Hiện trạng trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 43 - 51)

- Cây giống, kỹ thuật:

3.5. Hiện trạng trồng rừng sản xuất

3.5.1. Một số thông tin cơ bản về chủ rừng

Để tìm hiểu và ngiên cứu hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và trồng rừng sản xuất tại xã Trường Sơn, trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu những thông tin cơ bản về chủ rừng. Các thông tin này được thu thập trong quá trình điều tra thực tế và được thể hiện cụ thể trong 3.5.

Bảng 3.5: Một số thông tin cơ bản về chủ rừng ở Xã Trường Sơn

Chỉ tiêu ĐVT Tính chung

1. Số hộ được điều tra hộ 40,00 2. Tuổi chủ hộ BQ tuổi 46,70 3. Tỷ lệ chủ hộ là nam % 90,00 4. Nhân khẩu BQ/hộ khẩu 4,50 5. Lao động chính BQ/hộ LĐ 2,53 6. Thu nhập BQ/tháng đồng 4.842.875 7. Chi tiêu BQ/tháng đồng 2.547.500 8. Tổng DT đất/hộ ha 6,07 9. DT đất lâm nghiệp/hộ ha 5,74 10. Trình độ văn hóa - Cấp III % 10,00

Chỉ tiêu ĐVT Tính chung - Cấp II % 72,50 - Cấp I % 12,50 11. Trình độ chuyên môn - Trên Đại học % 0,00 - Đại học % 2,50 - Cao đẳng, Trung cấp % 2,50 - Không có TĐCM % 95,00 12. Nghề nghiệp - Thuần nông % 95,00 - Có nghề phụ % 5,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Tổng số hộ gia đình được điều tra tại năm 2011 là 40 hộ, trong đó độ tuổi bình quân của các hộ điều tra là 46,7 tuổi, đây là độ tuổi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đến 90% các hộ được phỏng vấn là nam giới đóng vai trò là chủ hộ gia đình, 10% hộ được phỏng vấn là nữ giới đóng vai trò là chủ hộ gia đình. Số nhân khẩu bình quân của các hộ được điều tra là 4,5 người/hộ, số lao động chính bình quân là 2,53 người/hộ, đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất.

Thu nhập của các hộ gia đình phụ thuộc vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hộ, tính bình quân các hộ được điều tra cho thấy thu nhập bình quân đạt 4.842.875 đồng/tháng, nguồn thu nhập này có thể đảm bảo cho cuộc sống của người dân. Chi tiêu hàng tháng của các hộ là 2.547.500 đồng/tháng.

Tổng diện tích đất bình quân của các hộ điều tra là 6,07 ha/hộ. Đối với đất lâm nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp bình quân của hộ gia đình là 5,74 ha/hộ. Theo số liệu điều tra tại xã Trường Sơn cho thấy có 100% các hộ gia đình trong xã được điều tra là dân tộc Mường, với trình độ văn hóa theo các cấp:

10% là học cấp III, 72,5% là học cấp II, 12,5% là học cấp I. Điều đó cho thấy trình độ văn hóa của người dân trong xã đạt khá, đạt được trình độ hiểu biết nhất định.

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của các chủ hộ được điều tra chủ yếu là không có trình độ chuyên môn chiếm 95%, chỉ có 2,5% số hộ có trình độ chuyên môn Cao đẳng - Trung cấp và 2,5% hộ có trình độ chuyên môn Đại học. Người dân trong xã chủ yếu làm nghề nông nghiệp với 95%, chỉ có 5% số hộ có nghề phụ và tạo thu nhập từ nghề phụ đó. Với kết quả điều tra thực tế cho thấy tầm quan trọng của đất đai và rừng đối với người dân, đó là tư liệu sản xuất và là đối tượng lao động chính nhằm tạo thu nhập và duy trì cuộc sống cho người dân.

3.5.2. Thu nhập và các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ

Trường Sơn là một xã vùng nông thôn, theo số liệu điều tra cho thấy đến 95% số hộ được điều tra là thuần nông, vậy thu nhập của các hộ từ những nguồn nào và có đảm bảo được cuộc sống hàng ngày hay không. Kết quả điều tra các hộ được thể hiện qua bảng 3.6:

Bảng 3.6: Thu nhập của các chủ rừng tại xã Trường Sơn

TT Tiêu chuẩn Tổng thu nhập

(đồng/tháng) Thu nhập BQ (đồng/tháng/hộ) Tỷ trọng (%) 1 Nông nghiệp 40.830.000 1.020.750 21,08 2 Lâm nghiệp 78.240.000 1.956.000 40,39 3 Chăn nuôi 38.705.000 967.625 19,97 4 Nghề phụ 23.900.000 597.500 12,34 5 Thu nhập khác 12.040.000 301.000 6,22 Tổng 193.715.000 4.842.875 100,00

Qua bảng số liệu trên cho thấy, thu nhập của các hộ dân được điều tra chủ yếu từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp, chiếm 40,39% so với tổng thu nhập; tiếp đến là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm 21,08%, và chăn nuôi chiếm 19,97% so với tổng thu nhập. Thu nhập từ nghề phụ và một số hoạt động khác như làm thuê nông nghiệp và làm thuê lâm nghiệp không đáng kể. Phát triển nghề phụ có thể giúp người dân có thêm thu nhập, trang trải nợ nần và ổn định cuộc sống hàng ngày trong khi phải chờ đợi nguồn thu nhập chính từ lâm nghiệp trong thời gian dài. Vậy để tăng thu nhập cải thiện đời sống cần phải tạo thêm công ăn việc làm, đặc biệt tạo thêm nghề phụ cho người dân để tận dụng thời gian dài lúc nông nhàn. Theo mục tiêu phát triển của xã, trong các năm tới sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

3.5.3. Loại cây trồng và năng suất cây trồng 3.5.3.1. Loại cây trồng

Theo kết quả điều tra thực tế tại xã Trường Sơn cho thấy, loại cây trồng chủ yếu cho trồng rừng sản xuất hiện nay là cây Keo Tai tượng.

Keo Tai tượng tên khoa học là Acacia mangium, là một cây thuộc phân họ Trinh nữ (Mimosoideae). Địa bàn sinh sống của chúng ở Úc và châu Á. Người ta sử dụng Keo Tai tượng để quản lý môi trường và lấy gỗ. Cây Keo Tai tượng có thể cao 30 m với thân thẳng, đường kính có thể đạt được đến 120 – 150 cm. Ở Việt Nam, Keo Tai tượng được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải tạo môi trường sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, chế biến ván dăm,...

Kỹ thuật trồng: thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân năm 230C - 240C, lượng mưa 1.800 – 2.000 mm, độ cao dưới 600 – 700 m so với mực nước biển. Độ dốc dưới 200 – 250. Ưa đất tốt sâu dày hơn Keo Lá tràm, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước. Trồng tập trung và phân tán đều được. Lấy giống từ các

xuất xứ rừng giống đã được công nhận trồng theo tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng bằng cây con có bầu trồng kết hợp lấy gỗ lớn với gỗ nhỏ và tái sinh hạt luân kỳ 2.[18]

Cây giống là một nhân tố rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản xuất kinh doanh và đảm bảo về năng suất cây trồng. Lựa chọn được cây giống tốt sẽ tạo được tiền đề cho sự phát triển của cây sau này. Tình hình sử dụng cây giống của xã được tập hợp trong bảng 3.7:

Bảng 3.7: Hiện trạng cây giống tại xã Trường Sơn

Chỉ tiêu Đơn vị tính Keo Tai tượng

Giá cây giống BQ đồng/cây 386

Chiều cao cây giống BQ cm 27,13

Được cấp, hỗ trợ % 70,00

Mua ngoài thị trường % 30,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Cây giống được các hộ gia đình tại xã Trường Sơn sử dụng chiếm phần lớn là được hỗ trợ của của dự án với 70% số cây giống do dự án cấp, 30% số cây giống các hộ dân phải tự mua ngoài thị trường. Theo 67% các hộ dân được điều tra tại địa bàn cho rằng cây giống hiện nay được sử dụng cho trồng rừng trên diện tích đất của họ có chất lượng không đảm bảo như: có nhiều cây con còi cọc, sinh trưởng bằng ngọn tái sinh, ngoài ra thị trường cây giống ở xa địa bàn đã làm tăng giá thành cây giống cho các hộ mua ngoài thị trường.

3.5.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng gỗ Keo Tai tượng

Qua điều tra phỏng vấn các hộ gia đình ta có bảng về tình hình sản xuất gỗ Keo Tai tượng trên địa bàn xã cho thấy, tổng diện tích đất rừng sản xuất có rừng là 1.158,65 ha, trong đó có rừng tự nhiên sản xuất, rừng trồng sản xuất. Chu kỳ sản xuất bình quân của các hộ điều tra là 7 năm. Loài Keo Tai tượng

cho năng suất ổn định, tính bình quân đạt khoảng 63,14 m3/ha/chu kỳ. Với năng suất này so với tình hình trồng rừng tại các khu vực khác vẫn còn thấp, như với tỉnh Yên Bái năng suất đạt khoảng 104,11 m3/ha/chu kỳ. [12]

Bảng 3.8: Tình hình sản xuất gỗ rừng trồng tại xã Trường Sơn

Chỉ tiêu Đơn vị tính Keo Tai tượng

Diện tích có rừng ha 1.159,65

Mật độ BQ khi trồng cây/ha 2.533

Mật độ BQ khi khai thác cây/ha 1.746

Chu kỳ năm 7

Năng suất ước tính BQ m3/ha/chu kỳ 63,14

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra các hộ gia đình)

Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại xã cho thấy mật độ bình quân khi trồng rừng của các hộ gia đinh là 2.533 cây/ha và tới khi khai thác mật độ vẫn còn rất dày đạt khoảng 1.746 cây/ha. Với mật độ này so với các vùng khác như tỉnh Yên Bái là 1.250 cây/ha[12] thì vẫn còn dày, mật độ cây dày như vậy cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng, do vùng đất dốc cao, đất xấu mà mật độ dày sẽ gây ra thiếu dinh dưỡng cho cây trồng. Vì vậy các hộ gia đình cần nghiên cứu thêm về kỹ thuật và phương thức trồng Keo Tai tượng để cây trồng đạt năng suất cao hơn.

3.5.4. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các hộ gia đình 3.5.4.1. Sản phẩm và phương thức tiêu thụ sản phẩm

Trong lĩnh vực trồng rừng sản xuất, sản phẩm chủ yếu là gỗ khai thác, ngoài ra còn có củi và một số lâm sản ngoài gỗ. Tại xã Trường Sơn qua điều tra thực tế cho thấy 100% các hộ dân được điều tra đều bán gỗ rừng trồng theo phương thức bán cây đứng. Các hộ dân ước lượng sản lượng gỗ của lô rừng trồng cần bán và bán cây đứng cho các thương nhân tới địa bàn thu mua. Khách hàng tiêu thụ gỗ của các chủ rừng là các thương nhân trực tiếp tới từng

hộ dân để thu mua rừng. Thực trạng việc tiêu thụ gỗ của các hộ gia đình tại xã Trường Sơn được thể hiện qua bảng 3.9:

Bảng 3.9: Phương thức bán cây đứng gỗ Keo Tai tượng

Chỉ tiêu ĐVT Keo Tai tượng

I. Diện tích khai thác

1.1. Tổng diện tích đưa vào khai thác ha 82,5

1.2. Diện tích đưa vào khai thác BQ ha/hộ 2,12

II. Sản lượng

2.1. Tổng sản lượng gỗ m3 5.209,05

2.2. Sản lượng gỗ BQ m3/hộ 133,86

III. Cơ cấu sản phẩm % 100,00

3.1. Thân gỗ % 70,00

3.2. Cành ngọn % 30,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Từ thực tế tại xã về thực trạng trồng và chăm sóc rừng cho thấy, mật độ cây trồng dày, chất lượng cây không được đảm bảo, diện tích trồng nhỏ, các hộ không có kinh phí khai thác là lý do mà các HGĐ quyết định bán cây đứng thay vì khai thác. Các hộ ước tính sản lượng gỗ của rừng và bán cây đứng cho các thương nhân thu mua, sản lượng gỗ bình quân ước tính là 133,86 m3/hộ. Trong cơ cấu sản phẩm có 70% tổng sản lượng là gỗ thân và 30% tổng sản lượng là cành ngọn.

3.5.4.2. Giá cả thị trường về gỗ Keo Tai tượng

Do thực tế việc tiêu thụ của người dân là bán cây đứng, khách hàng chủ yếu của các chủ rừng là các tư thương đến địa bàn để trực tiếp thu mua, nên

việc nắm bắt thông tin về giá cả thị trường gỗ Keo Tai tượng khai thác là rất ít, quá trình điều tra về giá cả thị trường gỗ Keo Tai tượng cần phỏng vấn và điều tra các tư thương thu mua gỗ keo trên địa bàn xã Trường Sơn và một số nơi khác. Kết quả điều tra cho thấy gỗ khai thác được phân loại thành nhiều loại có chu vi khác nhau, tương ứng với mỗi loại chu vi khác nhau có một mức giá khác nhau. Nhưng nhìn chung, gỗ có chu vi lớn hơn sẽ có giá cao hơn.

Giá cả theo các phương thức tiêu thụ được thể hiện qua bảng 3.10:

Bảng 3.10: Bảng giá gỗ, củi Keo Tai tượng theo các phương thức tiêu thụ

Sản phẩm ĐVT Giá bán

I. Cây đứng

1.1. Lô cây đứng đồng/ha 39.525.000

1.2. Sản lượng m3 ước tính đồng/m3 625.990 1.3. Cá thể cây đứng đồng/cây 22.637 II. Gỗ khai thác 2.1. Gỗ theo vanh < 30cm đồng/tấn 600.000 30cm ÷ 39cm đồng/m3 630.000 40cm ÷ 49cm đồng/m3 730.000 50cm ÷ 59cm đồng/m3 830.000 60cm ÷ 69cm đồng/m3 1.200.000 70cm ÷ 79cm đồng/m3 1.700.000 2.2. Củi đồng/ster 250.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra các tư thương)

Bảng kết quả trên là giá bình quân về từng loại vanh gỗ, số tư thương được điều tra là 05 người và tham khảo về giá gỗ Keo Tai tượng ở những địa bàn khác. Hình thức bán cây đứng có giá bình quân cho 1 ha là 39.525.000

đồng/ha, ước giá bán bình quân cho 1 m3 gỗ đạt 625.990 đồng/m3. Nếu tính giá bình quân cho một cây thì giá bán chỉ đạt 22.637 đồng/cây. Khi mua cây đứng, các thương nhân thường thuê người dân bản địa khai thác, việc này đã tạo thêm thu nhập cho người dân.

Hình thức khai thác gỗ thành phẩm ta có, những gỗ vanh lớn hơn 30 cm thì bán làm gỗ xẻ cho các xưởng xẻ, những gỗ vanh nhỏ hơn 30 cm thì bán làm nguyên liệu giấy với mức giá gỗ nguyên liệu là khoảng 600.000 đồng/tấn cho gỗ keo. Giá 1 ster củi khoảng 250.000 đồng. Vậy để cây gỗ có giá trị cao, người dân nên trồng rừng gỗ lớn từ đó tạo ra những rừng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)