- Cây giống, kỹ thuật:
4.1.1. Chi phí đầu tư, chi phí cơ hội, lợi ích các phương án
Để so sánh hiệu quả của các phương án trồng rừng chúng ta cần phải phân tích các yếu tố như chi phí cơ hội của các phương án khi lựa chọn hình thức đầu tư này mà không chọn hình thức đầu tư khác.
* Phương án trồng rừng gỗ nhỏ cho thu hoạch vào năm thứ 7, việc khai thác sớm sẽ mang lại những cơ hội cho chủ đầu tư như:
- Thu nhập của chủ rừng tăng thêm từ năm thứ 8 đến năm thứ 15 gồm có tiền lãi từ việc gửi ngân hàng khoản doanh thu từ bán cây đứng năm thứ 7, thu nhập từ việc tái đầu tư trồng rừng, đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác và tiền cho thuê đất hàng năm.
- Khi khai thác ở năm thứ 7, chủ rừng sẽ không phải đầu từ vào các năm tiếp theo nên đã giảm được chi phí chăm sóc bảo vệ ở các năm thứ 8 tới năm thứ 15. Trong khi đó phương án trồng rừng gỗ lớn phải tiếp tục chi phí vào các năm thứ 8 tới năm thứ 15.
- Chi phí cơ hội của phương án kinh doanh gỗ nhỏ là khoản thu nhập mất đi do cây rừng phát triển tăng sản lượng từ năm thứ 8 tới năm thứ 15, là khoản chênh lệch về thu nhập khi khai thác năm thứ 15 và khi khai thác năm thứ 7.
- Về lĩnh vực quản lý: cho thấy ở phương án trồng rừng gỗ lớn, chủ rừng phải mất thêm nhiều thời gian và chi phí quản lý bảo vệ rừng từ năm thứ 8 tới năm thứ 15. Trong khi đó ở phương án trồng rừng gỗ nhỏ chủ rừng chỉ mất thời gian và chi phí quản lý bảo vệ rừng tới năm thứ 7, từ năm thứ 8 tới năm thứ 15 chủ rừng không mất thời gian quản lý mà vẫn có thu nhập từ tiền lãi do gửi ngân hàng hoặc tiền cho thuê đất.
* Phương án trồng rừng gỗ lớn có cơ hội về giá trị gỗ lớn, mang lại thu nhập cao hơn phương án trồng rừng gỗ nhỏ cho chủ rừng.
- Chi phí cơ hội của phương án này là khoản thu nhập bị mất đi khi không tiến hành khai thác ở năm thứ 7, đó là khoản tiền lãi gửi ngân hàng, tiền cho thuê đất và khoản thu nhập do tái đầu tư kinh doanh rừng hoặc đầu tư và các lĩnh vực khác.
* Kết luận chung về so sánh chi phí đầu tư, chi phí cơ hội và lợi ích của hai phương án trồng rừng, được thể hiện qua bảng 4.1:
Bảng 4.1: So sánh chi phí, lợi ích của các phương án
Chi phí/lợi ích Phương án trồng rừng gỗ nhỏ Phương án trồng rừng gỗ lớn
Chi phí trực tiếp - Tạo rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ)
- Tạo rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ)
- Khai thác, vận chuyển - Chi phí quản lý tăng thêm Chi phí gián tiếp - Giá trị của đất để trồng rừng - Giá trị của đất để trồng rừng Chi phí cơ hội - Giá trị tăng thêm của rừng
- Tiền lãi ngân hàng từ khai thác sớm
- Tiền cho thuê đất
Lợi ích - Thu nhập từ khai thác gỗ, củi.
- Thu nhập từ khai thác gỗ lớn - Giá trị lâm sản ngoài gỗ - Giá trị sinh thái/môi trường