ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 63)

2.4.1. Những mặt đã làm đƣợc

2.4.1.1. Về hoạt động nguồn

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, lạm phát cao, lãi suất biến động liên tục, song hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển ổn định, hoàn thành vƣợt mức kế hoạch chi nhánh tỉnh giao, đảm bảo khả năng thanh khoản an toàn. Với tỷ trọng vốn huy động chiếm 95% và dƣ nợ chiếm 75,48% trên toàn huyện, NHNo&PTNT Gò Công Tây là TCTD giữ vị trí chủ lực trong việc thu hút vốn nhàn rỗi và đầu tƣ cho các thành phần kinh tế.

Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của nguồn vốn tự lực nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mở rộng kinh doanh theo định hƣớng của ngân hàng cấp trên, chi nhánh luôn chú trọng đến việc khơi tăng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ bằng các biện pháp huy động truyền thống và linh hoạt theo tình hình thực tế.

- Thông qua mạng lƣới CBCNV ngân hàng, nhất là lực lƣợng CBTD, ngân hàng cơ sở đã tích cực và kiên trì vận động ngƣời dân tham gia các loại hình tiết kiệm.

- Ngân hàng cơ sở tích cực khai thác thông tin, phát hiện các khách hàng có thu nhập cao đột xuất để tiếp cận và vận động gởi tiền.

- Vận động ngƣời gởi tiếp tục gởi kỳ hạn tiếp theo để giữ số dƣ ổn định. - Đã mở một quầy giao dịch tiền gởi riêng nhằm tạo điều kiện thuận tiện hơn cho khách hàng khi đến giao dịch gởi tiền.

- Quảng cáo nghiệp vụ tiền gởi và cho vay của ngân hàng bằng các biểu quảng cáo tại trụ sở làm việc và một số trung tâm đông dân cƣ nhƣ chợ và quảng cáo trên đài truyền thanh của huyện.

- Tác phong giao dịch văn minh, lịch sự cũng đƣợc đề cao và thƣờng xuyên nhắc nhở nhƣ một tiêu chí hoạt động của ngân hàng và phƣơng cách tiếp cận khách hàng.

Tóm lại: vì là huyện thuần nông nên tích lũy của ngƣời dân không cao, ngƣời

dân còn có thói quen sử dụng tiền mặt và mua vàng để dành, do đó tuy nguồn vốn huy động tuy có tăng nhƣng luôn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn đầu tƣ của ngân hàng, cũng nhƣ so với số vốn nhàn rỗi thực tế còn tồn đọng trong dân cƣ.

2.4.1.2. Về hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của ngân hàng đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phƣơng. Từ một huyện có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc đã dần chuyển sang nền sản xuất nông sản hàng hóa, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Xu hƣớng tín dụng tăng và phân bổ thích hợp với cơ cấu thành phần khách hàng đã phản ánh rõ vai trò của ngân hàng ngày càng tham gia mạnh vào quá trình đổi mới kinh tế, đáp ứng các nhu cầu đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là tham gia chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế theo thành phần và theo ngành kinh tế.

Trong những năm qua, với phƣơng châm phục vụ ngƣời nông dân và phát triển nền nông nghiệp địa phƣơng làm tiêu chí hàng đầu, Chi nhánh đã ƣu tiên đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp theo chiều sâu, tránh hiện tƣợng đầu tƣ tràn lan, không hiệu quả. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thông tin tiếp thị, thực hiện chính sách khoa học, bám sát nhu cầu vay vốn, tăng khả năng cạnh tranh với NHTM khác trên địa bàn.

Ban lãnh đạo Chi nhánh thƣờng xuyên cùng phòng kinh doanh bám sát khách hàng, bám sát địa bàn bằng cách trực tiếp đi khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của các đơn vị, kịp thời giải quyết vƣớng mắc phát sinh trong quan hệ tín dụng. Từ những thông tin thu thập đƣợc trong các chuyến đi

khảo sát, nguồn thông tin khác; Chi nhánh tiến hành phân loại khách hàng có định hƣớng đầu tƣ đúng đắn, mở rộng cho vay có hiệu quả.

Các khoản cho vay mới, đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ. Trƣớc đây, quy trình nghiệp vụ tín dụng chƣa hoàn chỉnh và chƣa xác định rõ trách nhiệm trong từng khâu công việc. Và hiện nay, đƣợc thực hiện theo từng bƣớc trong quy chế cho vay của NHNo&PTNTVN, trong đó nêu rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng, trƣởng phòng kinh doanh, giám đốc đối với mỗi khoản vay.

Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ cho quyết định cho vay, loại trừ hầu hết phƣơng án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép.

Quá trình thẩm định và theo dõi từng khoản tín dụng sau khi giải ngân đƣợc giao cho một cán bộ chịu trách nhiệm chính. Sự phân công đó đòi hỏi cán bộ tín dụng nâng cao trách nhiệm cá nhân và năng lực nghiệp vụ, các khoản vay sẽ đƣợc giám sát, đánh giá hiệu quả thƣờng xuyên qua thông tin phản hồi của ngƣời phụ trách, thể hiện tính chuyên sâu của nghiệp vụ tín dụng.

Về tài sản đảm bảo: Thực hiện đa số với các khách hàng có quan hệ tín dụng, tỷ lệ đánh giá tài sản đảm bảo tuân thủ theo quy định của Pháp luật.

Trích lập dự phòng: Thực hiện theo quy định của NHNo Việt Nam. Đánh giá rủi ro và phân loại nhóm nợ đƣợc thực hiện nghiêm túc, giảm dần việc phân loại nợ theo định tính.

Tóm lại: Tình hình hoạt động của Chi nhánh nói chung và tình hình tín dụng

đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng có nhiều triển vọng tốt đẹp. Trong thời kì chuyển đổi tƣ duy, phong cách làm ăn theo hƣớng hiện đại thì nhu cầu về tín dụng là rất lớn. Chi nhánh đã hoàn thành tƣơng đối tốt, làm thỏa mãn đƣợc nhu cầu vốn của khách hàng. Song cũng không phải không có những tồn tại mà cần phải giải quyết để có thể đi tới những thành tựu lớn hơn trong các năm tiếp theo.

2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động

2.4.2.1. Về hoạt động nguồn

a. Sự không ổn định của lãi suất trên thị trƣờng tài chính:

Trong giai đoạn vừa rồi, lãi suất luôn biến động mạnh, liên tục thay đổi, chính điều này đã gây sức ép rất lớn trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc khách hàng tiền gửi lớn có nhiều chuyển dịch, rất khó cho công tác cân đối nguồn vốn.

b. Diễn biến tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn chƣa có tính ổn định và bền vững:

Tuy nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng trƣởng trong những năm qua, nhƣng có biểu hiện bất thƣờng và không ổn định. Nhìn vào phân loại theo tính chất nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao, tiềm tàng nguy cơ thanh khoản trong tƣơng lai, đồng thời làm giảm nguồn vốn cho vay trung dài hạn tại chi nhánh, làm giảm tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài ra, công tác dự báo biến động nguồn vốn còn chƣa tốt: lúc mất cân đối, lúc thừa cân đối giữa cung và cầu vốn.

2.4.2.2. Về hoạt động tín dụng

a. Chính sách tín dụng

- Xây dựng chính sách tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào chỉ tiêu Tỉnh giao nên đôi khi công tác xây dựng chính sách tín dụng trong năm tại chi nhánh không đƣợc quan tâm nhiều, luôn ở trong tƣ thế bị động khi biến động xảy ra.

- Xây dựng chính sách tín dụng cũng chỉ duy nhất do Phòng Kế hoạch kinh doanh lập và trình Giám đốc phê chuẩn sẽ dễ dẫn đến chính sách không thật sự hiệu quả và phù hợp, đặc biệt là thiếu tính khách quan.

b. Chính sách khách hàng

- Do tất cả công việc chỉ tập trung vào Phòng Kinh doanh, vì vậy chính sách khách hàng vẫn không thể thực hiện một cách đầy đủ và chính xác.

- Hiện tại chi nhánh chƣa xây dựng một chính sách khách hàng rõ ràng, chƣa có một hệ thống chỉ tiêu để xây dựng chính sách khách hàng rõ rệt. Các chỉ tiêu xếp loại khách hàng còn đơn điệu, chƣa định giá đƣợc hết các yếu tố nhƣ thị trƣờng, khu vực địa lý, đặc thù ngành nghề kinh doanh. Xếp loại khách hàng chỉ thực hiện đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh, chƣa có chính sách đối với khách hàng tiềm năng.

- Chƣa xây dựng một bộ phận tiếp thị và tìm kiếm khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng mà chủ yếu là khách hàng tìm đến hoặc giới thiệu từ bên ngoài.

c. Quy trình cấp tín dụng

- Việc quản lý tín dụng vẫn chƣa tập trung nhiều ở khâu phân tích trƣớc khi cấp tín dụng. Chi nhánh vẫn chƣa có một bộ phận độc lập phân tích tín dụng khi cấp tín dụng.

- Quy trình cấp tín dụng còn quá tập trung tại một bộ phận, công tác thẩm định, phân tích, giám sát, kiểm tra, công tác xử lý nợ đều đƣợc thực hiện bởi một bộ phận, điều này dẫn đến tiêu cực và thiếu tính khách quan trong quản lý tín dụng.

d. Mô hình tổ chức

- Chƣa có một bộ phận độc lập thực hiện quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận cấp tín dụng kiêm phân tích rủi ro và giám sát sau khi cấp tín dụng

- Tại chi nhánh cấp 3 chƣa có Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Quy trình phân cấp quyền cấp tín dụng vẫn còn bất cập, nhƣ tất cả các khoản vay từ nhỏ đến lớn đều thông qua Ban Giám đốc phê duyệt cấp tín dụng. Nhƣ vậy, Ban Giám đốc không thể kiểm soát đƣợc tất cả các khoản vay và việc đánh giá trách nhiệm khi phát sinh rủi ro sẽ gặp khó khăn.

e. Công tác thẩm định cấp tín dụng

- Chƣa có quy định cụ thể cũng nhƣ các chỉ tiêu để đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng tiềm ẩn trƣớc khi cho vay. Việc thẩm định chủ yếu chỉ dựa vào những số liệu tài chính do khách hàng cung cấp nên thiếu tính chính xác cao.

- Chƣa mạnh dạn nhìn nhận và chấp nhận mức độ rủi ro tín dụng, cũng nhƣ chƣa lƣợng hóa đƣợc rủi ro trong quá trình thẩm định.

f. Tài sản đảm bảo

Còn quá chú trọng tài sản đảm bảo trong quá trình cấp tín dụng, xem đây là điều kiện tiên quyết khi quyết định cấp tín dụng.

Hình thức bảo đảm tiền vay: theo luật định, ngân hàng có thể cho vay nhiều loại bảo đảm khác nhau, nhƣng hiện nay chi nhánh chỉ mới dừng lại ở hình thức đơn giản nhất là:

- Cho vay thế chấp, bảo lãnh là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà.

- Cho vay cầm cố chủ yếu là cho vay bảo đảm bằng sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.

Vấn đề thế chấp vay vốn đang là một trở ngại lớn cho ngƣời dân khi họ muốn bắt tay vào công việc kinh doanh hoặc muốn mở rộng một công việc.

Phần lớn tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, việc đánh giá thƣờng dựa vào hai căn cứ: giá đất do UBND Tỉnh công bố hàng năm và giá trị thị trƣờng tại thời điểm đó. Giá nhà nƣớc công bố và giá thị trƣờng thƣờng có sự chênh lệch lớn. Tài sản đảm bảo khi hóa giá đôi khi gặp khó khăn do nằm ở những vị trí hẻo lánh.

g. Sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế

Thời gian qua, mặc dù NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành một số sản phẩm, dịch vụ mới nhƣ: cho vay bao thanh toán, triển khai chƣơng trình hợp tác cho vay mua xe ôtô Trƣờng Hài, dịch vụ thanh toán tiền điện nƣớc thông qua điện thoại, internet… Nhƣng, tại chi nhánh vãn chỉ có những sản phẩm dịch vụ truyền thống.

h. Về nhân sự

Trình độ cán bộ nhân viên không đồng đều, nhất là trình độ về tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhằm tăng thu dịch vụ còn yếu.

Bên cạnh đó, có hiện tƣợng cán bộ trẻ tín dụng trẻ có năng lực chuyển công tác sang các ngân hàng thƣơng mại cổ phần để có cơ hội thăng tiến làm tăng áp lực do quá tải về công việc đối với cán bộ tín dụng.

Mặt khác, chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc mô hình đánh giá, xếp loại công việc làm cơ sở để trả lƣơng cán bộ theo số lƣợng và chất lƣợng công việc họ hoàn thành.

j. Hạn chế về nguồn vốn đầu tƣ

Hoạt động nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng trƣởng tín dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế địa phƣơng. Ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên, phải chịu chi phí cao hơn vốn tự huy động, chi phí hoạt động tăng và làm giảm lợi nhuận. Mặt khác, chi nhánh không thể chủ động thực hiện kế hoạch tăng trƣởng tín dụng khi nguồn vốn điều hòa bị giới hạn.

Vốn huy động trung dài hạn tuy có tăng lên song vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng trung dài hạn tại địa phƣơng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Hơn nữa, trong số vốn huy động thì chủ yếu là vốn huy động có thời hạn dƣới 12 tháng, không phù hợp với thời hạn cho vay trung dài hạn.

2.4.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh huyện Gò Công Tây không chỉ đem lại hiệu quả cho chính bản thân ngân hàng mà còn mang lại những hiệu quả nhất định về mặt kinh tế - xã hội cho địa phƣơng.

Với các sản phẩm, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng và hiện đại nhƣ các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền nƣớc ngoài.. ngân hàng đã đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí, thời gian, tập trung vào công việc sản xuất kinh doanh của mình để có đƣợc kết quả tốt hơn, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển.

Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng vẫn giữa vai trò chủ yếu. Hoạt động huy động vốn khơi dậy và tập trung đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động tín dụng. Trong những năm qua, NHNo&PTNT Gò Công Tây đã đáp ứng tốt đƣợc nhu cầu vay vốn của các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn, đặc biệt là các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lƣợng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng nhiều. Đặc biệt trong năm 2008, ngân hàng đã triển khai dịch vụ máy ATM, đáp ứng nhu cầu ngày một thuận tiện hơn trong giao dịch, số lƣợng khách hàng đăng ký thẻ ngày càng tăng qua các năm, quan trọng hơn hết là tỷ lệ thẻ thƣờng xuyên giao dịch luôn ở mức 90%.

Bảng 2.17 Số lượng thẻ đưa vào sử dụng từ 2008 đến 2012

ĐVT: thẻ Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Số lƣợng thẻ 478 2196 2883 5509 6335

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT

huyện Gò Công Tây [11]

Nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch qua thẻ tăng cao, tháng 05/2013 chi nhánh có kế hoạch cho lắp đặt thêm một máy ATM, hỗ trợ khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và nhanh nhất có thể.

2.4.4 Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng

2.4.4.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

a. Nguồn vốn cho vay và điều hành chính sách tín dụng từ ngân hàng cấp trên

Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến việc mở rộng chính sách tín dụng tại chi nhánh, vì muốn mở rộng cho vay thì bản thân chi nhánh phải có nguồn vốn để cho vay. Hiện tại, chi nhánh là đơn vị hoạt động tín dụng trong điều kiện thiếu vốn, dù vốn huy động tại chi nhánh tăng trƣởng qua các năm luôn ở mức cao nhƣng vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)