7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Xưng hô bằng các đại từ nhân xưng
2.1.1.1.Ngôi thứ nhất
a, Ngôi thứ nhất số ít
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít gồm: tôi, ta, tao, tớ, mình. Trong thực tiễn giao tiếp, các đại từ này đều được sử dụng. Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát của luận văn, đại từ ta ngôi thứ nhất số ít không xuất hiện.
Bảng 2.2: Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít) trong một số tác phẩm của Phan Tứ
STT Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít) Tần số xuất hiện
1 Tôi 253
2 Tao 130
3 Mình 35
Kết quả khảo sát các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít) trong một số tác phẩm của Phan Tứ được thể hiện ở bảng 2.2.
Tôi là đại từ nhân xưng có sắc thái trung tính. Thông thường, đại từ tôi được vai giao tiếp trên sử dụng trong xưng hô với vai dưới hoặc xưng hô giữa những người ngang hàng với nhau. Đại từ tôi được cũng được sử dụng ở môi trường giao tiếp quy thức như trong các cuộc họp, các diễn đàn, hội nghị... hoặc trong những tình huống giao tiếp mà những người tham gia giao tiếp có nhiều mối quan hệ đan chéo. Như vậy, mặc dù không tạo được cảm giác thân quen, gần gũi nhưng đại từ tôi vẫn được xem như một giải pháp tình thế cho việc xưng hô trong nhiều bối cảnh giao tiếp. Đây có thể được xem như sự lý giải cho hiện tượng đại từ tôi được sử dụng nhiều nhất trong một số tác phẩm của Phan Tứ. Có thể dẫn ra một vài tình huống giao tiếp sử dụng đại từ nhân xưng tôi như sau:
<1> Anh đợi tôi với! [52, tr.63]
Đại từ tôi ở ví dụ này được Kham sử dụng trong xưng hô với Đeng. Kham và Đeng là người cùng làng, Đeng hơn tuổi Kham và có tình cảm đặc biệt với Kham. Nếu xưng hô theo đúng vai vế xã hội, Kham phải gọi anh - xưng em. Tuy nhiên, Kham không muốn đáp lại tình cảm của Đeng. Vì vậy, Kham đã sử dụng từ tôi trong xưng hô với Đeng nhằm tạo khoảng cách.
<2> Bà con ạ, cho tôi góp đôi câu. [52, tr.68]
Đây là phát ngôn của nhân vật Tiến trong khi trao đổi về Cách mạng Việt - Lào với bà con làng Na Bua. Cuộc hội thoại này có nhiều nhân vật thuộc nhiều độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Vì vậy, từ xưng hô tôi được nhân vật sử dụng.
<3> - Thố! Mải nói chuyện quên cả anh hem đồng chí. Anh mới về tôi
chưa quen, xin lỗi nhé.
- Vâng, tôi mới về huyện ta.
- Anh nói giọng hơi cứng. Hình như người ở Bô Lô Ven phải không? Ở tình huống này, việc các đương sự đều xưng tôi, gọi anh là một giải pháp xưng hô an toàn nhằm đảm bảo tính lịch sự mà lại không quá cứng nhắc. Từ nội dung lời thoại và cách xưng hô có thể thấy họ vừa quen biết, chưa biết những thông tin về tuổi tác, quê quán của nhau. [52, tr.68]
<4> Đồng chí Tiến… anh nhận làm xiều tôi nhé? Anh giúp tôi,… tôi
bướng, tôi tự cao, tôi xấu lắm. Anh cứu mạng tôi, anh khuyên bảo hàng năm nay, tôi vẫn không nên người tốt… Anh kết xiều với tôi nhé?[tr174]
Người phát ngôn ở ví dụ trên là Xẩy. Xét về tuổi tác, Xẩy đáng tuổi cha/chú Tiến. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Tiến là ân nhân của mình, Xẩy đã xưng tôi gọi anh để thể hiện sự trân trọng, nhún nhường.
<5> Cảm ơn đồng chí nhé. Tôi đỡ lo nhiều rồi. [52, tr.146]
Đại từ tôi ở ví dụ này được nhân vật Vi Xiên sử dụng trong xưng hô với Tiến. Tiến và Vi Xiên là những người ngang tuổi nhau và cùng tham gia chiến đấu.
<6> Tôi không ưa những phương pháp khủng bố. Trừng trị là hạ sách. Phải thu phục, các ông bạn ạ, phải thu phục lòng người. [52, tr.188]
Đây là phát ngôn của Đờ Lagiurê tại câu lạc bộ sĩ quan với những người đồng cấp về phương án cai trị nhân dân Lào. Vì vậy, việc hắn xưng tôi,
gọi các ông bạn là điều dễ hiểu.
Đại từ tao xuất hiện 130 lần, xếp thứ 2 về tần số xuất hiện. Thông thường, đại từ tao là kiểu xưng hô thân mật, mang sắc thái suồng sã giữa những đối ngôn có quan hệ bình đẳng hoặc thân thiết. Có thể dẫn ra một vài tình huống sử dụng đại từ nhân xưng tao trong tác phẩm của Phan Tứ như sau:
<7> Không, tụi tao ở tập trung. Sao mày bị... không viết thư tao biết? [29, tr.52]
Đại từ tao ở ví dụ này được nhân vật Tiến sử dụng trong xưng hô với Điềm. Hai nhân vật này ngang tuổi và là đồng đội của nhau
<8> Cái thằng... Sao mày nói với tao mày không dại gì lãnh súng? [52, tr 519].
Đây là câu nói của má Bảy với con trai của mình là Tư Sỏi. Trong hoàn cảnh này, má Bảy được tự do lựa chọn cách xưng hô. Tuy nhiên, má Bảy đã chọn cách xưng hô tao - mày để tỏ thái độ không bằng lòng về việc Tư Sỏi lãnh súng làm dân vệ cho Mỹ.
<9> Đây Phổ nè, tao tiếp tế cộng sản đây nè. Không cho chén gạo gạo nào, mày cũng hút hết máu má con tao. Đã vậy tao ủng hộ Cộng sản tận bờ sát góc cho mày biết mặt. Cách mạng về, mày chết tới đít Phổ ơi, mày chết tới đít rồi...[52, tr. 570]
Đây là lời thoại của má Bảy khi nghĩ đến Phổ (tay sai của giặc). Má Bảy xưng tao trong trạng thái tức giận, căm thù đối với Phổ. Như vậy, đại từ
tao trong tác phẩm của Phan Tứ không chỉ sắc thái suồng sã giữa những đối ngôn có quan hệ bình đẳng hoặc thân thiết như thường thấy.
Đại từ mình xuất hiện 35 lần. Thông thường, đại từ mình ngôi thứ nhất được người nói sử dụng khi muốn thể hiện mối quan hệ thân mật, hữu nghị với người nghe. Đại từ mình ngôi thứ nhất số ít xuất hiện trong tác phẩm của Phan Tứ thông qua phát ngôn của một vài nhân vật như sau:
<10> Tôi già rồi anh Xẩy ạ. Anh tin lời tôi nói. Mình để mất nước thì khổ nhục thân mình, lại còn mang tội đời đời nữa đấy... [52, tr.73].
Đây ra phát ngôn của phò Phun khi muốn thuyết phục Xẩy tin tưởng và trung kiên với sự nghiệp Cách mạng. Phò Phun đã sử dụng đại từ mình để Xẩy thấy rằng sự nghiệp giữ nước không phải của riêng ai; đồng thời khẳng định phò Phun và Xẩy tuy là hai người nhưng khi thực hiện nhiệm vụ giữ nước lại là một. Vì vậy, đại từ mình đã được lựa chọn sử dụng trong xưng hô.
Đại từ tớ xuất hiện 23 lần, xếp thứ 4 về tần số xuất hiện của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít. Đại từ tớ thường được dùng để xưng hô giữa những người đồng trang lứa, mới quen hoặc đã quen từ lâu nhưng mức độ tình cảm chưa thân thiết lắm.
<13> Cậu đi với tớ, gặp dân hỏi tình hình. Này, nghỉ mười phút! [52, tr.45]
Đây là lời đại đội phó Sơn Linh nói với Trung đội phó Tiến khi hai người đang đi trong rừng. Mặc dù Tiến ít tuổi hơn nhưng Sơn Linh vẫn dùng cậu - tớ trong xưng hô với mục đích cố kéo gần khoảng cách, tạo sự thân mật. Lúc này, Tiến và Sơn Linh mới quen.
Đây là phát ngôn của Tiến nói với đồng đội của mình là Bân và
Huy. Tiến xưng tớ với Huy và Bân không phải bởi ba người mới quen hay
sự thân thiết chưa đủ. Thực tế, ba người rất gắn bó với nhau, nhưng do Tiến đã mười mấy năm làm công tác dân vận, đặc thù công việc đã chi phối cách xưng hô - cư xử của Tiến khiến những phát ngôn - hành động của Tiến luôn chừng mực, quy thức.
b, Ngôi thứ nhất số nhiều
Trong thực tiễn giao tiếp, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều thường được sử dụng gồm chúng tôi, chúng tao, chúng ta, chúng tớ, chúng mình, tụi mình, tụi tao, bọn tao... Trong phạm vi khảo sát, chỉ có chúng tôi,
chúng mình, chúng ta, tụi mình, bọn tao được sử dụng. Tần số xuất hiện của
những từ này như sau:
Bảng 2.3. Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số nhiều) trong một số tác phẩm của Phan Tứ
STT Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số nhiều) Tần số xuất hiện
1 Chúng tôi 43
2 Chúng mình 8
3 Chúng ta 9
4 Tụi mình 3
Bọn tao 5
Kết quả khảo sát cho thấy, đại từ được sử dụng nhiều nhất là chúng tôi.
Ví dụ:
<16> Anh Xẩy ạ, nếu thật tình nhân dân Lào không cần nữa…chúng tôi
về ngay…về… tất cả…[52, tr.70]
Đây là lời Tiến nói với Xẩy. Khi dùng đại từ chúng tôi, Tiến đã cho mình tư cách đại diện phát ngôn cho tất cả bộ đội Việt đang chiến đấu tại Lào. <17> Chúng tôi tha thiết kêu gọi bà con làng ta, ai có chồng con theo phiến loạn Itxala hãy nhắn gọi về. [52, tr.142]
Đây là phát ngôn trung đội phó lính Pháp khi đứng trước bà con Na Bua. Hắn đã sử dụng đại từ chúng tôi để vừa nêu lên ý kiến của mình, vừa ngụ ý thay mặt bộ đội, du kích và nhân dân Xây Thả Von khuyên nhủ dân làng Na Bua không theo phiến loạn.
Đại từ chúng mình xuất hiện 8 lần, đứng thứ hai trong số các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều, xét về tần số xuất hiện.
<19> Chiều nay B.8 họp để bình nghị cho đi phép, nhưng Mạc bận không dự. Bắt tay Tiến, anh ngần ngừ nói: “cậu về chúng mình lúng túng nhiều đấy” [52, tr.123]
Phát ngôn trên của Tiến trong giao tiếp với Mạc. Trong hoàn cảnh Tiến có cơ hội về nghỉ phép và muốn chuyển công tác; Mạc muốn giữ Tiến ở lại nhưng ngần ngại và không muốn để lộ cảm xúc cá nhân, Mạc đã sử dụng đại
từ chúng mình.
Hay <20> Thôi ngủ đi chú em. Thì ra mày xỏ tai búi tóc, tao mất tay đi cơ sở, là bởi chúng mình khéo nịnh cấp trên cả đấy![ 52, tr.54]
Bên cạnh đó, từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều như: chúng ta, tụi mình,
bọn tao cũng được các nhân vật trong tác phẩm của Phan Tứ cũng sử dụng:
<21> Tôi đề nghị chúng ta nắm lại trọng tâm ngày hôm nay: “ Trong hoàn cảnh thằng Rạng đào ngũ…” [52, tr.95]
Đây là phát ngôn của Mạc, khi Mạc thay lời của Linh ra lệnh rút quân và giao lại nhiệm vụ cho từng người. Mạc sử dụng đại từ chúng ta thay cho các đồng chí nhằm góp phần làm dịu bầu không khí căng thẳng đang diễn ra.
<22> Trên khu đoán chắc phải đúng. Pháp định càn rất mạnh, rất lâu, nó định diệt hết chúng ta đấy. [52, tr.27]
Đây là phát ngôn của Tiến với anh em tổ trinh sát. Tiến thay từ người cách mạng bằng đại từ chúng ta nhằm phân biệt rạch ròi giữa 2 cực: chúng ta
<23> Tụi mình lãnh cái làng khó nhai nhứt hạng [52, tr.129] Đây là phát ngôn cửa Thiết khi trò chuyện với Huy và Bân. Hay <24> Tai nó to, nó nghe rõ hơn tụi mình [52, tr.514]
Tụi mình chỉ quân Cách mạng cùng sống trong rừng. Tụi mình là cách
xưng hô trong sinh hoạt hàng ngày của người miền Trung thể hiện sự gần gũi, thân quen.
<25> Tội nghiệp, con nít mới lớn lên đã phải chịu cực. Bọn tao quen rồi không nói chi, tuổi tụi bây đang sức ăn ngủ, chơi bời,…[52, tr.534]
Đây là phát ngôn của Thiết với đàn em, đồng thời là cấp dưới của mình.
2.1.1.2. Ngôi thứ hai a, Ngôi thứ hai số ít
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít thường được sử dụng gồm: mày, bay, mi, cậu. Trong phạm vi khảo sát của luận văn, các đại từ này được sử dụng với tần số như sau:
Bảng 2.4. Các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (số ít) trong một số tác phẩm của Phan Tứ
STT Các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (số ít) Tần số xuất hiện
1 Mày 203
2 Bay 8
3 Mi 11
4 Cậu 32
Đại từ mày được sử dụng nhiều nhất (203 lần) trong xưng hô của các nhân vật ở một số tác phẩm của Phan Tứ. Ví dụ:
<26> Đánh trưa hôm qua, mày biết không? [52, tr.116]
Đây là phát ngôn của Xẩy khi trò chuyện với Kham về chiến công của bộ đội Việt và du kích Na Bua. Từ cách Xẩy không tự xưng và gọi Kham là
mày có thể thấy Xẩy ở vai trên trong quan hệ xã hội với Kham. Bởi vậy, Xẩy không cần giữ lễ.
<27> Cái thằng…Sao mày nói với tao mày không dại gì lãnh súng? [52, tr.519]
Câu trên là phát ngôn của má Bảy khi đối thoại với con trai - Tư Sỏi. Trong cuộc sống, mày - tao được sử dụng nhiều trong xưng hô giữa bố mẹ với con cái.
Từ cậu được sử dụng 32 lần, xếp thứ 2 về tần số xuất hiện của đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít. Ví dụ:
<28> Cậu đi với tớ, gặp dân hỏi tình hình. Này, nghỉ mười phút! [52, tr.45]
Đây là lời Trung đội phó Tiến nói với đại đội phó Sơn Linh. Tiến và Sơn Linh ngang tuổi. Lúc này, hai người mới quen nên việc xưng hô cậu - tớ
là hoàn toàn hợp lí.
Hay <29>...Cậu đưa mình tới chị Năm Tân, rồi nhà bà gì gần sông Nhớn…à bà Son, bà Bảy Son. [52, tr.551]
Đây là phát ngôn của anh Chín khi trò chuyện với Dõng. Anh Chín là cấp trên của Dõng, tuy nhiên anh chọn cách xưng mình gọi cậu để tạo không khí vui vẻ, gần gũi.
Một số đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít khác cũng được sử dụng như: bay, mi. Tuy nhiên, cách gọi này chỉ được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày của nhân dân Trung Bộ. Cách dùng phương ngữ Trung Bộ cũng là nét đặc trưng nổi bật trong xưng hô ở một số tác phẩm của Phan Tứ. Ví dụ:
<30> Cho bay chết đủ cha con, bay khỏi thắc mắc! [52, tr.665]
Đây là lời thoại của Út Sâm khi tự tay đánh bật lửa đốt ảnh thằng Diệm và lột tấm tranh quảng cáo viện trợ Mỹ. Đại từ bay thường được dùng trong xưng hô với người ngang hàng hoặc hàng dưới. Từ cách xưng hô này có thể thấy được thái độ coi thường của Út Sâm dành cho Mỹ, Diệm.
<31> Đừng viết dông dài. Bay cứ viết là Mặt trận biểu gì má con mình làm nấy, vậy đủ rồi [52, tr.719]
Đây là phát ngôn của má Bảy trong trò chuyện với Sâm. Má Bảy là vai xưng hô trên, bởi vậy không cần giữ lễ và có quyền thể hiện sự suồng sã trong giao tiếp với Sâm.
<32> Mi viết thơ về nhà thằng An, kể lại cái hôm đánh ở Na Bua nghe. [52, tr.97]
Đây là phát ngôn của anh Thiết nói với Huy khi vừa đánh xong trận ở Na Bua. Thông thường ngôi thứ hai số ít mi là dùng để gọi người ngang hàng hoặc hàng dưới, tỏ ra thái độ thân mật hoặc coi thường, khinh bỉ. Ở phát ngôn trên Thiết và Huy là anh em cùng vào sinh ra tử, Thiết hơn Huy vài tuổi. Như vậy, cách xưng hô trên cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa Thiết và Huy.
Hay <33> Mi qua nổi không rứa? [52, tr.50]
Đây là câu hỏi của Tiến hỏi Mộc trong hoàn cảnh Mộc có thể sẽ không qua được khúc sông sâu.
b, Ngôi thứ hai số nhiều
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày gồm: chúng mày, lũ chúng mày, bọn chúng mày, bon bay, chúng bay,... Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát, chỉ có các đại từ tụi bay,
chúng mày được sử dụng.
Bảng 2.5. Các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (số nhiều) trong một số tác phẩm của Phan Tứ
STT Các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (số nhiều) Tần số xuất hiện
1 Tụi bay 6
2 Chúng mày 8
Ví dụ:
<34> Tụi bay đưa nó cây M.1, cây mới nhứt…Ra đây bắn tao coi.[52, tr.611] Đây là phát ngôn của Ba Phổ khi thách thức Tư Sỏi. Đại từ xưng hô ngôi thứ hai số nhiều tụi bay dùng khi ra lệnh hoặc nói với những người cấp dưới. Ở phát ngôn trên Tư Phổ gọi tụi bay với tư cách người xưng hô ngôi trên để sai khiến, ra lệnh.
Cũng sử dụng tụi bay trong xưng hô nhưng thái độ của má Bảy dành