Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 56 - 63)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1. Sử dụng từ ngữ xưng hô thể hiện cảm xúc, thái độ của nhân vật

3.1.1. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện cảm xúc

3.1.1.1. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện sự yêu thương, lưu luyến

Từ ngữ xưng hô thể hiện cảm xúc yêu thương, lưu luyến được sử dụng trong xưng hô giữa bộ đội Việt với nhân dân Lào yêu nước (Bên kia biên giới); hoặc trong xưng hô giữa bộ đội Việt với dân Việt (Gia đình má Bảy). Ví dụ:

<114> Hai anh em đi cho khéo, về cho đủ má mừng... (Má buông tay.

Dõng tần ngần nhìn má, chớp mắt. Anh chào vội một lần nữa, lách qua cửa. Bê bước theo, hai người chìm ngay vào trong đêm, khơng một tiếng động). [52, tr.579].

Đây là lời má Bảy dặn dò Dõng và Bê trước khi hai người trở lại địa bàn hoạt động bí mật của bộ đội Việt Nam. Mặc dù khơng có quan hệ huyết

thống nhưng má Bảy xưng má, gọi Bê và Dõng là hai anh em. Cách xưng hơ

này cho thấy tình cảm u thương của má Bảy dành cho Dõng và Bê - những người tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, rằng những người cách mạng trong lòng dân là quan hệ máu mủ ruột già và nhân dân sẵn sàng nuôi dưỡng, chở che người Cách mạng như bảo vệ những đứa con máu thịt của mình. Sự lưu luyến của đương sự được thể hiện nhiều nhất qua những từ miêu tả hoạt động trạng thái. Tuy nhiên, cách xưng hô như trên cũng một phần cho thấy những luyến lưu của má Bảy đối với bộ đội Việt, giống như cách một người mẹ bịn rịn chia tay những đứa con của mình trước khi chúng dấn thân vào nơi mà sự sống hoàn toàn mong manh.

<115> Con đừng giận lão Xẩy. Hắn đứt mối đã lâu, bị lạc hậu rồi, con phải dẫn dắt hắn theo. Cả làng Na Bua này cũng vậy [52, tr.76].

Đây là phát ngơn của phị Phun khi trò chuyện với Tiến. Trong hội thoại, phị Phun khơng tự xưng và gọi Tiến là con. Nếu theo vai xã hội, phò

Phun giữ chức vụ cao hơn Tiến. Tuy nhiên, phị Phun khơng xưng tơi và gọi

đồng chí như cách xưng hô của cấp trên với cấp dưới (trong quân đội) thông

thường. Nhân vật lựa chọn cách gọi con nhằm bày tỏ những yêu thương mà

mình dành cho anh cán bộ Việt trẻ tuổi.

<116> Làm ăn cho bảnh, nghe khơng Bình? [52, 531]

(Anh dùng tên thật của Bê để thay cho tiếng con mà anh rất muốn gọi). Đây là lời dặn dị của anh Chín dành cho Bê khi Bê phải chuyển cơng tác. Anh Chín có hai con tầm tuổi Bê đều đã mất vì chiến tranh, Bê cũng đã từng cứu anh Chín một lần thốt chết. Anh Chín khơng muốn tỏ ra yêu riêng một ai, Bê cũng tránh cái tiếng thân thiết với cấp trên. Cách xưng hô của anh Chín thể hiện sự yêu thương trong chừng mực với Bê, đồng thời giúp anh che giấu cảm xúc tiếc nuối khi phải tạm rời xa người cán bộ trẻ mà anh đã dành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhiều tình cảm. Anh dùng tên thật của Bê để thay cho tiếng con mà anh rất

muốn gọi, bởi anh khơng muốn để lộ tình cảm hơn mức bình thường mà anh dành cho Bê.

<117> Chứ mẹ thì mong hai đứa chúng mày được sự thương yêu

nhau…[52, tr.218]

Đây là phát ngôn của mẹ Kham trong khi trò chuyện với Kham và Tiến. Thực tế, Tiến và Bua Kham chưa phải quan hệ vợ chồng nhưng cách xưng hô của mẹ Kham cho thấy bà đã coi Tiến là con; Tiến trong quan hệ với với bà cũng là mẹ - con, là quan hệ huyết thống. Đây là một cách bà gửi những lời yêu thương, nhắn nhủ dành cho Tiến và Kham.

Đôi khi, từ ngữ xưng hơ thể hiện tình cảm u thương, lưu luyến cũng được dùng trong đối thoại của những chàng trai, cơ gái có tình cảm đặc biệt với nhau. Ví dụ:

<118> Anh đi đây. Em xem thư sẽ hiểu. Cịn sống, cịn có lúc anh về thăm. [52, tr.193]

Đây là phát ngôn của Tiến trong cuộc trị chuyện với Bua Kham. Có thể thấy, đại từ anh ngơi thứ nhất (trong phạm vi khảo sát của luận văn) chỉ được nhân vật nam sử dụng khi nói với nhân vật nữ mà mình u mến. Khi xưng hơ với các em (quan hệ huyết thống) và những đối tượng mà đương sự coi là đàn em của mình, những đại từ như: tao, tôi, hoặc dạng khuyết từ xưng hô thường được sử dụng. Trong phát ngôn trên, Tiến tự xưng anh và gọi Bua Kham là em nhằm thể hiện tình cảm yêu thương đặc biệt; khác khi mới quen, anh gọi Bua Kham là cô xưng tôi.

<119> Kham đuổi anh sao? Không cho anh sống nữa ư? [52, tr.116] Đây là phát ngôn của Phủi trong hồn cảnh Bua Kham tỏ thái độ khơng muốn đón tiếp anh tại nhà. Phủi tự xưng anh và gọi Kham bằng tên riêng. Trong hồn cảnh giao tiếp chỉ có hai người, cách xưng hơ này rõ ràng không phải để định danh. Phủi trực tiếp gọi tên riêng của Kham và xưng anh nhằm gián tiếp thể hiện tình cảm yêu thương đặc biệt của mình.

3.1.1.2. Dùng từ ngữ xưng hơ thể hiện sự ngưỡng mộ, tự hào

Từ ngữ xưng hô thể hiện sự ngưỡng mộ, tự hào được thường được sử những người dân Việt - Lào yêu nước sử dụng, khi họ nhắc tới một đối tượng thứ ba là những người làm Cách mạng. Ví dụ:

<120> Bà con Kỳ Sơn thấy một chị cộng nữ đẹp như tiên, đeo bốn súng lục, hút điếu thuốc rồi ném lên trời, rút súng bắn theo đứt đôi điếu thuốc. Y như trong tuồng xilama vậy đó... [52, tr.513]

Phát ngơn trên của nhân vật Đa (một người dân Kỳ Bường) trong khi trị chuyện với má Bảy. Ở phát ngơn trên, nhân vật Đa có nhắc tới những đối tượng thứ 3 là bà con Kỳ Sơn và chị cộng nữ đẹp như tiên. So sánh cách

người phát ngôn sử dụng những biểu thức ngôn ngữ khác nhau để chỉ các đối tượng như trên, có thể thấy những tình cảm khơng giống nhau của người phát ngôn dành cho từng đối tượng. Bằng những từ ngữ miêu tả hoạt động cùng với cách gọi “chị cộng nữ”đầy trân trọng đã thấy được sự ngưỡng mộ và tự

hào của người phát ngôn đối với nữ Cộng sản Việt Nam.

<121> Anh Tiến trúng đạn bị thương nhẹ. Bộ đội bây giờ nghỉ ở Ka Lan. Tao cho cái đồn Núi Quỷ sống dai cũng được tháng nữa chứ mấy. Tài thật các ông bộ đội! [52, tr.118]

Đây là phát ngôn của Xẩy khi nói chuyện với Bua Kham về kết quả trận chiến vừa qua, đồng thời dự đốn tình hình mặt trận những ngày tiếp theo. Sau khi thấy được những cống hiến và chiến công của bộ đội Việt, từ một người cho rằng bộ đội Việt là “quân cướp nước” chẳng khác gì bọn

Pháp, Xẩy thay đổi cách xưng hô, gọi những cán bộ Cách mạng người Việt trẻ tuổi là “các ông bộ đội” đầy ngưỡng mộ, tự hào.

<122> Tao biết mà. Đời nào anh Tiến nhận của mày biếu. Anh ấy có

tham như thằng Phủi đâu! [52, tr.118]

Đây là phát ngôn của Xẩy trong cuộc trò chuyện với Kham. Ở phát ngơn này, Xẩy có nhắc đến nhân vật thứ 3 là anh Tiến. Xét về quan hệ xã hội,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tiến đáng tuổi con cháu Xẩy. Cách Xẩy gọi Tiến là “anh Tiến”, “anh ấy”

thật trân trọng, hoàn toàn khác biệt cách anh gọi “thằng Phủi” đầy khinh bỉ đã làm nổi bật tình cảm ngưỡng mộ và sự tự hào mà Xẩy dành cho anh Tiến.

<123> Anh Việt ấy không phải người trần. Ai vạch áo anh mà xem, ắt thấy ba nốt ruồi đỏ dọc sống lưng. [52, tr.79]

Đây là phát ngôn của ông cụ Pứ phù thủy về anh Tiến khi nói chuyện với dân làng. Ông cụ Pứ là già làng, người uy tín trong bản. Nhưng trong phát ngơn, cụ Pứ vẫn hạ mình gọi Tiến là anh Việt ấy/ anh ấy. Cùng với những chi tiết cụ Pứ thần thánh hóa nhân vật Tiến, có thể thấy dường như cụ Pứ đang tránh gọi tên riêng của Tiến bởi không muốn phạm húy nhân vật mà ông coi là đấng thiên sai. Cách xưng hô trên cho thấy sự ngưỡng mộ, tự hào, thậm chí là tơn thờ của cụ Pứ dành cho Tiến.

3.1.1.3. Dùng từ ngữ xưng hơ thể hiện sự khó chịu, bực bội

Nhóm từ ngữ này thường được dùng trong giao tiếp giữa những những người cùng phe, ở hồn cảnh người phát ngơn đang tức giận và muốn thể hiện cho người nghe thấy rõ sự khó chịu, bực bội của mình. Ví dụ:

<124> (Kham uất nghẹn cổ, trách mình khơng về bộ với cánh bạn gái, lại đi nhờ voi cái nhà bác dở dở ương ương này, để lão tạt cho sượng mặt. Cô nhổm dậy, nắm cánh tay Xẩy day mạnh, run giọng: )

- Tơi khơng thèm đi nhờ! Ơng để tơi xuống! Dừng lại. [52, tr.61]

Đây là phát ngơn của Bua Kham trong cuộc trị chuyện với Xẩy. Trong tác phẩm, Xẩy tự xưng là bạn cũ của cha Kham và thường kín đáo giúp đỡ mẹ Kham. Ở ví dụ trên, bởi bị Xẩy vu oan cho tội tày đình là “yêu một thằng gián điệp” nên Bua Kham rất tức giận. Kham đã gọi Xẩy là ông xưng tôi để tỏ rõ cho Xẩy thấy cảm xúc đó của mình. Cách xưng hơ này xa lạ và thiếu lễ phép, khác với cách xưng hô chú - cháu giữa Bua Kham và Xẩy hằng ngày.

Đây là phát ngơn của má Bảy trong trị chuyện với con trai - Tư Sỏi. Theo xưng hô của mẹ với con cái thường thấy, má Bảy phải xưng má, gọi con. Nhưng trong ví dụ trên, má Bảy gọi con là thằng/ mày, xưng tao để tỏ rõ sự khó chịu, bực bội khi con mình lãnh súng làm dân vệ cho giặc Mỹ.

<126> (Chỉ riêng trung úy Đờ Lagiurê không sợ. Giữa lúc đại tá thét ra khói lửa, hắn vẫn cố ý làm ra vẻ lơ đãng, đăm chiêu. Thỉnh thoảng hắn lật sổ tay vờ tìm một điều ghi chép, kì thực chỉ xem vụng mấy chiếc ảnh đầm cởi truồng loại mới... Tiếng đập bàn đánh sầm)

- Ông trung úy! Khi quan trên nói, cấp dưới phải thế nào? [52, tr.139] Phát ngơn trên là của tên Đại tá quân đội Mỹ nói với cấp dưới của mình là Đờ Lagiurê. Trước thái độ không nghiêm túc và thiếu tôn trọng của cấp dưới. Tên đại tá đã gọi cấp dưới bằng chức vụ “ông trung úy”,đồng thời dùng những từ sở chỉ như “quan trên”,“cấp dưới” nhằm thể hiện

quyền lực và nhắc nhở cấp dưới ý thức về trách nhiệm của bản thân. Cách xưng hô này cho thấy tên đại tá đang khó chịu, bực bội trước sự hỗn hào, thiếu kỉ luật của cấp dưới.

3.1.1.4. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện sự tức giận, căm thù

Trong phạm vi khảo sát, nhóm từ ngữ này được sử dụng trong giao tiếp để xưng và hô (gọi) giữa những người không cùng phe chiến đấu, cho thấy sự tức giận, căm thù của quân ta đối với quân địch, và ngược lại. Ví dụ:

<127> Cháu ăn thịt bác cho lại gan đây nè. Báo hại cả nhà cháu khóc sưng mắt. Cháu đi chợ quận, tụi ác ôn cứ lật nón lên dịm, nói bữa nay ai đỏ mắt với mua hương đèn là đúng Việt cộng trăm phần trăm...[ 52, tr.591]

Hoặc

<128> Vừa bước vào làng, Mắt mèo hạ ngay nghiêm lệnh: “Ai ra rừng liên lạc với phiến loạn sẽ xử bắn...”

Nửa giờ sau, hắn đứng lên nói trước dân làng bằng tiếng Lào chỉ hơi sai dấu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Kính thưa các bậc cha mẹ, anh chị, các bạn thân mến! Quân đội Pháp - Lào mở cuộc hành binh lớn tảo trừ bọn tàn quân Việt minh cộng sản. Chúng thua to bên Việt Nam, phải chạy sang cướp bóc nhân dân Lào để mưu sống sót... Hãy chung sức tiêu diệt bọn Keo sang xâm lược [52, tr.142].

Đó cũng có thể là xưng hơ của những người dân u chuộng hịa bình với quân cướp nước:

<129> Đời cha tôi đi phu làm đường, bị thằng cai lục lộ người Việt

đánh giập phổi, về ốm suýt chết. Đến đời tôi... cầm súng đánh Pháp từ năm

bốn mươi sáu, vợ con Pháp giết sạch, thế mà một thằng Việt oắt con nó tát giữa mặt. Phị hiểu tơi đấy. Kiếp này không đánh được pháp, đầu thai kiếp sau

tơi vẫn cịn đánh... [52, tr.67].

Nhân vật phát ngơn ở ví dụ này là Xẩy - một người từng hoạt động Cách mạng sôi nổi nhưng hiện tại đang mất niềm tin vào Cách mạng. Cụm từ

thằng Việt oắt con Xẩy dùng để chỉ Sơn Linh. Trước đây Xẩy là dân quân tự

vệ (sau là du kích), chức vụ thấp hơn chức cai lục lộ và chức đại đội phó của Sơn Linh. Nếu xưng hơ theo vai vế xã hội, Xẩy phải gọi Sơn Linh và cán bộ cai lục lộ là: đồng chí cai lục lộ người Việt, đồng chí đại đội phó. Tuy nhiên, Xẩy dùng những từ ngữ thiếu trân trọng như thằng cai lục lộ người Việt

thằng Việt oắt con chỉ hai đối tượng này để phò Phun thấy rằng: thằng cai lục

lộ người Việt và thằng Việt oắt con thực chất cũng là quân cướp nước như

thằng Mỹ, thằng Diệm... Sự tức giận, căm thù của Xẩy dành cho hai đối tượng này cũng là mối cừu thù, là sự đối kháng sống còn.

3.1.1.5. Sắc thái cảm xúc trung tính

<130> Bà con ạ, cho tơi góp đơi câu. [52, tr.68]

Đây là phát ngôn của nhân vật Tiến trong khi trao đổi về cách mạng Việt - Lào với bà con làng Na Bua. Cuộc hội thoại này có nhiều nhân vật thuộc nhiều độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Tơi là một đại từ nhân xưng có

sắc thái trung tính. Thơng thường, đại từ tơi được người trên sử dụng trong

nhau. Đại từ tôi được cũng được sử dụng ở môi trường giao tiếp quy thức như trong các cuộc họp, các diễn đàn, hội nghị... hoặc trong những tình huống giao tiếp mà những người tham gia giao tiếp có nhiều mối quan hệ đan chéo. Như vậy, mặc dù không tạo được cảm giác thân quen, gần gũi nhưng đại từ

tôi vẫn được xem như một giải pháp tình thế cho việc xưng hơ trong nhiều bối

cảnh giao tiếp. Vì vậy, từ xưng hơ tôi được nhân vật Tiến sử dụng.

<131> Áo quần anh khác cỡ tôi, giặt phơi dễ lộ. Anh cứ gánh đất. [52,

tr.628]

Đây là phát ngôn của Tư Sỏi khi đối thoại với Bê. Bê và Tư Sỏi ngang tuổi nhau, lại mới quen nên Tư Sỏi chọn xưng tôi, gọi anh mang màu sắc

trung tính để thể hiện sự lịch sự xã giao là hồn tồn phù hợp.

<132> ...Nhưng đồng chí Linh bỏ mặc cơ sở, chả thèm ngó ngàng đến. Đồng chí bảo tơi nịnh cấp trên. Tơi khơng nịnh ai cả, tôi thấy đúng tôi mới làm. Nhiều lần đồng chí Linh tỏ ý khơng thích tôi ở B.8 nữa. Tôi cũng muốn xin đi nơi khác. Ở chung với đồng chí Linh tơi khơng chịu được cái lối giữ

miếng, đối phó từng tí của đồng chí ấy. Đề nghị cấp trên cho tôi sang đơn vị khác. Báo cáo hết! [52, tr.43]

Đây là phát ngôn của Tiến trong cuộc họp với ban lãnh đạo B.8. Mặc dù nội dung phát ngôn cho thấy Tiến đang tức giận, bực bội với những hành động của nhân vật Linh, nhưng Tiến đã khéo léo lựa chọn từ xưng hô đúng vai vế, đúng hoàn cảnh, mang sắc thái trung tính khiến người nghe cảm nhận rằng Tiến đang bình tĩnh để đưa ra ý kiến một cách khách quan nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)