7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Từ xưng hô là từ đơn
Từ đơn có thể là cấu tạo của các nhóm từ dùng để xưng hô như: đại từ nhân xưng đích thực (mày, tao, nó, hắn...), từ chỉ quan hệ thân tộc (anh, em, chú, bác, mẹ, con....), tên riêng (Thơ, Ánh...), các bán đại từ (thằng, đệ. Trái lại, các từ chỉ nghề nghiệp thường có cấu tạo là từ phức.
2.2.1.1. Các đại từ nhân xưng đích thực là từ đơn.
<99> - Mi qua nổi không rứa?
- Hay để mày để tao! Tao mạnh hơn. [52, tr.50]
<100> - Tao bị phục ở Na Bua. Mày lên vùng Hàng rào, bọn vũ trang xông xáo dữ lắm. Hàng rào tức là vùng giằng co ấy mà. Địch giằng mất đã hai năm, ta chưa co lại được. [52, tr.52]
<101> - Đấy, ông thử hỏi khắp làng xem ai bảo con tôi hư?
Ơn đức Phật tổ nó, được người được nết, chịu khó lam làm lại thông minh sáng dạ. Gái làng đã mấy đứa biết chữ được như nó. Tuổi chưa nên người, ông định bắt nó đi cán bộ để tôi thui thủi. Có mụn con trai đi bộ đội chết rồi, giờ đến con gái... Nhỡ nó có làm thì sao tôi... tôi...
Mè khóc thút thít và phò chịu thua. [52, tr.114] Hoặc <102> Tiến ngượng cười:
- Chỉ sợ nói họ không nghe thôi. - Nói mãi họ cũng lọt tai. [52, tr.76]
2.2.1.2. Các từ chỉ quan hệ thân tộc là từ đơn dùng xưng hô
Ví dụ:
<103> Cơm xong, Tiến nằm dài hút thuốc lá, đợi mè Phao giục lấy vợ. Quả nhiên mè nói gần nói xa một lúc rồi thủ thỉ:
- Lấy vợ đi con ạ. Có nơi lui tới cũng đỡ vất vả. [52, tr.168]
Hoặc <104> Tiến cười làm mè phát cáu: “Làm tội mày đi! Bố mẹ ở cả bên nước Việt, sang đây mẹ không giúp thì ai lo!”. [52, tr.168]
Hoặc <105> Em xem, anh có tiếc gì với em đâu. Tất cả cơ nghiệp nhà
anh, cả mạng anh nữa, anh chỉ đổi lấy chút tình yêu... Sao em nỡ hắt hủi anh, hở Kham? [52, tr.115]
<106> Dũng hỏi má:
- Lỡ hắn trở mặt bắt má thì sao ? [52, tr.733]
2.2.1.3. Các từ chỉ tên riêng là từ đơn dùng xưng hô
<107> Sao Kham biết ? Kham tỏ vẻ thạo:
- Bọn trong làng mổ ba trâu, bắt mỗi nhà đồ bốn hông xôi anh ạ. Mà thằng tóc đỏ mới đi chiều qua, làm gì đã về ngay. [52, tr.178]
<108> Một tối Tiến rất ngạc nhiên khi thấy ông cụ lấy ra một hộp sữa, tươi cười:
- Xẩy nó gửi biếu con.
Theo lời ông cụ thì Xẩy đã bắt đầu tin anh em Việt, mến Tiến khá rõ. [52, tr.76]
<109> Mi viết thơ về thằng An, kể lại cái hôm đánh ở Na Bua nghe. [52, tr.97]