Dùng từ ngữ xưng hơ thể hiện sự thay đổi tình cảm, thái độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 68 - 71)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1. Sử dụng từ ngữ xưng hô thể hiện cảm xúc, thái độ của nhân vật

3.1.3. Dùng từ ngữ xưng hơ thể hiện sự thay đổi tình cảm, thái độ

Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện sự thay đổi tình cảm thái độ là cách được nhiều tác giả (trong đó có Phan Tứ) lựa chọn để miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đôi khi là cách để nhân vật bộc lộ bản chất. Ví dụ:

<147>

- Còn đâu nữa mà theo... Có kẻ ra hàng dẫn Pháp đi bắt bạn cũ. Tao ngồi ba mươi mà như ơng lão, vợ con chết cả... May còn được con voi chịu thương chịu khó ni tao. A, mày định lấy thằng Phủi phải không?

(2) - Không, không! Ai bảo chú...

- Chối làm gì. Mày nhận của nó bao nhiêu quần áo bạc vàng rồi. Kéo nhau đi chơi bao nhiêu hội hè. Cũng may chưa kịp chửa hoang với thằng gián điệp ấy, đẻ ra vài đứa gián điệp cho đẹp mặt cha mẹ mày!

(Kham uất nghẹn cổ, trách mình khơng về bộ với cánh bạn gái, lại đi nhờ voi cái nhà bác dở dở ương ương này, để lão tạt cho sượng mặt. Cô nhổm dậy, nắm cánh tay Xẩy day mạnh, run giọng:

(3) - Tơi khơng thèm đi nhờ! Ơng để tơi xuống! Dừng lại. [52, tr.60-61] Trong trường hợp này, các nhân vật giao tiếp đã thay đổi xưng hô ngay tại thời điểm nói. Sự thay đổi thái độ biểu hiện bằng việc xưng hơ ở đây chủ yếu từ phía nhân vật Kham. Ở (1), Kham gọi Xẩy là chú bằng tâm tình u mến đối với người có ơn với gia đình mình. Ở (2), mặc dù có chút bất ngờ về câu hỏi cảu Xẩy thì Kham vẫn gọi chú như thường lệ. Nhưng đến khi Xẩy vu oan cho Kham tội tày đình là “yêu thằng gián điệp”, rồi mỉa mai về viễn cảnh Kham “đẻ ra vài đứa gián điệp” thì Kham giận run người, nắm cánh tay Xẩy lắc mạnh, đổi giọng, đồng thời thay đổi cách xưng hô tôi - ông. Xét theo quan hệ xã hội và mức độ thân mật giữa Kham và xẩy thì cách xưng hơ (3) là thiếu phép tắc, tuy nhiên lại hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm trạng của Kham.

<148>

(1) - Kham đuổi anh sao? Không cho anh sống nữa ư? [52, tr.116] Sự thay đổi xưng hô nhằm thay đổi thái độ đã cho thấy bộ mặt tráo trở, bản chất con buôn của nhân vật Phủi. Ở (1), Phủi đã thể hiện thái độ quỵ lụy, nhún nhường, đồng thời thể hiện tình yêu với Kham qua cách xưng anh, gọi Kham. Nhưng sau khi cảm thấy chiến thuật nói lời ngọt ngào qua xưng hơ và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thái độ quỵ luỵ và không hiệu quả, hắn chuyển sang xưng tôi, gọi cô, đồng

thời thể hiện thái độ đe dọa, thách thức:

(2) - Tơi hỏi cơ phải nói dứt khốt. Có chịu làm vợ tơi khơng thì bao? Lão Mắt Mèo thèm cơ lắm rồi, nhưng cịn nể mặt tơi. Lấy tơi thì được giàu sang, khỏe xác, khơng sợ Pháp nó hiếp. Cơ muốn sao? [52, tr.145]

<149>

(1) - Thế Kham hỏi ai mà biết địch ra?

(2) - Em hỏi bọn lính. Một hơm chính thằng quan ba nói. (3) - Thằng quan ba nói, cơ cùng tin à?

(4) - Ừ, tin đấy. ...

(5) - Ra thế đấy. Cô muốn chúng tôi ốm chết rục cả... (6) - Cho anh nói, tơi khơng cần! [52, tr.147]

Cách xưng hô của Tiến ở (1), (3), (5) cho thấy sự thay đổi về tình cảm, thái độ của Tiến với đối tượng hội thoại là Bua Kham. Ở (1), khi sự nghi ngờ về việc Bua Kham làm gián điệp chưa nhiều, Tiến vẫn chọn cách gọi Kham bằng tên riêng mà Tiến cho là “dịu giọng”. Nhưng khi sự nghi ngờ về việc Bua Kham là gián điệp được đẩy lên đến đỉnh điểm, Tiến đổi xưng hô cô - tôi một cách cọc cằn. Tương tự, cách xưng hô của Kham ở (2), (4), (6) cũng cho thấy những thay đổi trong tình cảm, thái độ của Kham. Ở (2), trong tâm thế vui vẻ, hy vọng sẽ được anh Tiến ghi nhận, Kham xưng em. Nhưng khi nhận thấy ở Tiến những trách móc, nghi hoặc, Kham “nói trống khơng” cộc lốc ở (4) để tỏ sự giận dỗi, bực bội và thay đổi xưng hô thành anh - tôi ở (6) để tỏ ra lạnh nhạt, trách móc.

Như vậy, từ xưng hơ có vai trị quan trọng trong việc biểu hiện những diễn biến tâm trạng của nhân vật. Việc dùng từ xưng hô phù hợp hay khơng phù hợp sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thành cơng của một tác phẩm nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)