Một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển rừng trồng sản xuất tại xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 82 - 83)

- Cây giống, kỹ thuật:

4.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển rừng trồng sản xuất tại xã

Trường Sơn

Qua điều tra và phỏng vấn thực tế người dân tại xã Trường Sơn về trồng rừng sản xuất cho thấy: với 95% số hộ dân được điều tra là thuần nông và hoạt động sản xuất mang lại thu nhập chính là hoạt động trồng rừng sản xuất và bán cây đứng cho các tư thương. Hiện nay các hộ dân trồng và bán cây rừng ở độ tuổi từ 6 - 7 năm tuổi. Một phương án khác được phân tích ở trên là trồng rừng gỗ lớn, khai thác khi cây rừng được 15 năm tuổi. Qua thu thập số liệu, phân tích số liệu cho thấy phương án trồng rừng gỗ lớn có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn phương án trồng rừng gỗ nhỏ, được thể hiện qua các chỉ tiêu về tài chính là BCR, IRR, AEV như đã phân tích ở trên.

Do vậy, nếu xét và đánh giá về hiệu quả tài chính của cả hai phương án trồng rừng để đưa ra quyết định lựa chọn phương án trồng rừng cho hiệu quả cao nhất, chúng ta nên lựa chọn phương án trồng rừng sản xuất gỗ lớn.

Để phát triển rừng trồng sản xuất chúng ta cần quan tâm và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau và một số đề xuất nhằm phát triển rừng trồng sản xuất như sau:

4.4.1.Về đất đai

Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất. Hoạt động chính mang lại thu nhập cho người dân là trồng rừng, do vậy việc sử dụng rừng và đất rừng như thế nào để có hiệu quả cao nhất là vấn đề luôn được coi trọng hàng đầu.

Đối với đất rừng giao cho các HGĐ, có những hộ được giao đất nhưng không biết phần đất của mình ở đâu, ranh giới như thế nào, điều đó làm các HGĐ tốn thời gian và chi phí cho việc tìm và xác định phần đất của mình. Do vậy cơ quan địa chính xã phải công bố phần đất, diện tích đất, vị trí, ranh giới đất tới từng HGĐ được giao đất.

Qua điều tra thực tế tại địa bàn cho thấy, với 37,5% các chủ hộ được điều tra có ý kiến muốn được cấp thêm đất rừng để trồng rừng nhưng lại có những HGĐ có đất rừng bị bỏ hoang hóa, không sử dụng hết. Do đó việc cấp đất cũng phải chú ý tới nhu cầu của người dân để đảm bảo người dân có đủ đất để sản xuất kinh doanh và không còn hiện tượng đất bị bỏ hoang mà người dân thiếu đất trồng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)