Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.2. Nét riêng của Phan Tứ trong cách sử dụng từ ngữ xưng hô
3.2.1. Từ ngữ xưng hô mang dấu ấn Nam Trung Bộ
Không chỉ sử dụng từ xưng hô trong tiếng Việt tồn dân, Phan Tứ cịn đưa vào những tác phẩm của mình cách xưng hô trong phương ngữ Nam Trung Bộ tiếng Việt. Đây là lớp từ giúp phản ánh rõ nét cách ứng xử trong giao tiếp của người Nam Trung Bộ nói chung. Có thể hình dung hệ thống từ ngữ xưng hơ trong phương ngữ Nam Trung Bộ được sử dụng ở một số tác phẩm của Phan Tứ như sau :
Bảng 3.1. Từ ngữ xưng hô trong phương ngữ Nam Trung Bộ được sử dụng trong một số tác phẩm của Phan Tứ STT Từ ngữ xưng hô trong phương ngữ
Nam Trung Bộ Tần số xuất hiện 1 Hắn 24 2 Bay 8 3 Mi 11 4 Má 35 5 Tụi bay 6 6 Tụi mình 3 7 Tụi nó 13 8 Tụi con 2 9 Má con tao 1 Tổng 103
<150> Cho bay chết đủ cha con, bay khỏi thắc mắc! [52, tr.665]
<151> Mi viết thơ về nhà thằng An, kể lại cái hôm đánh ở Na Bua
nghe. [52, tr.97]
<152> Tụi bay đưa nó cây M.1, cây mới nhứt…Ra đây bắn tao coi. [52, tr.611]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
<153> Tụi mình lãnh cái làng khó nhai nhứt hạng [52, tr.129]
<154> Dạ có anh Hai đây tụi nó đâu dám… dạ, thiệt bậy chớ… dạ, em ra lệnh tụi nó hổng nghe, tụi nó nói em khơng phải trung sĩ hạ sĩ gì mà địi xài xể người ta. [52, tr.604]
<155> Thằng Rân mới gởi cho con lá thơ nữa. Nó viết văn chương
má ơi. Giấy hồng thơm ghê, con đốt cứ tiếc tờ giấy hoài.
- Mày lại kêu bạn bè tới đọc chung hả?
- Có bốn đứa. Chao, tụi con cười lăn lộn. [52, tr.560]
<156> Đây Phổ nè, tao tiếp tế cộng sản đây nè. Không cho chén gạo gạo nào, mày cũng hút hết máu má con tao. Đã vậy tao ủng hộ Cộng sản tận
bờ sát góc cho mày biết mặt. Cách mạng về, mày chết tới đít Phổ ơi, mày chết tới đít rồi... [52, tr.570]
Có thể thấy, từ ngữ xưng hơ trong phương ngữ Nam Trung Bộ trong một số tác phẩm của Phan Tứ khá đa dạng, phong phú. Mỗi lần sử dụng từ xưng hô trong phương ngữ Nam Trung Bộ là một lần chân dung nhân vật xưng hô hiện ra một cách chân thật, sinh động với những trong trẻo, giản đơn đặc trưng cho tính cách của người miền Trung. Có thể thấy rằng, lớp từ xưng hơ trong phương ngữ Nam Trung Bộ chỉ được Phan Tứ sử dụng trong những hồn cảnh giao tiếp mang tính suồng sã, thân mật; hoặc đơi khi là xưng hô bộc phát trong lúc nóng giận của người nói (như <150>, <156>).