- Cây giống, kỹ thuật:
3.6. Vốn và quá trình đầu tư cho trồng rừng
3.6.1. Hiện trạng vốn đầu tư trồng rừng
Vốn đầu tư là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trồng rừng của các hộ gia đình, đảm bảo được nguồn vốn và số lượng vốn cần thiết sẽ giúp người dân yên tâm hơn trong việc giữ và bảo vệ rừng, thay vì phải khai thác gỗ non để lấy tiền sinh sống và trang trải nợ nần. Qua điều tra thực tế các hộ gia đình tại xã Trường Sơn cho thấy: hầu hết các hộ dân đều thiếu vốn đầu tư, mặc dù có vốn tự có nhưng rất hạn chế và vẫn phải đi vay thêm để trồng rừng như: vay ngân hàng, tín dụng, vay các cá nhân khác và phải chịu lãi. Lãi suất vay bình quân của các hộ dân được điều tra là 12 %/năm. Nhưng thời gian cho vay thường ngắn khoảng từ 2 năm tới 5 năm, trong khi cây rừng có chu kỳ sản xuất là 7 năm; lượng vốn được vay bình quân là 9,5 triệu đồng, vấn đề này đã tạo ra những khó khăn cho người dân về tài chính, có những hộ dân phải bán rừng chưa đến tuổi khai thác để trả nợ và những hộ gia đình muốn đảm bảo chất lượng cây rừng theo đúng chu kỳ 7 năm phải vay thêm lần 2 của các cá nhân và chịu lãi cao.
3.6.2. Kết cấu vốn đầu tư cho trồng rừng
Theo thực tế, việc trồng rừng phải diễn ra qua một số công đoạn như: phát dọn thực bì, đào hố, trồng cây, lấp hố và một số các công đoạn khác. Chi phí trồng rừng bao gồm: chi phí cây giống, công trồng rừng và các chi phí khác, chi tiết các hạng mục đầu tư trồng rừng được thể hiện trong phụ lục 04 và được tổng hợp trong bảng 3.11 dưới đây:
Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí đầu tư trồng rừng gỗ nhỏ (7 năm tuổi)
(Đơn vị tính: đồng/ha)
Năm Keo Tai tượng (7 năm tuổi)
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) I. Chi phí 16.306.250 100,00 0 Chi phí trồng cây 8.975.000 55,04 1 Chăm sóc năm 1 2.995.000 18,37 2 Chăm sóc năm 2 1.988.750 12,20 3 Chăm sóc năm 3 1.070.000 6,56 4 Bảo vệ năm 4 475.000 2,91 5 Bảo vệ năm 5 320.000 1,96 6 Bảo vệ năm 6 212.500 1,30 7 Bảo vệ năm 7 270.000 1,66
II. Tổng thu nhập cả chu kỳ 39.525.000
7 Bán cây đứng 39.525.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra các hộ gia đình)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, đầu tư cho hoạt động trồng cây ở năm đầu tiên rất lớn đạt bình quân là 8.975.000 đồng/ha, chiếm 55,04% so với tổng chi đầu tư cho trồng rừng trong cả một chu kỳ 7 năm. Trong đó đầu tư chủ yếu là
công phát dọn thực bì và công trồng cây. Năm thứ 2 và năm thứ 3 chi đầu tư cho hoạt động chăm sóc bảo vệ, từ năm thứ 3 các hộ dân đã tiến hành tỉa thưa. Từ năm thứ 4 tới năm thứ 7 cây trồng đã lớn không mất nhiều công chăm sóc và bảo vệ nên chi phí cho các năm này không lớn. Một điều đáng chú ý là toàn bộ hộ dân được điều tra trồng rừng không sử dụng phân bón cho cây, đây có thể là một trong lý do làm giảm năng suất cây trồng.