So sánh rủi ro của hai phương án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 63)

- Cây giống, kỹ thuật:

4.1.2. So sánh rủi ro của hai phương án

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng phải có yếu tố rủi ro, nhưng tùy vào từng lĩnh vực và từng cấp độ kinh doanh mà phải chịu rủi ro cao hay thấp. Trong lĩnh vực kinh doanh rừng trồng cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố rủi ro.

* Xét về lý thuyết cho thấy phương án trồng rừng gỗ lớn chịu nhiều rủi ro hơn phương án trồng rừng gỗ nhỏ như:

- Chu kỳ kinh doanh dài nên chịu rủi ro về thiên tai như: cháy rừng, bão, lũ lụt, sạt lở đất làm giảm năng suất rừng trồng.

- Cây gỗ lớn có tán rộng và nặng, cộng thêm với địa hình trồng rừng là đồi núi dốc có khả năng gây đổ, gãy làm giảm mật độ và năng suất rừng.

- Với đặc điểm cây gỗ lớn có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao nên gần thời điểm khai thác có thể bị chặt phá trộm nhiều hơn đối với phương án trồng rừng gỗ nhỏ.

* Thực tế điều tra tại xã Trường Sơn cho thấy, trong nhiều năm trở lại đây địa bàn xã chưa từng xảy ra hiện tượng chặt phá trộm cây rừng, không có hiện tượng phá rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng tới diện tích rừng và đất rưng. Vấn đề sâu bệnh hại cây cũng được kiểm soát; hiện tượng loài động gậm nhấm phá hoại cây rừng xảy ra nhưng với tỷ lệ thấp, theo phỏng vấn các hộ dân cho biết mức độ phá hoại đó là không đáng kể.

Do vậy kinh doanh trồng rừng tại địa bàn xã Trường Sơn phần lớn có thể đảm bảo sự yên tâm về chất lượng và hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)