Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện thái độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 63 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện thái độ

3.1.2.1. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện sự thân mật, lịch sự hoặc thân mật, suồng sã

a. Sắc thái thân mật, lịch sự

Trong giao tiếp xã hội, cách xưng hô biểu thị sắc thái thân mật, lịch sự thường xuất hiện trong giao tiếp giữa những người đồng cấp, hoặc phát ngôn

của cấp trên trong giao tiếp với cấp dưới, ở môi trường giao tiếp quy thức. Sắc thái cảm xúc này cũng được sử dụng trong những trường hợp tương tự ở một số tác phẩm của Phan Tứ. Ví dụ:

<133> Tôi không ưa những phương pháp khủng bố. Trừng trị là hạ sách. Phải thu phục, các ông bạn ạ, phải thu phục lòng người. [52, tr.188]

Đây là phát ngôn của Đờ Lagiurê tại câu lạc bộ sĩ quan với những người đồng cấp về phương án cai trị nhân dân Lào. Theo cách xưng hô trong những cuộc họp thông thường, Đờ Lagiurê phải xưng tôi và gọi các đồng chí. Tuy nhiên, hắn đã xưng tôi để vẫn giữ được thái độ lịch sự, nhưng đồng thời gọi những sĩ quan đồng cấp là các ông bạn nhằm thể hiện sự thân mật, rút ngắn khoảng cách giữa hắn và những người trong hội thoại.

<134> Chiều nay B.8 họp để bình nghị cho đi phép, nhưng Mạc bận không dự. Bắt tay Tiến, anh ngần ngừ nói: “...cậu về chúng mình lúng túng nhiều đấy”. [52, tr.48]

Đây là phát ngôn của Mạc nói với Tiến trong hoàn cảnh Tiến chuẩn bị về nghỉ phép và có ý định chuyển công tác mới. Trong những môi trường giao tiếp quy thức, Mạc cần xưng tôi và gọi Tiến là đồng chí. Nhưng ở đây Mạc đã chọn cách xưng hô chúng mình - cậu để tỏ thái độ thân mật nhưng vẫn lịch, ngầm tỏ ý muốn giữ Tiến ở lại.

<135> Cậu đi với tớ, gặp dân hỏi tình hình. Này, nghỉ mười phút! [52, tr.45]

Đây là lời đại đội phó Sơn Linh nói với Trung đội phó Tiến khi hai người đang đi trong rừng. Mặc dù Tiến ít tuổi hơn nhưng Sơn Linh vẫn dùng cậu - tớ trong xưng hô với mục đích cố kéo gần khoảng cách, tạo sự thân mật. Lúc này, Tiến và Sơn Linh mới quen.

b. Sắc thái thân mật, suồng sã

Ở một số tác phẩm của Phan Tứ, từ xưng hô thể hiện sắc thái thân mật, suồng sã thường được sử dụng trong giao tiếp giữa những người bằng vai, hoặc được những người ở vai trên sử dụng trong giao tiếp với những người thuộc vai dưới. Ví dụ:

<136> Không, tụi tao ở tập trung. Sao mày bị... không viết thư tao biết? [52, tr.52]

Cách xưng hô mày - tao thường được sử dụng khi những người tham thoại không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc muốn biểu hiện sự tức giận. Câu nói trên là phát ngôn của Tiến khi trò chuyện với Điềm, “cậu bạn chung chăn năm xưa”. Như vậy, giữa Tiến và Điềm không cần giữ lễ, Tiến chọn cách xưng hô mày - tao biểu hiện sự thân mật, suồng sã.

<137> Tụi mình lãnh cái làng khó nhai nhứt hạng [52, tr.129]

Đây là phát ngôn cửa Thiết trong bối cảnh có Thiết, Huy và Bân cùng nhau bàn về làng mà họ đến để thuyết phục và lập làng kháng chiến. Đại từ xưng hô tụi mình mà Thiết sử dụng trong phát ngôn trên mang sắc thái suồng sã, thân mật.

<138> Tội nghiệp, con nít mới lớn lên đã phải chịu cực. Bọn tao quen rồi không nói chi, tuổi tụi bây đang sức ăn ngủ, chơi bời,… [52, tr.171]

Đây là phát ngôn của Thiết khi trò chuyện với An và Huy. An và Huy là những người lính trẻ gốc Hà Thành; Thiết là cấp trên và đáng tuổi đàn anh của Huy, An. Tuy nhiên, Thiết không chọn lối xưng hô xa lạ để thể hiện quyền lực của cấp trên hay xưng hô anh - các em theo quy tắc xưng hô theo quan hệ xã hội. Anh xưng bọn tao, gọi tụi bay; thể hiện sự thân mật, suồng sã trong giao tiếp để Huy và An hiểu rằng: mối quan hệ giữa họ thân thiết tới mức không cần giữ lễ.

3.1.2.2. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện sự khinh miệt, thách thức

Trong phạm vi khảo sát, nhóm từ ngữ này thường được quân - dân Việt - Lào sử dụng để nhắc tới quân địch. Ví dụ:

<139> Đây Phổ nè, tao tiếp tế cộng sản đây nè. Không cho chén gạo gạo nào, mày cũng hút hết máu má con tao. Đã vậy tao ủng hộ Cộng sản tận bờ sát góc cho mày biết mặt. Cách mạng về, mày chết tới đít Phổ ơi, mày chết tới đít rồi... [52, tr.570]

Đây là lời của má Bảy khi trò chuyện với Phổ trong hoàn cảnh cách mạng đã về. Má Bảy xưng tao và gọi Phổ là mày. Như đã nói, cách xưng hô mày - tao thường được sử dụng khi những người tham thoại không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc muốn biểu hiện sự tức giận. Phổ là người nắm quyền sinh quyền sát trong vùng và có mối thâm thù với má Bảy. Khi vắng bóng Cách mạng, má Bảy không có chỗ dựa nên khi đối thoại, má Bảy thường gọi Phổ là ông và xưng tôi. Tình thế thay đổi, má Bảy xưng tao và gọi Phổ là mày (như ví dụ) nhằm biểu hiện thái độ khinh miệt và thách thức.

<140> Tôi đề nghị chúng ta nắm lại trọng tâm ngày hôm nay: “Trong hoàn cảnh thằng Rạng đào ngũ…” [52, tr.95]

Ví dụ trên là phát ngôn của Mạc trong cuộc họp với các cán bộ cấp dưới. Nhân vật “thằng Rạng” được Mạc nhắc tới là một người không trung thành với cách mạng, đã đào ngũ. Mạc gọi “thằng Rạng” để tỏ thái độ coi thường, khinh bỉ; để thấy hắn cũng đáng khinh như “thằng Mỹ”, “thằng Diệm” hay “thằng đầu trộm đuôi cướp”.

<141> Trên khu đoán chắc phải đúng. Pháp định càn rất mạnh, rất lâu,

định diệt hết chúng ta đấy. [52, tr.127]

Đây là phát ngôn của Tiến khi anh nhận định về tình tình cách mạng Tiến tự gọi những người làm cách mạng là chúng ta, ý nói những người cách mạng là một khối thống nhất, cùng chung một mục tiêu, đồng thời phân biệt rạch ròi giữa 2 cực: Chúng ta (những người yêu hòa bình) với (kẻ xâm lược). Như vậy, cách xưng chúng ta và gọi trong ví dụ trên phần nào cho thấy sự khinh miệt, coi thường quân Pháp của người phát ngôn là Tiến.

<142> Trò giành chính quyền. Vui ghê lắm. Con đi bắt ác ôn Kỳ Lâm,

tụi nó lạy con như rái giỗ cha. [52, tr.641]

Đây là phát ngôn của Út Sâm trong giao tiếp với má Bảy. Ở lời thoại này, Út Sâm có nhắc đến đối tượng thứ 3 là: ác ôn Kỳ Lâm, dùng tụi nó làm từ gọi thay thế. Bằng cách xưng hô này, Út Sâm tỏ rõ thái độ khinh miệt, coi thường đối với quân bán nước và cướp nước.

<143> Chối làm gì. Mày nhận của bao nhiêu quần áo bạc vàng rồi. Kéo nhau đi chơi bao nhiêu hội hè. Cũng may chưa kịp chửa hoang với thằng

gián điệp ấy, đẻ ra vài đứa gián điệp cho đẹp mặt cha mẹ mày! [52, tr.60]

Phát ngôn trên của nhân vật Xẩy khi đối thoại với Bua Kham. Nhân vật

“thằng gián điệp” mà Xẩy nhắc đến trong ví dụ trên là Phủi.

3.1.2.3. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện sự quỵ lụy

<144> Đồng chí Tiến... anh nhận làm xiều tôi nhé? Anh giúp tôi... tôi

bướng, tôi tự cao, tôi xấu lắm. Anh cứu mạng tôi, anh khuyên bảo hàng năm nay, tôi vẫn không nên người tốt... Anh kết xiều với tôi nhé? [52, tr.63]

Thái độ quỵ lụy của Xẩy đối với Tiến được bộc lộ rõ nhất qua những lời tự trách và đề nghị “kết xiều” của Xẩy. Tuy nhiên, cách Xẩy gọi Tiến là

anh, xưng tôi, trong khi Xẩy đáng tuổi cha chú Tiến cũng phần nào cho thấy sự nhún nhường của Xẩy.

<145> - Mày tính tố tao lấy thưởng hả?

- Chết, Sâm đừng nghi, tội lắm. Hễ mình hở ra với ai thì sét đánh chết lập tức. Mình nói có mặt trời soi vô miệng đây nè.

(Sâm mủi lòng vì Mại đã rân rấn nước mắt. Với lại nó thề rồi. Cả nhà Mại quanh năm cũng vái, mỗi tháng ăn chay tám ngày đủ lệ bát trai, nó không dám thề bậy đâu. Sâm nuốt cau mắng “đồ tồi” vào bụng, ấm ức bỏ đi, Mại chạy theo run rẩy:

- Để mình đi, mình đi. Sâm đừng giận, mình đau đớn lắm. [52, tr62] Ví dụ trên là đối thoại của Sâm và Mại. Trong khi Sâm gọi mày, xưng

tao để thể hiện cảm xúc khó chịu, bực bội, không muốn giữ lễ thì Mại “rân rấn nước mắt” xưng mình, gọi tên riêng của Sâm. Trong bối cảnh giao tiếp bí mật chỉ có hai người, hành động gọi Sâm bằng tên riêng của Mại rõ ràng không nhằm mục đích định danh mà để thể hiện những mến thương đặc biệt dành cho Sâm. Từ hai cách xưng hô có phần đối lập trên, có thể thấy thái độ quỵ lụy của Mại dành cho Sâm - người bạn mà Mại “không bao giờ từ chối sự hy sinh nào”.

3.1.2.4. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện sự lạnh nhạt, trách móc

Nhóm từ ngữ này được sử dụng trong giao tiếp giữa những người thân quen, ở hoàn cảnh giữa họ đang có hiểu lầm, giận dỗi và muốn khéo léo thể hiện thái độ ấy cho đối tác của mình. Ví dụ:

<146> Anh Xẩy ạ, nếu thật tình nhân dân Lào không cần nữa…chúng tôi về ngay…về… tất cả…[52, tr.70]

Đây là phát ngôn của Tiến khi đối thoại với Xẩy. Trong phát ngôn này, Tiến gọi Xẩy là anh, nhắc đến đối tượng thứ 3 là nhân dân Lào và xưng

chúng tôi. Để có thể hiểu tường tận thái độ của Tiến qua cách xưng hô này lại

cần nắm được ở anh những thông tin cơ bản về tính cách, công việc và hoàn cảnh. Tiến là bộ đội Việt đến Lào để giúp đỡ nhân dân Lào giải phóng đất nước. Theo lời phò Phun, bộ đội Việt phải “xa nhà cửa, xa đất nước tổ tiên, qua đây giúp mình còn phải nghe chửi. Sống nằm rừng, chết chôn rừng, hết

chỗ nói. Gặp mùa đói kém, họ nhường gạo cho bộ đội Itxala...”. Trong mắt

những người dân Lào đã giác ngộ Cách mạng, Tiến là người thay mặt cho một dân tộc và một quân đội anh hùng, giúp đỡ nhân dân Lào hết sức vô tư. Vậy mà, Tiến lại chính tai nghe một người dân Lào có ý thức về Cách mạng (Xẩy) nói bộ đội Việt là “quân xâm lược”. Bởi vậy, anh chọn cách tự xưng

chúng tôi (để chỉ chung bộ đội Việt), gọi Xẩy là anh (thay vì gọi bà con,đồng

bào... như thường gọi) và nhắc đến đối tượng thứ 3 là nhân dân Lào để phân

biệt rạch ròi với nhân dân Việt. Trong hoàn cảnh bị Xẩy chạm đến lòng tự hào dân tộc, Tiến rất tức giận nhưng cố gắng kiềm chế và chọn cách xưng hô như trên để tỏ thái độ lạnh nhạt, trách móc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)