Kết quả đầu tư trồng rừng gỗ nhỏ (7năm tuổi) với r=

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 66 - 67)

- Cây giống, kỹ thuật:

4.2.2. Kết quả đầu tư trồng rừng gỗ nhỏ (7năm tuổi) với r=

Sau 7 năm trồng và chăm sóc rừng keo, các hộ dân ước lượng được sản lượng và bán theo phương thức bán cây đứng. Kết quả kinh doanh của các hộ dân được tính toán dựa trên số liệu điều tra thực tế của 40 hộ dân, các giá trị tính toán là giá trị trung bình. Mặc dù có những hộ gia đình dùng vốn tự có để trồng rừng, nhưng khi tính toán hiệu quả kinh tế chúng ta dựa vào tỷ lệ chiết khấu của ngân hàng hoặc tỷ lệ lãi suất mà người dân đã vay vốn để trồng rừng. Tỷ lệ chiết khấu bình quân được dùng để tính hiệu quả kinh doanh là 12%. Đơn vị diện tích tính toán là 1 ha. Được thể hiện ở bảng 4.4:

Bảng 4.4: Kết quả đầu tư trồng Keo Tai tượng 7 năm tuổi với r = 12 %/năm tại xã Trường Sơn

(Đơn vị tính: đồng) Hạng Mục Chi phí (Ct) Thu nhập (Bt) Bt – Ct Năm trồng 8.975.000 0 (8.975.000) Chăm sóc năm 1 2.995.000 0 (2.995.000) Chăm sóc năm 2 1.988.750 0 (1.988.750) Chăm sóc năm 3 1.070.000 0 (1.070.000) Bảo vệ năm 4 475.000 0 (475.000) Bảo vệ năm 5 320.000 0 (320.000) Bảo vệ năm 6 212.500 0 (212.500) Bảo vệ năm 7 270.000 0 (270.000) Khai thác năm 7 0 39.525.000 39.525.000 Tổng 16.306.250 39.525.000 23.218.750 NPV@12% 13.133.368 14.253.111 1.119.743 BCR@12% 1,09 IRR 13,28% AEV@12% 245.356

Qua bảng kết quả trên cho thấy, nếu tính đơn thuần về lợi nhuận của người dân trong trồng rừng là tương đối lớn, đạt khoảng 23.218.750 đồng/ha. Nhưng thực tế tính hiệu quả kinh tế tại thời điểm trồng rừng hay thời điểm hiện tại gọi là năm 0 thì giá trị lợi nhuận đó giảm đi đáng kể do phải chịu yếu tố chiết khấu theo thời gian. Lợi nhuận thuần của các hộ tính về thời điểm hiện tại (NPV) chỉ đạt 1.119.743 đồng/ha, giá trị này cho thấy các hộ kinh doanh rừng trồng sau 7 năm có lãi. Ngoài ra hiệu quả đầu tư còn được thể hiện qua chỉ tiêu BCR và chỉ tiêu IRR; với BCR bằng 1,09 cho thấy: với 1 đồng chi phí đầu tư sẽ đem lại 1,09 đồng thu nhập và IRR bằng 13,28% lớn hơn lãi suất vốn đầu tư ban đầu (12%) có nghĩa là để kinh doanh hòa vốn thì lãi suất vay vốn tối đa là 13,28 %/năm, nếu vay vốn với lãi suất nhỏ hơn 13,28 %/năm thì dự án kinh doanh có lãi.

Một chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trồng rừng là Giá trị tương đương hàng năm hay thu nhập tương đương hàng năm là thu nhập ròng (về mặt lý thuyết) mà dự án sẽ đem lại hàng năm sau khi đã chiết khấu (AEV). Với AEV bằng 245.356 đồng/ha/năm. Vậy qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động trồng rừng cho thấy các hộ gia đình trồng rừng sản xuất có hiệu quả về tài chính.

Theo nguyên tắc, dựa vào kết quả kinh doanh và phân tích các chỉ tiêu trên chúng ta có thể quyết định nên đầu tư trồng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)