● Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015

Quyết định này nhằm giúp người dân, nhất là người nghèo ở miền núi có thêm vốn để phát triển trồng rừng sản xuất. Tùy theo loài cây trồng, tùy theo vùng sinh thái mà mức hỗ trợ khác nhau. Chính sách này đã huy động được nguồn lực đất đai và lao động của người dân vào trồng rừng, từ khi thực hiện chính sách này diện tích trồng rừng hàng năm đã tăng lên đáng kể. Chính sách đã góp phần hỗ trợ kinh phí trồng rừng cho người dân, tuy không lớn nhưng cũng là đòn bẩy để khuyến khích các hộ dân tham gia trồng và quản lý bảo vệ rừng. Mức hỗ trợ được thể hiện trong phụ lục 02.

● Chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu hiện hành áp dụng theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006

- Đối tượng vay vốn:

+ Các dự án trồng rừng sản xuất thực hiện tại các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

+ Các chủ rừng trồng rừng và khoanh nuôi BVR phòng hộ ở vùng ít xung yếu, rừng sản xuất (kể cả trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản và cây làm thuốc…) và phát triển các cơ sở chế biến lâm nông sản được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác, vốn ODA của các nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn vay khác; được hưởng các chế độ ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

- Mức vốn vay: Nhà nước cho vay tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư

của dự án nhưng không vượt quá 10 triệu đồng/ha cho công tác trồng mới, chăm sóc, quản lý rừng. Chủ đầu tư phải tham gia đầu tư tối thiểu 15% tổng số vốn đầu tư dự án bằng vốn tự có và giá trị công lao động cho công tác chăm

sóc bảo vệ rừng. (Trường hợp đầu tư ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, chủ đầu tư không đảm bảo đủ mức vốn tự có nêu trên thì Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển sẽ xem xét quyết định).

- Thời hạn cho vay: tối đa không quá 12 năm, trường hợp đặc biệt tối đa

là 15 năm.

- Lãi suất cho vay: bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm (8,4%/năm). Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất nợ trong hạn. Trong thời hạn ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc, nhưng phải trã lãi vay. Được hưởng chế độ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

- Về bảo đảm tiền vay: chủ rừng là các tổ chức ngoài quốc doanh, HGĐ

và cá nhân được sử dụng rừng sản xuất và quyền sử dụng ĐLN làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện để bảo đảm tiền vay, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% mức vốn vay. [5]

● Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Tủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn

Nghị định 41/2010/NĐ-CP quy định cụ thể rõ ràng đối tượng được vay vốn gồm: hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn, cá nhân, chủ trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn, các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi… được vay để phục vụ cho phát triển ngành nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

- Mức vay không có đảm bảo bằng tài sản trong Nghị định này được nâng lên đối với từng loại đối tượng, tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản đảm bảo đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ sản xuất. Chủ trang trại nông lâm nghiệp được vay tối đa 500 triệu đồng không cần thế chấp bằng tài sản.

- Thời hạn vay: căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận với nhau về thời hạn vay.

- Lãi suất:

+ Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế ở nông thôn theo chỉ định của Chính phủ thì thực hiện việc cho vay theo mức lãi suất do Chính phủ quy định

+ Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo cơ chế tín dụng thương mại hiện hành.

2.3.3.3. Dự báo nhu cầu gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường [4]

Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2010 cho thấy trong tương lai nhu cầu về gỗ và các lâm sản ngoài gỗ không ngừng tăng lên. Dân số gia tăng kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến nhu cầu lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp. Các phân tích và dự báo trong Chiến lược tập trung vào lâm sản, chủ yếu là gỗ. Sản lượng theo dự báo được thể hiện qua phụ lục 03.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)