Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 35 - 39)

- Cây giống, kỹ thuật:

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Điều kiện kinh tế

Hiện nay, xã Trường Sơn vẫn thuộc xã có tỷ trọng cao về sản xuất nông lâm nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là trồng trọt và chăn

nuôi, tỷ trọng về sản xuất công nghiệp và dịch vụ và có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 của xã đạt 9%. Trong đó tỷ trọng đóng góp của ngành nông lâm nghiệp là 43%, công nghiệp và xây dựng là 27%, dịch vụ là 30%. Giá trị sản xuất năm 2010 của các ngành nông lâm nghiệp là 6,966 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt 6,253 tỷ đồng, dịch vụ đạt 5,005 tỷ đồng. Thu nhập của người dân tính tại thời điểm năm 2010 chỉ đạt 8,5 triệu/người/năm, và tỷ lệ hộ nghèo không ngừng giảm xuống từ 15% năm 2006; 12% năm 2007 xuống còn 7,7% năm 2010 so với tổng số hộ dân toàn xã.[14]

3.2.2. Điều kiện xã hội

- Dân số

Xã Trường Sơn có 9 xóm là: Đồng Bưởi, Chanh, Cột Bài, Cầu Dâu, Bằng Gà, Tháy, Mỏ, Suối Bu, Bái Yên. Đến quí IV năm 2010 dân số Xã Trường Sơn là 2.153 người, với 503 hộ dân, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,7%, mật độ dân số là 71 người/km2. Người dân chủ yếu thuộc dân tộc Mường chiếm 95% so với tổng dân số toàn xã, tiếp đến là người Dao và người Kinh chỉ chiếm 5% so với tổng dân số xã.

Đây là nguồn lao động rồi dào, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, lượng lao động này chủ yếu là không qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, lao động thủ công chiếm đa số, năng suất lao động thấp. Do đó, để hướng tới phát triển nông nghiệp có hiệu quả cao cần phải đào tạo nguồn lao động này có tay nghề cao.

- Giáo dục đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện có bước phát triển mới cả về chất lượng và quy mô. Trong đó giáo dục mầm non được quan tâm phát triển mạnh.

Hiện tại, xã có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở với tổng số học sinh là 415 học sinh.

Năm 2010 là năm giao tự chủ ngân sách cho các trường quản lý kinh phí của ngành giáo dục có hiệu quả, kịp thời hơn. Chất lượng giáo dục các bậc học ngày càng được nâng cao. Chất lượng giáo dục đại trà được quan tâm và có nhiều chuyển biến, hàng năm được thanh kiểm tra chất lượng của giáo viên và học sinh. Về đội ngũ giáo viên của xã cơ bản là đủ về số lượng và đang được nâng cao về chất lượng. Sự nghiệp giáo dục của địa phương đã được đầu tư về cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học ở 3 cấp ngày càng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ huy động trẻ em đúng độ tuổi đến trường đạt 98% so với tổng số trẻ em trong toàn xã.

Tuy vậy xã Trường Sơn còn gặp không ít khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, các bậc cha mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, trong khi đó kinh tế của địa phương vẫn còn nhiều khó khăn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, khả năng đóng góp của các hộ gia đình, các tổ chức cho nhà trường hầu như không có, do vậy làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường.

- Lĩnh vực xã hội khác

Trong những năm gần đây, các lĩnh vực khác của xã hội như: y tế, văn hoá, thông tin, thể thao của huyện cũng được quan tâm góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển.

Về mặt y tế, xã luôn cố gắng chăm lo củng cố tổ chức mạng lưới y tế cơ sở vững mạnh, làm tốt công tác y tế dự phòng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoạt động khám chữa bệnh tại cơ sở được cải thiện đáng kể, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thường xuyên triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ sở, chữa bệnh cấp thuốc miễn phí, tư vấn

sức khỏe và tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân. Theo thống kê năm 2010, Trạm y tế xã có 07 cán bộ chuyên môn. Trong đó có 02 bác sỹ, 03 y sỹ đa khoa, 01 y tá điều dưỡng, 01 dược sỹ; với số lượng y bác sỹ hiện tại của xã hiện nay vẫn phải tăng cường lực lượng và thường xuyên nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu cho cả xã.

Về mặt văn hoá - thể thao, xã luôn đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh, các hoạt động văn hoá - thể thao - thông tin phát triển mạnh và tương đối đồng bộ, phục vụ tốt các ngày lễ lớn và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hiện nay, toàn xã có 100% số xóm có cụm đài truyền thanh đã dần đáp ứng được nhu cầu về thông tin của người dân.

3.2.3. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông

Trường Sơn với hệ thống giao thông khá đa dạng và ngày càng được quan tâm hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Đối với nông nghiệp giao thông phát triển là một trong những yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy sản xuất và hình thành các vùng chuyên canh.

Hệ thống giao thông đường bộ gồm các tuyến đường huyện lộ và giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 35 km. Các tuyến đường liên thôn đã được bê tông hóa tới khoảng 75% tổng số các đoạn đường toàn xã. Trong thời gian tới các tuyến đường này được nâng cấp mở rộng phục vụ phát triển kinh tế.

- Hệ thống điện - thủy lợi.

Xã Trường Sơn có hệ thống các con suối chảy trên địa bàn, đây là nguồn nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp, với địa hình đồi núi cao nên việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu gặp nhiều khó khăn chỉ đạt khoảng 65% tổng số các kênh mương được cứng hóa, do vậy chủ yếu dựa vào

độ dốc của đồi núi và tận dụng nguồn nước suối chảy vào đất canh tác. Vậy để đạt năng suất cao và đảm bảo chủ động cho việc tưới tiêu trong sản xuất thì cần phải đầu tư xây dựng các con mương, cống để bơm và thoát nước cho ruộng canh tác. Hệ thống lưới điện nông thôn đã phủ đều khắp các xóm trong xã và cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh trong toàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các phương án phát triển rừng trồng sản xuất tại xã trường sơn lương sơn hòa bình (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)