- Cây giống, kỹ thuật:
4.2.3. Đầu tư cho trồng rừng sản xuất gỗ lớn (15 năm tuổi)
Trồng rừng sản xuất gỗ lớn cho sản phẩm chính là gỗ lớn dùng cho sản xuất ván sẻ, làm đồ mộc, đồ nội thất. Để tính toán chi phí đầu tư chúng ta lấy đơn vị diện tích để tính toán là 1 ha rừng, vậy chi phí cho trồng rừng gỗ lớn chỉ khác với chi phí cho trồng rừng gỗ nhỏ là: với trồng rừng gỗ nhỏ chi đầu tư tới năm thứ 7 là kết thúc và cho khai thác. Với trồng rừng gỗ lớn việc đầu tư từ năm trồng rừng tới năm thứ 7 giống như đầu tư cho trồng rừng gỗ nhỏ, các chi
phí bằng nhau, ngoài ra chi phí đầu tư còn diễn ra vào các năm tiếp theo từ năm thứ 8 tới năm thứ 15. Chi tiết các hạng mục đầu tư được thể hiện trong phụ lục 04, phụ lục 05. Tổng hợp đầu tư cho 1 ha rừng trồng gỗ lớn được thể hiện qua bảng 4.5:
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp đầu tư trồng rừng gỗ lớn (15 năm tuổi)
(Đơn vị tính: đồng/ha)
Năm Keo Tai tượng (15 năm tuổi)
Chỉ tiêu Số tiền đầu tư
I. Chi phí 25.256.250
0 – 7 Chi phí trồng và chăm sóc cây 16.306.250
7 Chi phí tỉa thưa 1.200.000
8 Chăm sóc, bảo vệ 800.000 9 Chăm sóc, bảo vệ 800.000 10 Chăm sóc, bảo vệ 800.000 11 Chăm sóc, bảo vệ 800.000 12 Chăm sóc, bảo vệ 800.000 13 Chăm sóc, bảo vệ 800.000 14 Chăm sóc, bảo vệ 800.000 15 Chăm sóc, bảo vệ 800.000 15 Chi phí khai thác 5.350.000 II. Tổng thu nhập 201.475.952
7 Thu từ bán gỗ tỉa thưa 11.227.952
15 Thu nhập từ khai thác chính 190.248.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, từ năm trồng rừng (năm 0) tới năm thứ 7 các chi phí trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng là bằng nhau với 16.306.250
đồng/ha. Riêng trồng rừng gỗ lớn vào năm thứ 7 diễn ra hoạt động tỉa thưa nên phát sinh thêm chi phí tỉa thưa là 1.200.000 đồng/ha. Nhưng năm thứ 7 cho các chủ rừng thu nhập thêm từ gỗ tỉa thưa, từ mật độ cây trồng bình quân năm thứ 7 là 1.746 cây/ha tỉa thưa xuống còn khoảng 1.250 cây/ha, thu nhập từ tỉa thưa và bán với giá tương đương với giá bán cây đứng là 22.637 đồng/cây, vậy thu nhập từ tỉa thưa đạt 11.227.952 đồng/ha.
Tiếp đến là chi phí cho chăm sóc và bảo vệ rừng từ năm thứ 8 tới năm thứ 15, mỗi năm chi khoảng 800.000 đồng/ha, do thời kỳ này cây gỗ đã lớn nên để không xảy ra hiện tượng chặt trộm gỗ nên các hộ dân tăng cường công tác bảo vệ dẫn tới chi phí cao hơn các năm trước; năm thứ 15 cây rừng được khai thác nên ngoài chi phí chăm sóc bảo vệ còn chi phí khai thác, tổng chi phí khai thác là 5.350.000 đồng/ha, trong đó bao gồm: chi phí lập địa; chi phí chặt hạ, cắt khúc; chi phí vận xuất, chi phí khác, với chi phí khác bao gồm nhiều loại chi phí như: chi phí làm đường vận xuất, chi phí công cụ dụng cụ…
Tới thời điểm năm thứ 15 số cây còn sống và cho thu hoạch là 1.100 cây/ha, năng suất đạt khoảng 158,54 m3/ha với giá bình quân tại bãi 1 là 1.200.000 đồng/m3, vậy thu nhập từ khai thác chính là: 190.248.000 đồng/ha.
Tổng thu nhập từ trồng 1 ha rừng gỗ lớn = thu nhập từ gỗ, củi tỉa thưa + thu nhập từ khai thác chính vào năm thứ 15, đạt 201.475.952 đồng/ha.
4.2.4. Kết quả kinh doanh rừng trồng sản xuất gỗ lớn (15 năm tuổi) với r = 12 %/năm
Trồng rừng gỗ lớn có những chi phí và có những thu nhập khác với trồng rừng gỗ nhỏ và kết quả của việc kinh doanh rừng trồng gỗ lớn được thể hiện trong bảng 4.6:
Bảng 4.6: Kết quả trồng rừng gỗ Keo Tai tượng 15 năm tuổi với r = 12 %/năm
(Đơn vị tính: đồng)
Năm Chi phí (Ct) Thu nhập (Bt) Bt - Ct
0 8.975.000 0 (8.975.000) 1 2.995.000 0 (2.995.000) 2 1.988.750 0 (1.988.750) 3 1.070.000 0 (1.070.000) 4 475.000 0 (475.000) 5 320.000 0 (320.000) 6 212.500 0 (212.500) 7 1.470.000 11.227.952 9.757.952 8 800.000 0 (800.000) 9 800.000 0 (800.000) 10 800.000 0 (800.000) 11 800.000 0 (800.000) 12 800.000 0 (800.000) 13 800.000 0 (800.000) 14 800.000 0 (800.000) 15 6.150.000 190.248.000 184.098.000 NPV@12% 16.095.806 35.568.351 19.472.545 BCR@12% 2,21 IRR 19,98% AEV@12% 4.266.780
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng kết quả trên cho thấy, hoạt động kinh doanh trồng rừng gỗ lớn đem lại lợi nhuận cho chủ rừng và được cụ thể như: xét chỉ tiêu NPV cho thấy với NPV = 19.472.545 có nghĩa là dự án trồng 1 ha rừng Keo Tai tượng gỗ lớn có đem lại lợi nhuận tính tại thời điểm hiện tại (năm 0), khi này tổng thu nhập
được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết khấu. Chỉ tiêu này chỉ phản ánh được quy mô lợi nhuận, chưa phản ánh được chất lượng đầu tư. Vậy để đánh giá được chất lượng đầu tư chúng ta xét tới chỉ tiêu BCR, với kết quả BCR = 2,21 có nghĩa là với mỗi 1 đồng chi phí đầu tư sẽ mang lại 2,21 đồng thu nhập, thu nhập lớn hơn chi phí bỏ ra, khi đó những thu nhập của phương án bù đắp các chi phí đã bỏ ra và phương án có khả năng sinh lợi. Vậy phương án trồng 1 ha rừng trồng gỗ lớn có chất lượng đầu tư.
Một chỉ tiêu khác dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư là chỉ tiêu IRR, trong phương án trồng rừng gỗ lớn ở trên cho kết quả IRR = 19,98% có nghĩa là tỷ lệ chiết khấu về vốn tối đa để phương án hòa vốn là 19,98%. Nếu tỷ lệ chiết khấu thực tế lớn hơn 19,98% thì phương án không có hiệu quả và bị lỗ vốn, nếu tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn 19,98% có nghĩa là phương án có hiệu quả và có lãi. Vậy với tỷ lệ chiết khấu thực tế trong hoạt động kinh doanh trồng rừng gỗ lớn là 12% nhỏ hơn giá trị IRR = 19,98% có nghĩa là hoạt động kinh doanh trồng rừng gỗ lớn có khả năng sinh lợi nhuận.
Ngoài ra còn một chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả đầu tư trồng rừng là chỉ tiêu Thu nhập tương đương hàng năm (AEV). Với kết quả kinh doanh cho giá trị AEV = 4.266.780 đồng/ha/năm có nghĩa là thu nhập ròng (về mặt lý thuyết) mà phương án trồng rừng Keo Tai tượng gỗ lớn đem lại hàng năm cho chủ rừng sau khi đã chiết khấu là 4.266.780 đồng/ha/năm. Và tương tự như NPV, chỉ tiêu AEV > 0, Vậy phương án có đem lại lợi nhuận cho chủ rừng.
Theo nguyên tắc, dựa vào kết quả kinh doanh và phân tích các chỉ tiêu trên có thể quyết định nên đầu tư trồng rừng gỗ lớn.