Kiến của người dân về trồng rừng sản xuất tại xã Trường Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 53 - 61)

- Cây giống, kỹ thuật:

3.7. kiến của người dân về trồng rừng sản xuất tại xã Trường Sơn

3.7.1. Quan điểm về trồng rừng sản xuất tại xã Trường Sơn.

Trường Sơn là xã có diện tích rừng trồng lớn, hoạt động sản xuất của người dân luôn gắn liền với lâm nghiệp. Hiện nay các hộ dân trồng rừng chủ yếu là trồng rừng gỗ nhỏ, cây từ 6 năm đến 7 năm tuổi, thu nhập chính của người dân chủ yếu từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Mặc dù tất cả các hộ dân được điều tra đều kinh doanh gỗ nhỏ, nhưng qua trao đổi về lợi ích của phương án kinh doanh gỗ lớn thì phần lớn số hộ được điều tra có mong muốn phát triển trồng rừng gố lớn, được thể hiện qua bảng 3.12 dưới đây:

Bảng 3.12: Bảng tổng hợp ý kiến về phương án trồng rừng

Phương án trồng rừng Loại cây trồng Tỷ lệ (%) số chủ hộ được điều tra có mong muốn về các phương án

Gỗ nhỏ (7năm) Keo Tai tượng 45,00 Gỗ lớn (15 năm) Keo Tai tượng 55,00

Tổng 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, đa phần số hộ dân được điều tra có mong muốn trồng rừng gỗ lớn, chiếm 55% tổng số chủ hộ được điều tra; còn lại 45% các hộ được điều tra có mong muốn trồng rừng gỗ nhỏ. Các hộ có mong muốn trồng rừng gỗ lớn là các HGĐ có thu nhập cao và có nghề phụ, thu

nhập từ chăn nuôi và làm thuê nông lâm nghiệp cũng có thể đảm bảo nhu cầu cuộc sống hàng ngày, do đó họ có thể để trồng tới 15 năm thay vì phải khai thác rừng trồng sớm. Có nhiều lý do mà các chủ hộ đưa ra để làm căn cứ quyết định phướng án kinh doanh rừng trồng của mình.

3.7.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương án kinh doanh của chủ rừng

Việc quyết định phương án kinh doanh trồng rừng của các hộ gia đình được dựa trên nhiều lý do khác nhau. Những lý do tại sao các chủ rừng lựa chọn phương án kinh doanh gỗ lớn hoặc phương án kinh doanh gỗ nhỏ được thể hiện qua bảng 3.13 dưới đây:

Bảng 3.13: Những lý do dẫn tới quyết định phương án kinh doanh

Phương án

trồng rừng Lý do

Tỷ lệ (%) số chủ

hộ được điều tra

Gỗ nhỏ (7 năm)

Nhu cầu chi tiêu hàng ngày lớn, thu nhập chính là từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

40,0

Thiếu vốn để đầu tư trồng rừng, nhanh thu hồi vốn đầu tư.

45,0

Lãi suất vay cao, thời gian được vay vốn ngắn 37,5 Sản phẩm dễ bán ở mọi thời điểm, nhiều thị

trường tiêu thụ.

40,0

Gặp ít rủi ro về thiên tai, sâu bệnh hại, nạn chặt trộm cây rừng và chất lượng gỗ.

30,0

Gỗ lớn (15 năm)

Gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. 55,0 Hy vọng vào thị trường gỗ lớn trong tương lai

phát triển, giá bán gỗ cao.

27,5

Có thu nhập thêm ở giữa chu kỳ từ việc bán gỗ tỉa thưa.

55,0

Qua bảng số liệu trên cho thấy, có nhiều lý do khiến chủ rừng muốn trồng rừng gỗ nhỏ mà không trồng rừng gỗ lớn: trong đó lý do thiếu vốn kinh doanh và nhu cầu chi tiêu hàng ngày lớn là hai lý do chính cho quyết định đầu tư của chủ rừng. Việc đảm bảo sinh kế là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các HGĐ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi cuộc sống được đảm bảo thì người dân sẽ hạn chế chặt rừng non.

Lãi suất vay cao và thời gian vay ngắn đã tác động tới quyết định của chủ rừng. Với chu kỳ kinh doanh dài thường là 7 - 8 năm đối với gỗ nhỏ và 14 - 15 năm đối với gỗ lớn, trong khi đó thời gian cho vay vốn chỉ từ 2 – 5 năm. Như vậy, thời gian cho vay vốn ngắn hơn chu kỳ kinh doanh cũng làm cho chủ rừng khó khăn trong việc hoàn trả vốn và lãi vay, dẫn đến quyết định khai thác rừng sớm để trang trải nợ nần.

Hiện nay, việc tiêu thụ gỗ nhỏ ở địa bàn xã có nhiều thuận lợi, có thể bán tại bất kỳ thời gian nào trong năm và có nhiều tư thương tới thu mua sản phẩm, trong khi đó việc tiêu thụ gỗ lớn trong tương lai không đảm bảo vì lý do: không có cơ sở và thông tin về thị trường tiêu thụ gỗ lớn, điều đó khiến người dân không dám đầu tư trồng gỗ lớn.

3.7.3. Nhận thức của chủ hộ về các nhóm chính sách 3.7.3.1. Về chính sách thị trường tiêu thụ

Qua điều tra thực tế tại xã Trường Sơn cho thấy, nhận thức của các hộ trồng trừng về chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều mức độ khác nhau và được tổng hợp kết quả như sau:

Trên địa bàn xã, nhận thức của các chủ hộ về thị trường còn nhiều hạn chế, bởi vì trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp, bên cạnh đó việc tuyên truyền về chính sách thị trường của các cấp các ngành chưa hiệu quả. Nhận thức của người dân trên địa bàn xã Trường Sơn về chính sách thị trường được thể thể hiện trong bảng 3.14:

Bảng 3.14: Nhận thức của chủ hộ thuộc nhóm hộ được điều tra về chính sách thị trường

Mức độ hiểu biết

về chính sách ĐVT

Tỷ lệ chủ hộ hiểu biết về chính sách thị trường ở xã Trường Sơn

Hiểu rõ % 10,00

Hiểu ít % 60,00

Không hiểu gì % 30,00

Tổng % 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng trên, thể hiện tỷ lệ người hiểu ít về chính sách thị trường rất lớn, chiếm 60% trong tổng số hộ được điều tra. Số người không hiểu biết gì về chính sách tương đối cao chiếm 30% trong tổng số hộ được điều tra. Còn số người hiểu rõ về nhóm chính sách này rất ít, chỉ đạt 10% trong tổng số hộ được điều tra. Như vậy, công tác tuyên truyền của chính quyền các cấp còn nhiều bất cập và mức độ quan tâm, tự tìm hiểu của các hộ dân về chính sách cần phải nâng cao hơn.

3.7.3.2. Về chính sách tài chính

- Qua điều tra thực tế tại xã Trường Sơn về sự hiểu biết của chủ rừng về các chính sách tài chính cho trồng rừng sản xuất cho thấy các hộ dân có mức độ hiểu biết về nhóm chính sách này không nhiều, ngoài ra các chủ hộ rừng không có sự tìm tòi và nghiên cứu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong trồng rừng qua các chính sách về đầu tư tài chính cho hoạt động trồng rừng,

Trong thời gian gần đây, một số HGĐ sau khi nhận được sổ đỏ, để có việc làm và thấy xu hướng gỗ khai thác từ rừng trồng đang dễ tiêu thụ, đã tích cực vay vốn ngân hàng theo chính sách tín dụng NN&PTNT hoặc tín dụng cho người nghèo để trồng rừng. Nhưng thực tế số lượng vay được rất ít, nhiều hộ gia đình vay dưới hình thức khác. Đây là một cố gắng lớn của HGĐ, nhưng

cũng là một khó khăn lớn của HGĐ trong quá trình tham gia thực hiện các dự án phát triển rừng hiện nay. Các HGĐ không vay được vốn trồng rừng xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:

- Người dân chưa hiểu rõ chính sách tín dụng.

- Các tổ chức tín dụng không muốn cho người dân vay vốn trồng rừng, họ ngại cho vay với thời gian dài, rủi ro cao, khó thu hồi vốn, lãi suất thấp.

Kết quả phỏng vấn người dân ở địa bàn nghiên cứu về nhóm chính sách tài chính được thể hiện ở bảng 3.15:

Qua bảng 3.15 có thể thấy sự hiểu biết về nhóm chính sách tài chính cho phát triển trồng rừng sản xuất là thấp, mức độ hiểu rõ chỉ có 5% số hộ được điều tra.

Bảng 3.15: Nhận thức của chủ hộ thuộc nhóm hộ được điều tra về chính sách tài chính ở xã Trường Sơn

Mức độ hiểu biết về chính sách ĐVT Tỷ lệ chủ hộ hiểu biết về chính sách tài chính

Hiểu rõ % 5,00

Hiểu ít % 52,50

Không hiểu gì % 42,50

Tổng % 100,00

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra)

Tỷ lệ không hiểu biết gì thì chiếm tới 42,5%, số người hiểu ít thì chiếm 52,5%. Với mức độ hiểu biết của chủ hộ về chính sách tài chính như trên có thể thấy được mức độ khó khăn trong việc ra quyết định đầu tư trồng rừng, vì không hiểu biết rõ về các chính sách nên việc nhận hỗ trợ đầu tư trồng rừng từ dự án, từ ngân sách luôn rơi vào thế bị động và không kiểm soát được mức độ minh bạch của việc cấp phát hỗ trợ, ngoài ra việc vay vốn gặp nhiều khó khăn dẫn tới không dám đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn.

3.7.4. Những ý kiến đề xuất của các chủ hộ về trồng rừng sản xuất tại xã Trường Sơn

Trong quá trình điều tra thực tế các hộ dân tại xã Trường Sơn cho thấy đến 75% các hộ dân được điều tra đều có mong muốn được Nhà nước hỗ trợ thêm vốn để trồng rừng và tạo điều kiện về thời gian vay vốn dài hạn hơn để người dân yên tâm khi đầu tư trồng rừng. Với các hộ dân muốn trồng rừng gỗ lớn có mong muốn được hỗ trợ vốn hoặc được vay vốn để dùng cho chi tiêu hàng ngày, có như vậy mới đảm bảo cuộc sống và yên tâm hơn khi trồng rừng trong 15 năm, bởi thu nhập của người dân theo số liệu điều tra thực tế cho thấy phần lớn là thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp như thu nhập từ khai thác bán gỗ và bán cây đứng. Việc ra hạn thời gian vay vốn có ý nghĩa rất lớn với các hộ dân trồng rừng, đặc biệt là với các hộ trồng rừng gỗ lớn, trong khi chu kỳ sản xuất kéo dài 15 năm mà hạn vay vốn chỉ được khoảng 5 - 10 năm sẽ gây khó khăn cho các hộ dân trong việc thu hồi vốn và trang trải vốn vay.

Ngoài ra, với các hộ dân mong muốn trồng rừng sản xuất gỗ lớn đều có những ý kiến muốn Nhà nước hỗ trợ kinh phí và giống cây công nghiệp để trồng tại các ven khu rừng như cây Luồng, cây Bương nhằm tăng thêm thu nhập hàng năm, cải thiện cuộc sống hàng ngày qua việc thu hoạch măng và cây trưởng thành.

3.8. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh rừng trồng của các hộ gia đình ở xã Trường Sơn

3.8.1. Những thuận lợi

Qua điều tra thực tế hoạt động trồng rừng sản xuất của người dân xã Trường Sơn cho thấy một số những thuận lợi như sau:

- Về nguồn nhân lực: Trường Sơn là một xã với 95% số hộ là thuần nông, người lao động luôn cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, đoàn kết. Ngoài lực lượng lao động chính ra còn có lực lượng lao động ngoài độ tuổi lao động tham gia trồng và chăm sóc rừng, nguồn lao động luôn được đảm bảo và tận dụng tốt hàng ngày. Người dân luôn có ý thức trong việc bảo vệ và giữ gìn tài sản của người

khác, do vậy trong nhiều năm trở lại đây trong xã không có hiện tượng phá rừng và chặt trộm cây rừng.

- Về chính sách của Nhà nước: đối với các hộ dân trồng rừng, sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước và các dự án là động lực lớn để các hộ dân tham gia trồng và chăm sóc rừng, làm tăng diện tích rừng trồng lên đáng để, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Ngoài ra, sự hỗ trợ đó làm giảm bớt gánh nặng về vốn đầu tư trồng rừng của các chủ rừng.

- Về quản lý của chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương luôn coi trọng việc quản lý sử dụng rừng và đất rừng trong địa bàn xã, do vậy hiện tượng các hộ dân phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy không xảy ra đã tạo được sự yên tâm cho người dân tham gia hoạt động kinh doanh lâm nghiệp.

- Vị trí địa lý và địa hình và khí hậu: là một xã thuộc vùng đồi núi nhưng với độ cao khoảng 300 m so với mực nước biển, độ dốc và điều kiện nhiệt độ phù hợp với trồng cây Keo Tai tượng cũng là một điều kiện thuận lợi cho các chủ rừng. Ngoài ra với vị trí của xã nằm dọc theo đường liên huyện nối với trục đường Quốc lộ 6A là một lợi thế rất lớn cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa, và giao lưu, tiếp cận các khoa học kỹ thuật mới với các vùng địa phương khác.

- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm: với lợi thế là một xã có diện tích rừng lớn, có thể thường xuyên cung cấp gỗ cho các công ty và các tư thương thu mua lâm sản và có lợi thế về giao thông, do vậy đã tạo được sự thu hút của nhiều tư thương tới địa bàn để trực tiếp thu mua sản phẩm. Các HGĐ có thể dễ dàng tiêu thụ sản phẩm rừng trồng của mình dù sản lượng lớn hay nhỏ; các tư thương tới từng HGĐ có rừng để thu mua, điều đó làm giảm chi phí tiêu thụ cho chủ rừng, tạo sự yên tâm cho chủ rừng về thị trường tiêu thụ; nhưng điều đó cũng có thể tạo ra sự bị động cho người dân về việc tìm thị trường tiêu thụ.

3.8.2. Những khó khăn

- Các hộ gia đình trồng rừng gặp nhiều khó khăn về tài chính như: khó khăn về vốn đầu tư kinh doanh rừng, vì lý do tăng thêm chi phí mà các hộ dân

trồng rừng không sử dụng phân bón, điều này đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài ra, các hộ dân gặp khó khăn về tài chính trong chi tiêu hàng ngày với lý do nguồn thu nhập chính của người dân là từ hoạt động lâm nghiệp mà chu kỳ kinh doanh dài, chậm tuần hoàn vốn.

Việc vay vốn để sản xuất kinh doanh của người dân cũng gặp nhiều khó khăn: thủ tục vay vốn và các điều kiện vay phức tạp, thời hạn vay vốn ngắn, các tổ chức cho vay không có hứng thú khi cho các hộ dân vay vì lý do: hoạt động trồng rừng có chu kỳ dài, lâu thu hồi vốn và có nhiều rủi ro, các tài sản thế chấp của các hộ dân không có giá trị cao.

- Cây trồng phát triển chậm, rủi ro về thiên tai, có khả năng bị sâu bệnh hại và các động vật khác phá hoại cây trồng như: chuột cắn vỏ cây xung quanh gốc làm cây chết dần.

- Khó khăn trong tạo việc làm: địa bàn xã ở xa đường quốc lộ chính, địa hình chủ yếu là đồi núi cao nên việc thu hút đầu tư từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn, các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ ít, dẫn tới người dân khó tạo và phát triển được nghề phụ. Mặt khác, toàn xã với đại đa số làm nông lâm nghiệp, không có nghề truyền thống, khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn.

- Về trình độ và hiểu biết của người dân: theo kết quả điều tra cho thấy các hộ dân có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn rất hạn chế, chủ yếu chỉ học cấp 2 do đó sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt các kỹ thuật mới, tiếp cận khoa học hiện đại trong trồng và chăm sóc rừng cũng như việc tìm hiểu và phân tích thông tin thị trường giá cả.

- Một khó khăn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh rừng là đường lâm nghiệp chưa có hệ thống và chi phí cho xây dựng cao như đường vận xuất cho khai thác và đường ranh cản lửa.

Chương 4

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

Qua điều tra thực trạng trồng rừng sản xuất tại xã Trường Sơn cho thấy, thực tế chỉ có phương án trồng rừng gỗ nhỏ, nhưng do có tới 55% ý kiến của các chủ hộ mong muốn trồng gỗ lớn nên cần phải có sự so sánh, đánh giá về hiệu quả kinh doanh làm cơ sở cho người trồng rừng lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)