Nghệ thuật sử dụng từ ngữ xưng hô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 72 - 86)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2. Nét riêng của Phan Tứ trong cách sử dụng từ ngữ xưng hô

3.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ xưng hô

Về việc xưng hơ trong giao tiếp nói chung, muốn xưng hơ hay, trước hết cần xưng hô đúng.

Việc đánh giá một hành động xưng hô là đúng hay không cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong khuôn khổ, luận văn xin được đánh giá cách dùng từ xưng hô trong tác phẩm của Phan Tứ qua vai giao tiếp - yếu tố được

Theo cách hiểu của Lê Thanh Kim (đã trình bày ở mục 1.2.2), vai giao tiếp trong xưng hô lại bị chi phối bởi ba quan hệ là: quan hệ tôn ti trong gia tộc, quan hệ quyền thế hay vị thế trong xã hội, quan hệ liên kết trong xã hội. Luận văn đánh giá cách dùng từ xưng hô của Phan Tứ cũng trên cơ sở các mối quan hệ này.

Từ xưng hô để biểu hiện quan hệ tôn ti trong gia tộc đã được Phan Tứ

sử dụng để biểu thị các mối quan hệ trong gia đình như: mẹ - con, anh - em... Trong hội thoại của các nhân vật thuộc các vai giao tiếp này, tính tơn ti được chi tiết hóa rất cụ thể qua từng cách xưng hơ tương ứng chính xác. Ví dụ:

<157> Thằng Rân mới gởi cho con lá thư nữa. Nó viết văn chương má ơi. Giấy hồng thơm ghê, con đốt cứ tiếc tờ giấy hoài. [52, tr.523]

<158> Dạo ở nhà má Bảy, anh bị cảm nên thường nằm trong buồng kín, khi động mới xuống hầm. Má sợ Sâm bép xép, khơng cho biết có cán bộ trong nhà. Sâm hỏi ln miệng:

- Sao mà nấu cơm nhiều vậy má?

- Hồi trưa còn hai khúc cá, mất đâu một khúc rồi má? - Dầu cù là đâu thơm quá má? [52, tr.589]

Các ví dụ trên là phát ngơn của Út Sâm trong giao tiếp với má Bảy. Út Sâm gọi má và xưng con với người sinh ra mình.

<159> - Tùy, con về đó hả con?

(Thằng Tùy nở cái miệng rộng đến tận mang tai, nói giọng Bắc pha Nam trọ trẹ: )

- Dạ, con đây má! [52, tr.523]

Ở ví dụ <159>, mặc dù khơng có quan hệ huyết thống nhưng má Bảy gọi Tùy là con, Tùy cũng xưng con và gọi má Bảy là má. Tuy nhiên, khơng phải vì vậy mà cách dùng từ xưng hơ của Phan Tứ trong trường hợp này là không đúng, bởi má Bảy là người đã cưu mang, cứu sống Tùy. Việc xưng con và gọi má đối với người được coi như sinh ra mình lại góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Như vậy, quan hệ tôn ti trong gia tộc không chỉ chi phối vai xưng hô với những giao tiếp trong gia đình, mà cịn chi phối vai xưng hơ của những giao tiếp ngoài xã hội. Qua khảo sát, luận văn cũng bắt gặp khơng ít những hành động xưng hơ trong giao tiếp ngoài xã hội bằng từ chỉ quan hệ thân tộc. Các nhân vật xưng cháu với những người thuộc từ vai cha mẹ mình trở lên như: cụ, ông, bà, cô, bác, chú,...; xưng em với những người bằng vai anh/chị mình theo quy tắc xưng hơ của các thành viên trong gia đình. Ví dụ:

<160> - Thế sao chú khơng tìm theo Itxala đi?

- Còn đâu nữa mà theo... Có kẻ ra hàng dẫn Pháp đi bắt bạn cũ. Tao ngồi ba mươi mà như ơng lão, vợ con chết cả... May còn được con voi chịu thương chịu khó ni tao. A, mày định lấy thằng Phủi phải không?

- Không, không! Ai bảo chú... [52, tr.60]

Trong hội thoại trên, Kham gọi Xẩy là chú. Thực tế, Kham và xẩy khơng có quan hệ huyết thống. Nhưng Xẩy ngang vai với bố của Kham, lại là ân nhân của gia đình nên Kham gọi Xẩy là chú.

Hoặc <161> Gì đâu. Em quen anh, chưa quen mấy anh kia... Anh cắt

bằng dao chậm lắm. Anh cao, níu nhánh xuống em cắt. [52, tr.585]

Ở ví dụ <162>, người nghe là Bê; Bê đáng tuổi Tư Sỏi - anh trai của Út Sâm. Bởi vậy; Sâm xưng em gọi Bê là anh.

Như vậy, có thể thấy, quan hệ tôn ti trong gia tộc là một thiết chế nghiêm ngặt, có thể quy định cách xưng hơ cả trong giao tiếp gia đình và giao tiếp ngồi xã hội. Dựa vào quy tắc xưng hô của quan hệ này, có thể đánh giá rằng Phan Tứ đã sử dụng từ ngữ xưng hơ tương ứng chính xác cho từng vai giao tiếp của các nhân vật.

Tuy nhiên, từ ngữ xưng hơ trong một vài tình huống được Phan Tứ đi chệch quy tắc về quan hệ tơn ti trong gia tộc. Ví dụ:

<163> Tao biết mà. Đời nào anh Tiến nhận của mày biếu. Anh ấy có

Đây là phát ngơn của Xẩy trong cuộc trò chuyện với Kham. Ở phát ngơn này, Xẩy có nhắc đến nhân vật thứ 3 là anh Tiến. Xét về quan hệ xã hội, Tiến đáng tuổi con cháu Xẩy. Cách Xẩy gọi Tiến là “anh Tiến”, “anh ấy”

đầy trân trọng, hoàn toàn khác biệt cách anh gọi “thằng Phủi” đầy khinh bỉ đã làm nổi bật tình cảm ngưỡng mộ và sự tự hào mà Xẩy dành cho anh Tiến.

<164> Anh Việt ấy không phải người trần. Ai vạch áo anh mà xem, ắt thấy ba nốt ruồi đỏ dọc sống lưng. [52, tr.79]

Đây là phát ngôn của ông cụ Pứ phù thủy về anh Tiến khi nói chuyện với dân làng. Ơng cụ Pứ là già làng, người uy tín trong bản. Nhưng trong phát ngôn, cụ Pứ vẫn hạ mình gọi Tiến là anh Việt ấy/ anh ấy. Cùng với những chi tiết cụ Pứ thần thánh hóa nhân vật Tiến, có thể thấy dường như cụ Pứ đang tránh gọi tên riêng của Tiến bởi không muốn phạm húy đấng thiên sai. Cách xưng hô trên cho thấy sự ngưỡng mộ, tự hào, thậm chí là tơn thờ của cụ Pứ dành cho Tiến.

Xét về quan hệ quyền thế, Phan Tứ đã sử dụng từ xưng hơ chính xác

và chuẩn mực (khơng có ngoại lệ). Ví dụ:

<165> (Chỉ riêng trung úy Đờ Lagiurê không sợ. Giữa lúc đại tá thét ra khói lửa, hắn vẫn cố ý làm ra vẻ lơ đãng, đăm chiêu. Thỉnh thoảng hắn lật sổ tay vờ tìm một điều ghi chép, kì thực chỉ xem vụng mấy chiếc ảnh đầm cởi truồng loại mới... Tiếng đập bàn đánh sầm)

- Ông trung úy! Khi quan trên nói, cấp dưới phải thế nào? [52, tr.139] Phát ngôn trên là của tên Đại tá qn đội Mỹ nói với cấp dưới của mình là Đờ Lagiurê. Tên đại tá đã gọi cấp dưới bằng chức vụ “ông trung úy”,đồng thời dùng những từ sở chỉ như “quan trên”, “cấp dưới” nhằm thể hiện quyền lực và nhắc nhở cấp dưới ý thức về trách nhiệm của bản thân.

<166> Đồng chí Tiến… anh nhận làm xiều tôi nhé? Anh giúp tôi,… tôi bướng, tôi tự cao, tôi xấu lắm. Anh cứu mạng tôi, anh khuyên bảo hàng năm nay, tôi vẫn không nên người tốt… Anh kết xiều với tôi nhé? [52, tr.174]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Người phát ngơn ở ví dụ trên là Xẩy. Xét về quan hệ quyền thế (vị thế), Xẩy là cấp dưới của Tiến (quan hệ thủ trưởng - nhân viên). Bởi vậy, Xẩy gọi Tiến là anh xưng tôi.

<167> Thầy ở đó à? Sao thầy khơng bắn vài phát cho em chạy? [52,

tr.568]

Ví dụ trên là lời thoại của Sâm trong trò chuyện với Dõng. Dõng là người đã dạy chữ cho Sâm và má Bảy. Bởi vậy Sâm gọi Dõng là thầy xưng em. Có thể nói, quan hệ vị thế tạo nên những xưng hơ mang tính chất quy thức và thường không bị phá vỡ. Cách xưng hô này tạo ra khoảng cách giữa những người tham thoại (cấp trên - cấp dưới; thầy giáo - học trị...) Xét ở khía cạnh này, cách sử dụng từ xưng hô của Phan Tứ cũng khơng nằm ngồi quy luật.

Xét về quan hệ kết liên, Phan Tứ đã sử dụng từ xưng hơ chính xác -

phù hợp, đó là: thể hiện được mối quan hệ đồng đẳng - cận kề giữa những người tham gia giao tiếp. Ví dụ:

<168> Khơng, tụi tao ở tập trung. Sao mày bị... không viết thư tao

biết? [52, tr.52]

Đại từ tao ở ví dụ này được nhân vật Tiến sử dụng trong xưng hô với Điềm. Hai nhân vật này ngang tuổi và là đồng đội, mối quan hệ rất thân thiết, từng cùng nhau vào sinh ra tử nơi chiến trường.

<169> Cậu đi với tớ, gặp dân hỏi tình hình. Này, nghỉ mười phút! [52,

tr.45]

Hay <170> Thơi ngủ đi chú em. Thì ra mày xỏ tai búi tóc, tao mất tay

đi cơ sở, là bởi chúng mình khéo nịnh cấp trên cả đấy![52, tr.54]

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách xưng hô của Phan Tứ (xét về quan hệ liên kết) lại mất đối xứng, tức không thể hiện được quan hệ đồng đẳng - cận kề giữa các nhân vật. Ví dụ:

Đại từ tơi ở ví dụ này được Kham sử dụng trong xưng hô với Đeng.

Kham và Đeng là người cùng làng, Đeng hơn tuổi Kham và có tình cảm đặc biệt với Kham. Trong giao tiếp với Kham, Đeng luôn gọi em xưng anh. Tuy nhiên, Kham khơng muốn đáp lại tình cảm của Đeng. Vì vậy, Kham đã sử dụng từ tôi trong xưng hô với Đeng để tỏ thái độ lạnh nhạt, nhằm tạo khoảng cách. Như vậy, quan hệ liên kết trong xưng hơ ở ví dụ trên là bất đối xứng. Trong khi Đeng muốn xưng hô anh - em nhằm tạo quan hệ gần gũi thì Kham lại cố ý tạo ra khoảng cách bằng việc xưng hơ tơi - anh.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, mặc dù cách dùng từ xưng hô của Phan Tứ trong một vài tình huống đi chệch khỏi quy tắc, nhưng khơng vì thế mà hiệu quả giao tiếp bị giảm. Trái lại, đó lại là nét sáng tạo nghệ thuật nhằm tái hiện rõ hơn chân dung, tính cách, thái độ, tình cảm của từng nhân vật. Điều này đã tạo ra sự mới mẻ, hấp dẫn trong cách dụng từ ngữ xưng hô của Phan Tứ.

Cái hay trong cách sử dụng từ ngữ xưng hơ của Phan Tứ là chủ đề có thể được khai thác trên nhiều khía cạnh. Trong khn khổ có hạn, luận văn xin được điểm qua một vài biểu hiện của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tác phẩm của Phan Tứ phù hợp với từng nhóm đối tượng, làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm, như sau:

<172> (Cơm xong, Tiến nằm dài hút thuốc lá, đợi mè Phao giục lấy vợ. Quả nhiên mè nói gần nói xa một lúc rồi thủ thỉ:

- Lấy vợ đi con ạ. Có nơi lui tới cũng đỡ vất vả. Tao chỉ vá cho mày

được mấy năm nữa thôi.

Tiến cười làm mè phát cáu: “Làm tội mày đi! Bố mẹ ở cả bên nước Việt, sang đây mẹ khơng lo giúp thì ai lo!”. Rồi mè lại làm lành, điểm qua cho Tiến nghe tất cả các cơ gái Pa Thơn có gì tốt xấu. “Ư, mẹ trông con bé Chăm Tha thế mà được, mặt mũi sạch sẽ phúc hậu, dáng người ấy mắn con phải biết...”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Ở <173>, mè Phao xưng hô với Tiến theo hai cách: 1. Gọi con, xưng

mẹ, 2. Gọi mày, xưng tao. Trong tác phẩm, Tiến là bộ đội tình nguyện Việt

Nam chiến đấu tại Lào, được gia đình mè Phao cứu chữa, chăm sóc khi anh bị thương nặng, khả năng sống quá đỗi mong manh. Có thể nói rằng, mè Phao là người đã sinh ra Tiến lần thứ hai. Bởi vậy, mè Phao xưng má, gọi Tiến là con. Cách xưng hô này phần nào cho thấy tình cảm gắn bó ruột thịt giữa mè Phao và Tiến, cũng là sự khăng khít của bộ đội và nhân dân hai nước Việt - Lào. Ở cách thứ hai, mè Phao xưng tao và gọi Tiến là mày. Như đã nói, xưng hơ tao -

mày là kiểu xưng hô thân mật, mang sắc thái suồng sã giữa những đối ngơn có

quan hệ bình đẳng hoặc thân thiết. Xét về quan hệ liên kết, mè Phao là người có ơn cứu mạng với Tiến. Nhưng xét về quan hệ quyền thế, Tiến lại là cán bộ Cách mạng chỉ huy bà con bưng Pa Thôn chiến đầu, trong đó có mè Phao. Cách xưng hơ tao - mày như trên là một sự lựa chọn khôn khéo, tạo sắc thái suồng sã thân mật nhằm xóa đi thái độ “giữ lễ” cịn lại giữa người làm ơn và người chịu ơn, giữa một cán bộ chỉ huy với nhân dân Cách mạng.

<174> Má hốt sạch ổ trứng gà gói vào mo cau, gửi cho anh chị em đau yếu... Tay má làm thoăn thoắt, óc má nghĩ hằn học và thích thú: “Đây Phổ nè,

tao tiếp tế Cộng Sản đây nè. Không cho chén gạo nào, mày cũng hút hết máu

của má con tao. Đã vậy tao ủng hộ cộng sản tận bờ sát góc cho mày biết mặt. Cách mạng về, mày chết Phổ ơi, mày chết tới đít rồi...”

Ở <174>, má Bảy gọi Phổ là mày - xưng tao. Phổ là tên Việt sai cho

Mỹ, chuyên cướp bóc đánh, bắt bớ đánh đập, tù đày những người Việt yêu nước và nhân dân Cách mạng, trong đó có má Bảy. Sự uất hận của má Bảy đối với Phổ lên tới đỉnh điểm, má Bảy những mong một ngày được “lột da” Phổ trả thù cho gia đình, quê hương. Xét về quan hệ giữa các đương sự là má Bảy và Phổ, khó có thể xuất hiện xưng hơ mang tính thân mật - suồng sã (như cách xưng hô mày - tao thông thường). Rõ ràng, hành động xưng tao - gọi mày ở đây thể hiện thái độ khinh thường, thách thức của má Bảy dành cho Phổ.

Như vậy, cùng một cách xưng hô mày - tao nhưng ý nghĩa biểu hiện

của chúng ở <173> và <174> lại hoàn toàn khác biệt. Nếu như ở <173>, xưng hô mày - tao để tăng sự thân thiết, thể hiện sự bình đẳng, máu thịt giữa cán bộ và nhân dân hai nước Việt - Lào, khái quát hơn là bản chất Cách mạng của hai nước Việt Lào: bình đẳng, thân thiết, khơng có khoảng cách; thì ở <174>, xưng hơ mày - tao lại thể hiện thái độ khinh thường, thách thức, căm hận của nhân dân Cách mạng đối với bè lũ tay sai. Đây là biểu hiện của cái hay trong cách dùng từ xưng hô của cây bút tài hoa - Phan Tứ.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, Phan Tứ đã sử dụng từ xưng hơ chính xác và phù hợp với từng vai giao tiếp. Sự chính xác và phù hợp này được thể hiện qua cách Phan Tứ xây dựng hệ thống từ xưng hô dựa trên ba quan hệ chi phối trực tiếp đến vai giao tiếp và xưng hô là: quan hệ tôn ti trong gia tộc, quan hệ kết liên, quan hệ quyền thế. Tuy nhiên, cũng có những tình huống tác giả dụng từ xưng hô không dựa trên cơ sở những quan hệ đã nêu, nhằm nhấn mạnh tình huống giao tiếp hoặc làm nổi bật tính cách nhân vật. Đây cũng là sự khéo léo trong cách dùng từ xưng hô của Phan Tứ.

3.3. Tiểu kết

1. Người nói có thể biểu hiện thái độ, tình cảm của mình với người nghe hoặc với sự vật, hiện tượng, con người được nói tới trong phát ngôn qua xưng hô. Tùy theo cảm xúc, thái độ của mình mà người nói lựa chọn cách xưng hô sao cho phù hợp. Các sắc thái cảm xúc được biểu hiện qua xưng hơ có thể là: yêu thương, lưu luyến, ngưỡng mộ, tự hào...(sắc thái cảm xúc tích cực); hay sắc thái tiêu cực như: khó chịu, cay cú, bực bội, tưc giận, căm thù;...; hoặc sắc thái trung tính. Các sắc thái biểu thị thái độ có thể là khen ngợi, đồng tình; thân mật, lịch sự hoặc thân mật, suồng sã; khinh miệt, mỉa mai; thái độ quỵ lụy; hay thái độ lạnh nhạt trách móc... Những sắc thái cảm xúc - thái độ tích cực thường được nhân dân Việt - Lào sử dụng trong xưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hô với nhau, hay khi họ nhắc tới cán bộ Cách mạng. Sắc thái cảm xúc - thái độ tiêu cực thường được quân - dân hai nước Việt - Lào sử dụng để chỉ bè lũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)