Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 71 - 77)

2.4.4.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

a. Nguồn vốn cho vay và điều hành chính sách tín dụng từ ngân hàng cấp trên

Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến việc mở rộng chính sách tín dụng tại chi nhánh, vì muốn mở rộng cho vay thì bản thân chi nhánh phải có nguồn vốn để cho vay. Hiện tại, chi nhánh là đơn vị hoạt động tín dụng trong điều kiện thiếu vốn, dù vốn huy động tại chi nhánh tăng trƣởng qua các năm luôn ở mức cao nhƣng vẫn chƣa tự cân đối đủ để cho vay. Vì vậy, chi nhánh thƣờng xuyên sử dụng vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên, đây là nguồn vốn chi phí cao và giá không ổn định ảnh hƣởng đến thu nhập của chi nhánh.

Việc can thiệp trực tiếp của chi nhánh ngân hàng cấp trên vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh phần nào ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng. Hiện hoạt động tín dụng của chi nhánh bị khống chế bởi dƣ nợ từ ngân hàng cấp trên, vì vậy khi chi nhánh tăng đƣợc nguồn cũng không đƣợc mở rộng tín dụng. Thực tế trong năm chi nhánh có khả năng dƣ nợ vào thời điểm quý hai và quý ba của mỗi năm, nhƣng lại bị khống chế bởi chỉ tiêu thốn và chỉ tiêu nợ từ ngân hàng cấp trên trong khi đó nguồn vốn chi nhánh đã đạt và vƣợt xa chỉ tiêu giao. Vì vậy, đây là nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc mở rộng tín dụng tại chi nhánh.

b. Chi nhánh chƣa chủ động đi tìm khách hàng và lựa chọn dự án

Đây là vấn đề mà năm nào cũng chiếm một mục trong “tồn tại” của chi nhánh. Đây là hệ quả của cơ chế bao cấp và sức ỳ trong tƣ duy, cũng nhƣ sự cào bằng trong vấn đề lƣơng bổng.

c. Đội ngũ cán bộ tín dụng

Trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chƣa toàn diện. Khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị trƣờng của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trƣờng

liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trƣờng kinh tế xã hội, đƣờng lối phát triển của đất nƣớc, của thị trƣờng... dự đoán trƣớc đƣợc những biến động có thể xảy ra từ đó tƣ vấn cho khách hàng xây dựng lại phƣơng án kinh doanh cho phù hợp. Đây là một yêu cầu khó thực hiện đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không đƣợc đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực này.

Do Chi nhánh hoạt động trên địa bàn rộng nên dù số lƣợng cán bộ đã đƣợc bổ sung nhiều nhƣng chƣa tƣơng ứng với khối lƣợng công việc. Vẫn còn tình trạng một cán bộ phải làm quá nhiều việc, quản lý cả một địa bàn rộng. Tại chi nhánh một cán bộ tín dụng phải giải quyết cho vay và quản lý bình quân 1300 món vay. Sự quá tải này đã hạn chế về việc thẩm định, kiểm tra, quản lý dẫn đến vi phạm nguyên tắc, chế độ tín dụng: thẩm định mang tính hình thức làm giảm chất lƣợng tín dụng, hồ sơ ghi chép sơ sài, chung chung… nợ quá hạn không xử lý kịp thời làm nợ xấu tăng lên.

d. Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thêm cơ sở để đánh giá uy tín, năng lực thực sự của khách hàng. Thông tin tín dụng càng nhanh càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt. Nhƣng hiện nay, cơ sở để phân tích chủ yếu đƣợc lấy từ các báo cáo của đơn vị vay vốn gửi tới với độ tin cậy không cao, chƣa đƣợc xác nhận của cơ quan kiểm toán.

2.4.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

a. Về đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất

Sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn có những đặc điểm cơ bản mà trong thực tế đó là nhân tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng khi cho đối tƣợng này nhƣ: vốn tự có ít, tài sản đảm bảo có hạn, địa bàn cƣ trú rộng, ngân hàng phải tốn nhiều thời gian, chi phí để thẩm định và quản lý món vay; trình

độ dân trí, trình độ quản lý, kinh nghiệm sản xuất thấp; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; ngành nghề sản xuất phần lớn còn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, chi phí sản xuất cao, hiệu quả sử dụng vốn kém, khả năng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng.

Giá sản phẩm biến động mạnh và đối tƣợng sản xuất thay đổi theo tín hiệu của thị trƣờng; nhân tố này thể hiện ở chỗ khách hàng sản xuất không theo một đối tƣợng nhất định, không theo quy hoạch cụ thể mà sẽ thay đổi đối tƣợng theo giá cả biến động trên thị trƣờng. Điều này sẽ dẫn đến có khi sản phẩm thiếu có khi sản phẩm thừa, cuối cùng là giá cả hàng hóa sản xuất ra thấp hơn giá thành sản phẩm dẫn đến thua lỗ trong sản xuất kinh doanh.

b. Tƣ cách đạo đức, uy tín của khách hàng

Trong các quan hệ tín dụng, thiện chí trả nợ của một khách hàng vốn đã là nhân tố quyết định trong việc quan hệ tín dụng đƣợc thực hiện. Nếu nhƣ khách hàng chần chừ trả nợ hoặc không trả nợ và từ chối đàm phán với ngân hàng trong việc thanh toán các khoản vay thì ngân hàng sẽ xử lý các tài sản bảo đảm để thu hồi khoản nợ đã cho vay. Bởi bản thân ngân hàng là một doanh nghiệp cho vay chứ không phải là nơi thanh lý các tài sản thế chấp của những doanh nghiệp hay cá nhân vay ngân hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc cố tình không trả nợ. Hơn nữa, những thủ tục bán tài sản của khách hàng nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng nhƣ thế thƣờng tốn thời gian, và thƣờng dẫn tới những tổn thất về tài chính cũng nhƣ sự mất lòng tin của ngân hàng. Mục đích của tài sản thế chấp là để ngƣời vay có một động lực mạnh mẽ trong việc hoàn tất trách nhiệm trả nợ của mình khi đến hạn.

Việc đánh giá uy tín của khách hàng là vấn đề khó khăn của chi nhánh. Hiện nay, đối với những khách hàng từng có quan hệ tín dụng với chi nhánh, việc đánh giá chủ yếu dựa vào quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạn đƣợc xem là khách hàng có uy tín. Còn đối với khách hàng mới thì việc đánh giá chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ nghiệp vụ khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc qua

một số thông tin thu thập đƣợc từ các khách hàng có quan hệ với khách hàng mới này.

c. Năng lực tài chính của khách hàng

Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng. Trong thực tế, khách hàng là hộ sản xuất thì lại không có báo cáo tài chính. Việc thu thập thông tin về năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa vào thông tin một chiều từ phía khách hàng. Việc kiểm chứng có đúng thực tế kê khai của khách hàng hay không luôn gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí của ngân hàng.

2.4.4.3. Nguyên nhân khách quan khác

Tình hình kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh: thị trƣờng chứng khoán biến động mạnh, giá vàng có xu hƣớng tăng mạnh… đã ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời gửi tiền. Lãi suất huy động vốn của ngân hàng không còn đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng, nhiều ngƣời đã rút tiền để đầu tƣ vào các lĩnh vực khác, dẫn đến chi nhánh vƣợt chỉ tiêu thiếu vốn do ngân hàng cấp trên giao.

Trên địa bàn, ngoài chi nhánh còn có MHB, Vietinbank, NHCSXH và Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Vĩnh Bình đang hoạt động. Xét trên phạm vi khu vực phải kể đến cả Sacombank, Eximbank, Vietcombank, SCB, Đông Á, NHNo&PTNT Thị xã Gò Công và NHNo&PTNT huyện Chợ Gạo. Vì thế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng cạnh tranh quyết liệt, việc gìn giữ lƣợng khách hàng hiện có và phát triển khách hàng mới ngày càng khó khăn.

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành của huyện còn chậm, chƣa có mô hình sản xuất ổn định, chủ yếu chạy theo phong trào; chi phí vật tƣ, nguyên vật liệu đầu vào tăng đã ảnh hƣởng đến giá thành sản xuất; tỷ lệ cơ giới hóa còn thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao; dịch bệnh heo tai xanh, lỡ mồm long móng và dịch cúm gia cầm tái phát nhƣng công tác tiêm phòng, tiêu độc sát trùng còn nhiều hạn chế… nên ảnh hƣởng mạnh đến hiệu quả của vốn vay đầu tƣ sản xuất. Khi khách hàng lâm vào

tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, thất thoát tài sản thì nguy cơ trƣớc mắt là không đủ khả năng tài chính để hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi.

Việc xử lý tài sản bảo đảm của hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, do các quy định của luật pháp. Thực tế, tại chi nhánh phát sinh nhiều món vay đến nay chƣa xử lý tài sản bảo đảm đƣợc. Lý do:

- Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nông nghiệp cấp cho hộ, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có ký đầy đủ các thành viên trong hộ từ 15 tuổi trở lên, cơ sở xác định các thành viên đồng sở hữu trong hộ là hộ khẩu.

- Nhƣng khi món vay đến hạn, khách hàng không trả đƣợc nợ, ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi thì các con không có trong hộ khẩu ngăn cản với lý do họ là ngƣời đồng sở hữu tài sản, đã có công đóng góp trong việc hình thành nên tài sản đó và họ chƣa đồng ý thế chấp. Chính vì lý do này mà ngân hàng không thể xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Chậm trễ thi hành án khi bản án có hiệu lực. Dù đã có Nghị định 163/2006/CP ban hành ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về nội dung cách thức, thời gian xử lý tài sản bảo đảm nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể. Ngân hàng muốn thu hồi nợ rút cuộc vẫn phải làm theo cách cũ là khởi kiện ra tòa để yêu cầu thi hành án. Nhƣng thủ tục rƣờm rà, từ việc có đơn yêu cầu, ra quyết định thi hành án, thời gian tự nguyện, biên bản làm việc của hai bên tại thi hành án, quyết định cƣỡng chế, quyết định thành lập hội đồng định giá và hợp đồng bán với trung tâm bán đấu giá tài sản…

Tóm lại: có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động tín dụng của

chi nhánh, có những nguyên nhân có thể khắc phục đƣợc trong thời gian ngắn, nhƣng cũng có những nguyên nhân cần phải từng bƣớc khắc phục. Điều quan trọng là chi nhánh phải đƣa ra những giải pháp và kiến nghị với ngân hàng cấp trên, ngân hàng nhà nƣớc, cũng nhƣ các bộ ngành liên quan để khắc phục, chọn lọc giải pháp thích hợp để thực hiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ kết quả hoạt động của NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây trong giai đoạn 2008-2012, chƣơng 2 của luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động cơ bản của chi nhánh, bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng với khách hàng và kết quả hoạt động của chi nhánh. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn và cho vay đều đạt đƣợc kết quả khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng hàng năm. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cần khắc phục trong thời gian sắp tới.

Về thực trạng chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh Gò Công Tây, nội dung chƣơng này đã đi sâu phân tích thực trạng tín dụng về quy mô, cơ cấu tín dụng và thông qua các chỉ tiêu để đánh giá cụ thể chất lƣợng tín dụng, từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn tồn tại. Nhìn chung, chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh chƣa cao, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng tăng lên, cơ cấu cho vay chƣa hợp lý và việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong cho vay chƣa thực sự hiệu quả, đây là những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

Nội dung chƣơng đã đƣa ra các nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là các nguyên thuộc về yếu tố con ngƣời và khả năng thu thập, xử lý thông tin cho việc thẩm định. Đây chính là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNN CHI NHÁNH HUYỆN GÒ CÔNG TÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)