So sánh hiệu quả tài chính của hai phương án với r=

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 72 - 74)

- Cây giống, kỹ thuật:

4.2.5. So sánh hiệu quả tài chính của hai phương án với r=

Qua việc phân tích các phương án trồng rừng sản xuất cho thấy, phương án trồng rừng gỗ nhỏ và trồng rừng gỗ lớn đều đem lại lợi nhuận cho chủ rừng, các phương án đó đều có khả năng sinh lợi nhuận và mang lại hiệu quả đầu tư cho chủ rừng. Nhưng thực tế để lựa chọn phương án nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người dân, chúng ta phải so sánh hai phương án đó về mặt tài chính. Kết quả so sánh về tài chính của các phương án được thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.7: Bảng so sánh các phương án với r = 12 %/năm

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Để dễ dàng so sánh hiệu quả tài chính của hai phương án chúng ta có thể nghiên cứu các kết quả tính toán được thể hiện qua hình 4.1 dưới đây.

Trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng gỗ nhỏ là hai phương án có chu kỳ kinh doanh khác nhau nên chi phí và thu nhập cũng có sự chênh lệch lớn. Trong 7 năm đầu tiên chi phí trồng và chăm sóc rừng của cả hai phương án là bằng nhau, phương án trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ dài hơn nên phát sinh nhiều chi phí vào các năm sau.

Phương án kinh doanh Chi phí (đồng/ha) Doanh thu (đồng/ha) NPV (đồng) BCR (đồng) IRR (%) AEV (đồng) Gỗ nhỏ (7 năm) 16.306.250 39.525.000 1.119.743 1,09 13,28 245.356 Gỗ lớn (15 năm) 29.256.250 201.475.952 19.472.545 2,21 19,98 4.266.780

Doanh thu của phương án trồng rừng gỗ nhỏ là từ việc bán cây đứng, giá bán bình quân của các hộ dân được điều tra là 39.525.000 đồng/ha, trong khi đó doanh thu từ rừng trồng gỗ lớn đạt 201.475.952 đồng/ha.

- Về quy mô lợi nhuận của các phương án được xét trong chỉ tiêu NPV. Với NPV của cả hai phương án cho thấy NPV của phương án trồng rừng gỗ lớn cao hơn NPV của phương án trồng rừng gỗ nhỏ. Mặc dù cả hai phương án đều có lợi nhuận, nhưng do hai phương án không có cùng chu kỳ kinh doanh nên để xét lựa chọn phương án có hiệu quả cao nhất chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu BCR, IRR, AEV.

- Các phướng án đều có lợi nhuận nhưng qua bảng trên cho thấy phương án trồng rừng gỗ lớn có BCR = 2,21 lớn hơn phương án trồng rừng gỗ nhỏ có BCR = 1,09. Với 1 đồng chi phí trong phương án trồng rừng gỗ lớn mạng lại 2,21 đồng doanh thu, trong khi đó 1 đồng chi phí trong phương án trồng rừng

Giá trị 4.266.780 1.119.743 245.356 13,28 % Tiêu chuẩn 19.472.545 2,21 19,98 % 1,09

Hình 4.1: Phân tích tài chính về phát triển gỗ Keo Tai

tượng với r = 12% tại xã Trường Sơn (ĐVT: đồng)

gỗ nhỏ mang lại 1,09 đồng doanh thu. Vậy trồng rừng gỗ lớn cho hiệu quả đầu tư lớn hơn phương án trồng rừng gỗ nhỏ.

- So sánh chỉ tiêu IRR: trong phương án trồng rừng gỗ nhỏ ta thấy IRR = 13,28% đây là tỷ lệ chiết khấu để phương án kinh doanh hòa vốn. Trong phương án trồng rừng gỗ lớn ta thấy IRR = 19,98%, phương án kinh doanh sẽ hòa vốn khi tỷ lệ chiết khấu là 19,98%. Cả hai phương án đều có tỷ lệ thu hồi nội bộ lớn hơn tỷ lệ chiết khấu ban đầu là 12%, nhưng phương án trồng rừng gỗ lớn có IRR lớn hơn có nghĩa là phương án trồng rừng gỗ lớn có khả năng sinh lời lớn hơn phương án trồng rừng gỗ nhỏ.

- Chỉ tiêu AEV cho biết về thu nhập ròng mà phương án sẽ đem lại hàng năm sau khi đã chiết khấu. Với phương án trồng rừng gỗ nhỏ có AEV = 245.356 đồng/ha/năm. Phương án trồng rừng gỗ lớn có AEV = 4.266.780 đồng/ha/năm. Cả hai phương án đều mang lại lợi nhuận, nhưng phương án trồng rừng gỗ lớn có AEV cao hơn, có nghĩa là phương án trồng rừng gỗ lớn có khả năng sinh lời cao hơn phương án trồng rừng gỗ nhỏ.

Xét về hiệu quả tài chính giữa hai phương án trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng gỗ nhỏ cho thấy phương án trồng rừng gỗ lớn có khả năng sinh lời và mang lại hiệu quả tài chính cao hơn phương án trồng rừng gỗ nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)