Điều kiện tự nhiên của xã Trường Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 32 - 35)

- Cây giống, kỹ thuật:

3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Trường Sơn

3.1.1. Vị trí địa lý

Xã Trường Sơn nằm ở phía Tây Bắc huyện Lương Sơn, cách Thành phố Hòa Bình 37 km nối trục đường liên huyện TS12 và quốc lộ 6A Hòa Bình – Hà Đông, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp của xã.

Xã Trường Sơn có các đặc điểm giáp danh như sau: - Phía Nam giáp huyện Kim Bôi.

- Phía Bắc giáp xã Mông Hóa – huyện Kỳ Sơn. - Phía Đông giáp Cao Răm, Tân Vinh.

- Phía Tây giáp xã Độc Lập – huyện Kỳ Sơn.

3.1.2. Địa hình

Xã Trường Sơn thuộc vùng xa của huyện Lương Sơn, có độ cao trung bình khoảng 300 m, địa hình có nhiều dạng đồi núi xen kẽ, đồi núi cao tập trung chủ yếu ở hướng Bắc và hướng Tây, độ dốc khá lớn khoảng 250 theo hướng từ Tây Bắc tới Tây Nam. Nhìn chung, địa hình của xã ảnh hưởng trực tiếp tới giao thông đi lại của nhân dân và có nhiều khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp ở một số vùng cao không có suối nguồn, chỉ phụ thuộc vào nước mưa nên chỉ cấy được một vụ lúa với năng suất thấp.

3.1.3. Khí hậu

Xã Trường Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành bốn mùa rõ rệt. Xong khí hậu của xã có đặc điểm là mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, về mùa đông thì khô lạnh. Tính chất nhiệt đới thể hiện rõ ràng. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C, nhiệt độ cao nhất là về tháng 6 từ 280C đến 310C và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng 01 năm sau từ 120C đến 150C.

- Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.800 mm đến 2.200 mm, mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 10, lượng mưa cao nhất là vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa đông mưa ít, thời tiết khô hanh kéo dài gây khô hạn cho những khu đất cao.

3.1.4. Thủy văn, sông ngòi

Do ảnh hưởng của địa hình phức tạp nên trên địa bàn xã có rất nhiều những con suối lớn nhỏ như: Suối Cái, Suối Đoi, Sối Bai, Suối Bối, Suối Bu, Suối Canh, Suối Tháy, Suối Bò, Suối Khan... tạo thành hai dòng suối lớn chảy qua địa bàn xã, và đây cũng là nguồn nước tưới chủ yếu phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp.

3.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của xã Trường Sơn năm 2010 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.060,11 ha và được phân chia theo nhiều mục đích sử dụng khác nhau, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của xã

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp NNP 2.728,11 89,15

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 98,14 3,21 1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp LNP 2.627,9 85,88 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,07 0,07

2 Đất phi Nông nghiệp PNN 152 4,97

2.1 Đất ở OTC 67 2,19 2.2 Đất chuyên dùng CDG 43 1,41 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2 0,07 2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SNM 40 1,31

3 Đất chưa sử dụng CSD 180 5,88

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 81 2,65 3.2 Núi đá không có cây rừng NCS 99 3,24

Tổng 3.060,11 100

Qua bảng số liệu trên cho thấy, Trường Sơn là một xã có cơ cấu đất nông nghiệp là chủ yếu, với diện tích là 2.728,11 ha chiếm 89,15% tổng diện tích tự nhiên của cả xã. Trong đó diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 98 ha chỉ chiếm 3,21% so với tổng diện tích tự nhiên của xã, đất dùng cho sản xuất lâm nghiệp chiếm phần lớn với diện tích là 2.627,9 ha chiếm 85,88% so với tổng diện tích tự nhiên của cả xã. Đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng nhỏ với 4,97% và 5,88%. Với phần diện tích đất chưa sử dụng của toàn xã do địa hình dốc cao và tính chất đất canh tác không thể sử dụng để trồng rừng hoặc hoa màu, chủ yếu là các loài cây cỏ và cây bụi.

- Tài nguyên nước:

Do địa hình của xã có nhiểu đồi núi nên nguồn nước mặt chủ yếu là từ các con suối chảy từ trên các khe đồi, khe núi xuống. Các con suối lớn là Suối Cái, Suối Tháy và Suối Bu đây chính là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của người dân địa phương và phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp.

- Tài nguyên rừng:

Trường Sơn có tài nguyên rừng rất lớn, hiện nay với diện tích đất lâm nghiệp là 2.627,9 ha chiếm 89,15% tổng diện tích toàn xã do vậy việc lựa chọn và đầu tư loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã là rất quan trọng. Hiện nay, phần lớn diện tích rừng trồng sản xuất của xã Trường Sơn là trồng cây Keo Tai tượng. Ngoài ra còn diện tích đồi núi chưa sử dụng có khả năng khai thác cho sản xuất lâm nghiệp.

- Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là đá, với diện tích núi đá là 99 ha, chiếm 3,24 % tổng diện tích tự nhiên của cả xã, hiện nay công ty khai thác Sơn Tùng và Hồng Hà đang tiến hành khai thác trên địa bàn xóm Bằng Gà của xã.

- Cảnh quan môi trường:

Xã Trường Sơn có cảnh quan đặc trưng của miền núi, được phủ xanh một màu xanh của rừng cây, không khí trong lành mát mẻ. Với cảnh quan của rừng và các dòng suối trong đã thu hút được nhiều khách du lịch tới thăm quan.

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của xã

Xã Trường Sơn là xã miền núi với địa hình chính núi thấp, núi trung bình và đồi gò, là đối tượng chính cho sản xuất lâm nghiệp. Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâm nghiệp phát triển như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề, Mỡ,… Đây là lợi thế để phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp trong xã, đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ, củi tại chỗ, sản xuất nguyên liệu công nghiệp và chế biến đồ mộc dân dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao đời sống của người dân trong xã. Bên cạnh đó, với vị trí nằm dọc theo đường liên huyện TS12 đã mở ra cho Trường Sơn một lợi thế rất lớn trong mở rộng phát triển thương mại - dịch vụ, giao lưu hàng hoá nông – lâm sản với các vùng khác.

Diện tích đất cho sản xuất lâm nghiệp lớn, có khả năng mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy sợi, ván nhân tạo…cũng như vùng trồng cây gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến gỗ. Đây là một lợi thế rất lớn, là lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp trong xã.

Mặc dù xã Trường Sơn có tiềm năng đất đai lớn nhưng một phần diện tích đã bị bạc màu nên năng suất cây trồng không cao. Hàng năm, điều kiện thời tiết bất lợi: sương muối, rét đậm, rét hại… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)