Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Vài nét về Phan Tứ và tác phẩm của ông
Phan Tứ (1930 - 1995) tên thật là Lê Khâm, ông là một trong những cây bút xuất sắc của thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Phan Tứ được sinh ra ở Bình Định nhưng suốt thời niên thiếu ông sống ở quê cha là Quế Phong - Quế Sơn - Quảng Nam. Vốn là cháu ngoại nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, được sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống Cách mạng, Phan Tứ sớm được giác ngộ và có ý thức đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Năm 1958, ông theo học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng năm này, ông đã viết cuốn "Bên kia biên giới" với bút danh Lê Khâm. Tác phẩm viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam tại Hạ Lào. Năm 1960, ông ra mắt cuốn "Trước giờ nổ súng" với cùng đề tài trên. Cả hai tác phẩm được đánh giá cao, và ông trở thành một nhà văn tên tuổi thời bấy giờ khi mới vừa tròn 30 tuổi [51].
Sau khi tốt nghiệp năm 1961, ông được phân công trở lại công tác tại chiến trường Miền Nam, làm phái viên tuyên truyền khu ủy Liên khu V, ủy viên đảng đoàn Văn nghệ khu 5, và viết văn dưới bút danh Phan Tứ. Bút danh này gắn liền với các tác phẩm nổi tiếng của ông sau này. Do sức khỏe yếu và chịu ảnh hưởng bởi tác động của chất độc hóa học, năm 1966 ơng được rút ra Bắc để chữa bệnh, công tác tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, sau đó giữ chức quyền Tổng biên tập Nhà xuất bản Giải phóng [51].
Nói về những tác phẩm của Phan Tứ, có thể nhận định rằng ơng là nhà văn đã đi đến cùng với đề tài chiến tranh cách mạng bằng chính những trải nghiệm xương máu của mình. Xin được tóm tắt sự nghiệp sáng tác của Phan Tứ bằng hệ thống những tác phẩm đã gây dấu ấn trên văn đàn theo trình tự: Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958, tái bản 1978), Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết, 1960), Trở về Hà
Nội (truyện ngắn, 1960), Trên đất Lào (bút ký, 1961), Về làng (1964), Gia đình
má Bảy (tiểu thuyết, 1968, tái bản 1971, 1972, 1975), Mẫn và tôi (tiểu thuyết,
1972, 1975, 1978, 1987, 1995), Trại ST 18 (tiểu thuyết, 1974), Người cùng quê (tiểu thuyết 3 tập, 1985, 1995, 1997, chưa hoàn thành).
Bên kia biên giới mặc dù không phải tác phẩm đầu tay nhưng là tiểu thuyết
đầu tiên khiến bạn đọc biết đến tên Lê Khâm. Ở Bên kia biên giới, bạn đọc thấy được bản chất Cách mạng của quân đội hai nước Việt Nam - Lào và tinh thần đoàn kết máu thịt của quân dân hai nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Gia đình má Bảy ra đời sau bốn năm khi Lê Khâm đổi bút danh thành
Phan Tứ. Tác phẩm đã phản ánh cuộc chiến kiên cường của đồng bào xã Kỳ Bường. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là má Bảy, một người mẹ giàu tình cảm , nói ít làm nhiều, dẫu phải đối mặt với những tra tấn, kìm kẹp dã
man của kẻ thù vẫn kiên trung theo con đường Cách mạng. Cuộc đời và sự thay đổi trong nhận thức của má Bảy mang tính chất điển hình cho quần chúng cách mạng trước và sau đồng khởi.
Còn nhiều những tác phẩm khác của Phan Tứ đáng được đầu tư nghiên cứu một cách bài bản như: Mẫn và tôi, Trước giờ nổ súng... Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn xin được khảo sát hai tác phẩm Bên kia biên giới và Gia đình má Bảy.