Thực trạng hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 44 - 48)

2.2.1.1. Tăng trưởng nguồn vốn

Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tƣ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt đƣợc hiệu quả cao luôn là mục tiêu đƣợc đặt lên hàng đầu của NHNo&PTNT Gò Công Tây. Trong những năm qua, chi nhánh đã luôn chú trọng trong việc hoạch định chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc huy động vốn trên địa bàn. Những hình thức huy động vốn truyền thống, phổ biến đã đƣợc chi nhánh triển khai:

- Nhận tiền gửi của đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm. - Phát hành giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu, trái phiếu.

Bảng 2.1 Huy động vốn giai đoạn 2008-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Huy động vốn 272.562 324.031 425.451 567.432 642.351 Mức tăng, giảm +125.910 +51.469 +101.420 +141.981 +74.919 Tốc độ tăng (giảm) % +11,25 +18,88 +31,30 +33,37 +13,20

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

Từ năm 2008 đến năm 2012, tổng nguồn vốn huy động luôn có sự tăng trƣởng mạnh, đã tăng trƣởng 2,35 lần trong 5 năm và liên tục qua các năm, tốc độ tăng trƣởng luôn ở mức hai con số. Cụ thể: năm 2008 mức huy động vốn đạt đƣợc 272.562 triệu đồng, năm 2009 là 324.031 triệu đồng, năm 2010 là 425.451 triệu đồng, năm 2011 là 567.432 triệu đồng và năm 2012 là 642.351 triệu đồng. Đặc biệt, trong hai năm 2010 và 2011, tổng nguồn vốn huy động có tốc độ tăng đạt trên 30%.

Để có đƣợc những kết quả khả quan trên, chi nhánh đã có những cố gắng không nhỏ, từng bƣớc thay đổi phong cách giao dịch với khách hàng, đồng thời vận dụng lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Những hoạt động này đã tạo cho ngƣời gửi tiền một tâm lý yên tâm và vững tin khi gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, đời sống của đại bộ phận dân cƣ trên địa bàn đã đƣợc từng bƣớc cải thiện, nguồn vốn tích lũy nhàn rỗi nhờ vậy cũng tăng theo. Mặt khác, trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngƣời dân có xu hƣớng tiết kiệm cao nhằm phòng tránh rủi ro.

2.2.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian gửi

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn có sự tăng trƣởng ấn tƣợng trong thời gian qua, nhƣng khi phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian tiền gửi, ta thấy có rủi ro tiềm ẩn về thanh khoản cho chi nhánh trong thời gian sắp tới.

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động giai đoạn 2008-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 TG không kỳ hạn 33435 27166 42377 30143 40156 Tỷ trọng (%) 12.27 8.38 9.96 5.31 6.25 TG kỳ hạn dƣới 12 tháng 181000 231245 316406 530541 592135 Tỷ trọng (%) 66.41 71.37 74.37 93.50 92.18 TG CKH trên 12 tháng 58.127 65.620 66.668 6.748 10.060 Tỷ trọng (%) 21.33 20.25 15.67 1.19 1.57 Tổng cộng 272.562 324.031 425.451 567.432 642.351 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

Qua bảng 2.2, ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời gian gửi có sự biến động về mặt tỷ trọng của từng khoản tiền gửi. Cụ thể:

- Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, luôn đạt trên mức 85% tổng nguồn vốn huy động, có xu hƣớng tăng mạnh và liên tục qua các năm.

- Khoản tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng tăng trƣởng mạnh và liên tục qua các năm, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (trên 65%). Đặc biệt, trong các năm 2011 và 2012 có tỷ trọng trên 90% tổng nguồn vốn huy động.

- Và, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có xu hƣớng chuyển dịch mạnh sang loại hình tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng, giảm mạnh về giá trị và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Nếu nhƣ năm 2008 giá trị tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 58.127 triệu đồng chiếm 21.33% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 là 65.620 triệu đồng chiếm 20.25%, năm 2010 là 66.668 triệu đồng chiếm 15.67%, thì sang các năm 2011, 2012 có giá trị và tỷ trọng lần lƣợt là 6.748 triệu đồng (1.19%) và 10.060 triệu đồng (1.57%).

Nguyên nhân chủ yếu là do những biến động mạnh của lãi suất trên thị trƣờng. Sự chênh lệch lãi suất giữa hai kỳ hạn không đủ hấp dẫn để thu hút nguồn vốn này vào loại hình tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

2.2.1.3. Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng gửi

Nhìn chung đến năm 2012, mặc dù kinh tế huyện có nhiều chuyển biến, xuất hiện nhiều tổ hợp sản xuất mang tính quy mô nhỏ, cùng với đặc thù của địa phƣơng là kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu nên đối tƣợng khách hàng gửi tiền phần lớn là từ dân cƣ, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

2.2.1.4. Về thị phần vốn huy động trên địa bàn

Trƣớc năm 2000, trên địa bàn huyện Gò Công Tây chỉ có duy nhất NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây. Đến năm 2000 có sự xuất hiện của Phòng giao dịch ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có mặt của ba NHTM, một ngân hàng chính sách và một quỹ tín dụng nhân dân. Nhƣ vậy, thị phần nguồn vốn huy động trên địa bàn của chi nhánh bị cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Bảng 2.3 Thị phần huy động vốn giai đoạn 2008-2012

ĐVT: triệu đồng

Tên ngân hàng Năm

2008 2009 2010 2011 2012

NHNo&PTNT Gò Công Tây 272.562 324.031 425.451 567.432 642.351

NHCSXH Gò Công Tây 390 1010 1443 1653 2932

PGD NHPTN ĐBSCL 2340 4950 6250 6355 6754

Quỹ tín dụng nhân dân 4129 6351 7061 7234 7681

NHCT Gò Công Tây - - 2195 2687 2945

Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng thống kê huyện Gò Công Tây [14]

Qua phân tích bảng 2.3, ta thấy nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong bốn năm qua luôn có sự tăng trƣởng qua các năm. Nhƣng hiện tại, NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây vẫn chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn, cụ thể: năm 2008 chiếm 98% thị phần vốn huy động trên địa bàn, năm 2009 chiếm 96%, năm 2010 chiếm 96%, năm 2011 là 97%, năm 2012 là 97%. Song ít nhiều bị chia sẻ bởi các ngân hàng mới trên địa bàn.

Mặc dù, trong một vài thời điểm lãi suất tiền gửi một số kỳ hạn của đơn vị thấp hơn các ngân hàng khác, nhƣng nhờ có uy tín và các mối quan hệ tốt đã đƣợc thiết lập vững chắc từ trƣớc đã giúp ngân hàng duy trì vị thế vững chắc của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã kịp thời điều chỉnh lãi suất một cách linh động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)