7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ thân tộc
Sự phân chia thân tộc - không thân tộc trong dân tộc học về quan hệ của con người trong xã hội cũng kéo theo sự lưỡng phân trong các từ xưng hô và cách xưng hô của người Việt [12]. Trong phạm vi xưng hô ngoài xã hội, người Việt sử dụng tất cả các lớp từ loại xưng hô, kể cả danh từ thân tộc.
Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ thân tộc của các nhân vật trong một số tác phẩm của Phan Tứ được dùng ở mọi hoàn cảnh giao tiếp (trong gia đình và ngoài xã hội), biểu hiện cụ thể qua xưng hô của các ngôi giao tiếp như sau:
2.1.2.1. Ngôi thứ nhất a. Ngôi thứ nhất số ít
Bảng 2.8. Các từ thân tộc dùng xưng hô ngôi thứ nhất (số ít) của các nhân vật trong một số tác phẩm của Phan Tứ STT Các từ thân tộc dùng trong xưng hô ngôi thứ nhất
(số ít) Tần số xuất hiện 1 Con 23 2 Em 102 3 Anh 275 4 Cháu 29 5 Bác 9 6 Bà 5
Từ con ngôi thứ nhất số ít thường dùng để tự xưng trong trường hợp nói chuyện với với ông bà, cha mẹ; những người bà con ngang vai với ông bà cha mẹ; với những người lớn tuổi; hoặc được học trò ngày xưa dùng trong xưng hô với thầy cô. Như vậy, từ con có thể dùng để xưng hô cho cả những mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.
Một vài ví dụ về từ xưng hô con ngôi thứ nhất số ít trong một số tác phẩm của Phan Tứ:
<46> Thằng Rân mới gởi cho con lá thư nữa. Nó viết văn chương má ơi. Giấy hồng thơm ghê, con đốt cứ tiếc tờ giấy hoài. [52, tr.523]
<47> - Tùy, con về đó hả con?
(Thằng Tùy nở cái miệng rộng đến tận mang tai, nói giọng Bắc pha Nam trọ trẹ: )
- Dạ, con đây má! [52, tr.523]
Ở ví dụ <46>, Út Sâm xưng con và gọi má, bởi Sâm là con gái má Bảy. Nhưng ở <47>, Tùy và má Bảy không có quan hệ huyết thống. Chính Tùy cũng đã tự thuật: “Hồi đầu tiếng súng đánh Tây, má Bảy vào hội mẹ chị binh sĩ giữa cái tuổi dở dang, “gọi chị thì nhẹ, gọi mẹ thì nặng”. Bộ đội về Đồng Dừa, nhiều người gọi má bằng chị, sau thấy Hai Son con má đã lớn mới đổi
giọng bằng mẹ”. Như vậy, Tùy và các chiến sĩ khác gọi má Bảy là má xưng
con bởi xét trong quan hệ xã hội thì Tùy đáng tuổi con má Bảy.
Từ em ngôi thứ nhất số ít thường được dùng trong xưng hô với anh chị; với chồng (nếu người nói là nữ); với thầy cô (ngày nay); hoặc với những người hơn tuổi, hơn chức phận. Các cách xưng hô này đều được Phan Tứ sử dụng cho xưng hô của các nhân vật. Ví dụ:
<49> Gì đâu. Em quen anh, chưa quen mấy anh kia... Anh cắt bằng dao chậm lắm. Anh cao, níu nhánh xuống em cắt [52, tr.585]
<50> Lâu nay em tìm cách mạng hoài mà không gặp. Bây giờ gặp rồi, các anh chị biểu gì em xin làm nấy. Em còn dại chưa biết gì, vậy chớ sợ giặc thì dứt khoát em không sợ. Em phải trả thù cho cả hai má con, cho đồng bào mình.
<51> Thầy ở đó à? Sao thầy không bắn vài phát cho em chạy? [52, tr.568]
Ví dụ <49>, <50> và <51> đều là phát ngôn của Út Sâm trong những hoàn cảnh khác nhau.
Ở ví dụ <49>, người nghe là Bê; Bê đáng tuổi Tư Sỏi - anh trai của Út Sâm. Bởi vây; Sâm xưng em gọi Bê là anh. Cách xưng hô trong trường hợp này không chị chi phối bởi quan hệ huyết thống.
Ở ví dụ <50>, đối tượng nghe là những người làm cách mạng, được Út Sâm coi như hạng “tiền bối”, bởi vậy Út Sâm xưng em và gọi các anh chị.
Ví dụ <51> là lời thoại của Sâm trong cuộc trò chuyện với nhân vật Dõng. Dõng là người đã dạy chữ cho Sâm và má Bảy. Bởi vậy Sâm gọi Dõng là thầy xưng em. Đây cũng là cách xưng hô phổ biến của học trò với thầy cô ngày nay.
Như vậy, trong phạm vi khảo sát, từ xưng hô em chỉ dùng trong những mối quan hệ xã hội. Mặc dù Gia đình má Bảy là tiểu thuyết nói về gia đình cách mạng, nhưng giao tiếp giữa Út Sâm với anh trai là Tư Sỏi thường khuyết từ xưng hô, hoặc chỉ có Út Sâm gọi Tư Sỏi là anh, không tự xưng.
Từ anh thường dùng trong xưng hô với các em, hoặc với những đối tượng mà người phát ngôn coi là đàn em của mình. Trong phạm vi khảo sát , đại từ anh được sử dụng khá nhiều. Ví dụ:
<52> Anh núp trong bụi cây cách hầm năm bảy chục thước. Hễ địch tới xăm hầm, anh vừa bắn vừa nhử tụi nó đuổi theo. Em giữ tiểu liên, đưa... [52, tr.776]
Bê tự xưng anh với Sâm trong hoàn cảnh Bê đã có tình cảm nam nữ với cô gái này. Khi Bê chưa có tình cảm nam nữ và chỉ xem Sâm là đồng đội, Bê luôn xưng hô với Út Sâm rất chừng mực, nguyên tắc: gọi Sâm là Cô Út và tự xưng tôi.
<53> Anh đi đây. Em xem thư sẽ hiểu. Còn sống, còn có lúc anh về thăm. [52, tr.145]
Có thể thấy, từ xưng hô anh ngôi thứ nhất chỉ được sử dụng trong phát ngôn của nhân vật nam khi nói với nhân vật nữ mà mình yêu mến. Trong xưng hô với các em (quan hệ huyết thống) và những đối tượng mà người phát ngôn coi là đàn em của mình, những đại từ như: tao, tôi, hoặc khuyết từ xưng hô thường được sử dụng.
Từ cháu ngôi thứ nhất số ít thường được người phát ngôn dùng để tự xưng với ông bà, cô dì chú bác; hoặc với những người ngang tuổi ông bà cha mẹ mình. Ở những tác phẩm thuộc phạm vi khảo sát của luận văn, đại từ cháu thường được thế hệ Việt Cộng trẻ sử dụng trong xưng hô với những vị lão thành cách mạng, hoặc những người lớn tuổi tham gia cách mạng, ví dụ:
<54> - Mày dám gặp ông cụ à? Thật không Đeng? - Ông ấy nhắn gọi cháu ra... Cháu sợ. [52, tr.14]
Phát ngôn trên của Đeng khi đối thoại với Xẩy. Đeng và Xẩy không có quan hệ huyết thống nhưng Đeng vẫn gọi Xẩy là chú xưng cháu, bởi Xẩy đáng tuổi cha Đeng và Đeng tôn trọng Xẩy.
<55> Cháu may cờ cho Sâm đây. Giấu đi bác. Cháu không chối từ một hy sinh nào vì Sâm. Thưa bác cháu về ạ [52, tr.643].
Tương tự như ví dụ <61>, các đương sự không có mối quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, Mại (người nói) là bạn Sâm - con gái người nghe nên đã tự xưng cháu để phù hợp với vai xã hội.
b. Ngôi thứ nhất số nhiều
Bảng 2.9. Các từ ngữ thân tộc dùng xưng hô ngôi thứ nhất (số nhiều) của các nhân vật trong một số tác phẩm của Phan Tứ
STT Các từ thân tộc dùng xưng hô ngôi thứ nhất
(số nhiều) Tần số xuất hiện
1 Tụi con 2 2 Chúng con 3 3 Má con tao 1 4 Mẹ con tôi 1 5 Bà con mình 1 6 Chị em mình 2
Ví dụ:
<56> Thằng Rân mới gởi cho con lá thơ nữa. Nó viết văn chương má ơi. Giấy hồng thơm ghê, con đốt cứ tiếc tờ giấy hoài.
- Mày lại kêu bạn bè tới đọc chung hả?
- Có bốn đứa. Chao, tụi con cười lăn lộn. [52, tr.560]
<57> Chúng con dỡ nhà của má, bây giờ phải dựng đền. [52, tr.525] <68> Đây Phổ nè, tao tiếp tế cộng sản đây nè. Không cho chén gạo gạo nào, mày cũng hút hết máu má con tao. Đã vậy tao ủng hộ Cộng sản tận bờ sát góc cho mày biết mặt. Cách mạng về, mày chết tới đít Phổ ơi, mày chết tới đít rồi... [52, tr.570]
<59> - Cách mạng về luôn không bác?
- Các ông giải phóng làm tội mẹ con tôi không bác? [52, tr.653] <60> Ông Nhâm hô một câu tếu:
- Bà con mình theo Việt cộng muôn năm! [52, tr.664]
Hoặc <61> Chị Năm đập tay Sâm:
- Hỏng rồi, chị em mình không có giấy phép. [52, tr.581]
2.1.1.2. Ngôi thứ hai a. Ngôi thứ hai số ít
Bảng 2.10. Các từ thân tộc dùng xưng hô ngôi thứ hai (số ít) của các nhân vật trong một số tác phẩm của Phan Tứ
STT Các từ thân tộc dùng trong xưng hô ngôi thứ hai (số ít) Tần số xuất hiện 1 Má 35 2 Anh 12 3 Em 25 4 Chị 5 5 Chú 24 6 Cô 9 7 Bà 7 8 Bác 11 10 Thầy 6
Có thể thấy, xưng hô bằng từ chỉ quan hệ thân tộc ngôi thứ hai số ít khá phong phú về số lượng. Chính sự phong phú của những từ chỉ quan hệ thân tộc đã tạo nên sự phong phú của nhóm từ này. Bên cạnh đó, vai trò giao tiếp (có thể dùng cả trong giao tiếp gia đình và giao tiếp ngoài xã hội) đã khiến lớp từ này được mở rộng.
Trong một số tác phẩm của Phan Tứ, những từ trên xuất hiện ở các ví dụ sau:
<62> Dạo ở nhà má Bảy, anh bị cảm nên thường nằm trong buồng kín, khi động mới xuống hầm. Má sợ Sâm bép xép, không cho biết có cán bộ trong nhà. Sâm hỏi luôn miệng:
- Sao mà nấu cơm nhiều vậy má?
- Hồi trưa còn hai khúc cá, mất đâu một khúc rồi má?
- Dầu cù là đâu thơm quá má? [29, 547]
<63> Gì đâu. Em quen anh, chưa quen mấy anh kia... Anh cắt bằng dao chậm lắm. Anh cao, níu nhánh xuống em cắt. Ở nhà anh làm gì anh Bê? [52, tr.585]
<64> ...Tiến hỏi gặng lần cuối:
- Em không giận anh nữa chứ? Anh tệ lắm... Kham lắc đầu, mắt còn ướt đẫm.
- Anh muốn nói với em... lâu nay anh định... ờ... em đừng giận... [52, tr.194]
<65> Ảnh không biết ở quê bây giờ ra sao, phải gởi về tỉnh nhờ tụi tôi chuyển lại. Khôn ghê. Chị đọc đi rồi ta bàn công tác. [52, tr.587]
<66> Nghĩ thấy tức, Kham hỏi vặn khiêu khích: - Thế sao chú không tìm theo Itxala đi? [52, tr.60]
<67> Tôi hỏi cô phải nói dứt khoát. Có chịu làm vợ tôi không thì bao? Lão Mắt Mèo thèm cô lắm rồi, nhưng còn nể mặt tôi. Lấy tôi thì được giàu sang, khỏe xác, không sợ Pháp nó hiếp. Cô muốn sao? [52, tr.145]
<68> - Thằng Rân con lão Hạnh học dốt như bò, tao nhớ! Nó gởi thơ cả lô, Sâm trả lời chưa?
Sâm ngớ ra, vụt đỏ ửng hai má:
- Em đốt hết. Thầy đừng nghe họ đồn tầm bậy. Ai nói thầy biết? [29, tr.567]
b. Ngôi thứ hai số nhiều
Bảng 2.11. Các từ thân tộc dùng xưng hô ngôi thứ hai (số nhiều) của các nhân vật trong một số tác phẩm của Phan Tứ
STT Các từ thân tộc dùng trong xưng hô ngôi thứ hai (số nhiều) Tần số xuất hiện 1 Mẹ con bà 1 3 Các anh 3 4 Các chị 1 5 Các anh chị 5 6 Bà con 10
<69> Bà con ạ cho tôi góp đôi câu. [52, tr.68]
<70> Cha Kham mỗi lần giảng cái gì cho vợ con cũng mắng phủ đầu :
“ Mẹ con bàngu lắm !” [52, tr.135]
<71> Ừ, vào làng khó thật đấy. Vô ý là bị chông ngay. Em vót chông đến sưng ngón tay đây... Hoài ! đau em... anh đến Pa Thôn nhờ du kích dẫn vào Na Bua, đừng đi một mình nhé. A, em học tiếng Việt nữa đấy. Nhưng chả nói đâu, nói sai các anh cười xấu hổ chết. [52, tr.221]
Hay <72> Con trai tôi cầm súng cho các ông, mà đêm hôm các ông tới đào nhà phá cửa, thất nhân tâm lắm ông ơi. [52, tr.561]
Có thể thấy, xưng hô bằng các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc ngôi thứ hai số nhiều không phong phú như từ chỉ quan hệ thân tộc ngôi thứ hai số ít. Xưng hô ngôi thứ hai số nhiều trong các trường hợp trên là: mẹ con bà, các anh, các chị, các anh chị, bà con.
2.1.2.3. Ngôi thứ ba a. Ngôi thứ ba số ít
Bảng 2.12. Các từ thân tộc dùng xưng hô ngôi thứ ba (số ít) của các nhân vật trong một số tác phẩm của Phan Tứ STT Các từ thân tộc dùng trong xưng hô
ngôi thứ ba (số ít) Tần số xuất hiện
1 Vợ tôi 2 2 Anh ấy 13 3 Ông ấy 3 4 Chú ấy 2 5 Cha em 1 6 Con bé 5 7 Anh mày 2 8 Con tôi 1 9 Anh con 1
<73> Chú Xẩy ạ... Ông quan hai Mắt mèo trên đồn là giống con Hổ tinh đầu thai hở?
- Bậy, nó cũng là người.
- Sao ông ấy trông ác thế? [52, tr.59]
<74> Nhưng Kham vấn đứng tần ngần, cắn mãi đầu ngón tay, mí mắt đập phanh. Thiết hiểu ý:
- Anh Tiến đón tổ du kích dẫn về đây ban sáng, rồi đivới anh Vi Xiên. Hôm kia Kham giận anh ấy phải không? [52, tr.179]
<75> - Mày còn tiền về đường không? Mộc cười tươi:
- Hết. Cần khỉ gì, được về là khoái rồi. Anh coi như vợ tôi nó... [52, tr.125] <76> Kham đứng trước mặt Tiến, nhìn xuống đất, ngón chân cái di di một mảnh lá:
<83> Em đem cơm... tưởng cha em về... [52, tr.130]
- Cậu nào đưa hộ con bé về làng tí? [52, tr.131]
<78> Mè xì mũi, quay đi. Lại gắt mấy câu nữa. Rồi mè chõ sang bụi cây bên cạnh có tiếng máy khâu tanh tách.
- Đi ơi! Ném cho mẻ lưới nhé. Anh mày về đây. [52, tr.167]
<79> Chị Đa vốn tính bộc tuệch, dễ quên. Chị nghĩ bấy nhiêu đã thấy rối óc. Chị ôm con sà vào bếp, rất mừng khi má Bảy bắt chuyện bâng quơ:
- Cả xã kéo đi xăm hầm trên gò Chà La, được gì không mà chưa thấy
con tôi về. [52, tr.513]
<80> Có điều anh con nó đã... như vậy, con phải, con phải rán tìm được anh Dõng cho má.Tụi nó đồn ảnh chết, má chưa tin mà sao cứ nóng ruột hoài. Con mời ảnh về thăm má một chút, má trông lắm.Con nói bấy nhiêu thôi, đừng hở ra chuyện anh Tư lãnh súng, nhớ chưa? [52, tr.539]
b. Ngôi ba số nhiều
Bảng 2.13. Các từ thân tộc dùng xưng hô ngôi thứ ba (số nhiều) của các nhân vật trong một số tác phẩm của Phan Tứ
STT Các từ thân tộc dùng trong xưng hô ngôi thứ ba
(số nhiều) Tần số xuất hiện
1 Mấy cô Việt kiều 1
2 Các ông trên khu 1
Ví dụ:
<81> Các ông trên khu chỉ khéo dọa. [52, tr.128]
Hoặc <82> Đúng, mình cũng nhớ... Hôm trước có mấy cô Việt kiều
trong đội Đời sống mới đến bàn công tác, mình nghe cứ như chim hót ríu rít. Họp xong, các ả trách mình ngủ gật. Mình bảo “Tôi nhắm mắt để thưởng thức tiếng Việt, các chị nói hay quá”. Thế là cười trừ hòa cả làng. [52, tr.123]