Từ xưng hô là từ phức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 53 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Từ xưng hô là từ phức

2.2.2.1. Các đại từ nhân xưng đích thực là từ phức

Ví dụ:

<110> Tiến ho liền liền, lưỡi ríu không nói được. Rồi phát cáu với mình, anh bóp bàn tay Kham đau điếng, nói bừa như người đâm đầu xuống giếng :

- Chúng mình lấy nhau, em nhé ? [52, tr.194]

<111> Rồi một mùa đông khác đến. Cũng vào lúc bụi tre bắt đầu đưa võng trong gió bấc, đại đội của Tùy lại kéo qua Đồng Dừa. Anh em từ trên Tây Nguyên về sắp xuống tàu đi tập kết. Tùy nói:

- Chúng con dỡ nhà của má, bây giờ phải dựng đền. [52, tr.525] <112> - Thằng Bê dù giỏi nhớ ghê ta.

- Tai nó to, nó nghe rõ hơn tụi mình. Ai nói gì cũng lọt tai nó trước... [29, tr.541]

<113> Sâm ngồi thụp xuống bên anh, túm cánh tay anh giật mạnh, nói qua nước mắt giàn giụa:

- Tụi nó mổ bụng bác, phơi bác giữa chợ... à mà không phải bác, bác

khác kia... [52, tr.590]

2.2.2.2. Các từ chỉ quan hệ thân tộc là từ phức được dùng để xưng hô

Ví dụ:

<114> Tay má làm thoăn thoắt, óc má nghĩ hằn học và thích thú: “Đây Phổ nè, tao tiếp tế Cộng sản đây nè. Không cho chén gạo nào, mày cũng hút hết máu má con tao. Đã vậy tao ủng hộ Cộng sản tận bờ sát góc cho mày biết mặt. Cách mạng về, mày chết Phổ ơi, mày chết tới đít rồi...” [52, tr.570].

Bảng 2.15. Các từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của Phan Tứ xét về phương diện cấu tạo

Các từ ngữ xưng hô xét về phương diện cấu tạo Số lượng Tỉ lệ

Từ đơn 44 58.7%

Từ phức 31 41.3%

Tổng 75 100%

2.3. Tiểu kết

1. Trong một số tác phẩm của Phan Tứ, từ ngữ được sử dụng trong xưng hô khá đa dạng, đó là: xưng hô bằng đại từ nhân xưng, xưng hô bằng từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc, xưng hô bằng tên riêng, xưng hô bằng các từ ngữ chỉ chức danh nghề nghiệp, xưng hô bằng bán đại từ và một số kết hợp khác. Cách xưng hô bằng đại từ nhân xưng và từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc

của một số nhân vật bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Nam Trung Bộ. Điều này đã góp phần tạo ra nét riêng trong xưng hô ở một số tác phẩm của Phan Tứ xét về góc độ ngôn từ.

2. Kết quả khảo sát cho thấy đại từ nhân xưng, từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc và tên riêng được sử dụng trong xưng hô với tần số nhiều hơn cả. Cả ba nhóm từ này đều có thể sử dụng cho xưng hô ở ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba.

3. Về phương diện cấu tạo, bao gồm tất cả các từ ngữ dùng để xưng hô, có 44 (58.7%) từ đơn, 31 (41.3%) là từ phức. Như vậy, trong phạm vi khảo sát, từ ngữ xưng hô có cấu tạo là từ đơn được sử dụng nhiều hơn.

Chương 3

CÁCH DÙNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PHAN TỨ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)