Về vốn, tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 84 - 85)

- Cây giống, kỹ thuật:

4.4.3. Về vốn, tín dụng

Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong kinh doanh rừng trồng, để các HGĐ tích cực tham gia trồng rừng đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ về vốn như:

- Lượng vốn được vay phải đảm bảo đủ để chủ rừng đầu tư cho cả một chu kỳ kinh doanh. Thực tế, bình quân các chủ rừng chỉ được vay số tiền khoảng 9,5 triệu đồng; trong khi đó lượng vốn cần đầu tư cho 1 ha rừng trồng là 16.306.250 đồng đối với kinh doanh gỗ nhỏ và 29.256.250 đồng đối với kinh doanh gỗ nhỏ. Vậy để chủ rừng tham gia trồng rừng và giữ rừng thì Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ vốn kinh doanh cho chu rừng trong cả một chu kỳ kinh doanh

- Thời hạn vay phải đảm bảo cho người dân có thể đầu tư hết chu kỳ kinh doanh. Hiện nay thời hạn vay vốn của chủ rừng bình quân là từ 2 – 5 năm, trong khi chu kỳ kinh doanh rừng trồng từ 7 – 15 năm; sau thời hạn 2 – 5 năm cây rừng chưa thể cho khai thác, lúc đó chủ rừng sẽ gặp khó khăn về tài chính và có thể quyết định khai thác rừng sớm hơn. Do vậy, Nhà nước phải có sự hỗ trợ các chủ rừng về thời gian vay vốn để đảm bảo được chu kỳ kinh doanh.

Ngoài ra, hỗ trợ các chủ rừng về lãi suất vay, đảm bảo chủ rừng có thể sống được bằng nghề rừng.

- Thủ tục vay vốn và điều kiện thế chấp phải gọn nhẹ, đơn giản, rõ ràng. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo cũng được vay vốn trồng rừng, như thực hiện việc vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản theo Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)