2.4.2.1. Về hoạt động nguồn
a. Sự không ổn định của lãi suất trên thị trƣờng tài chính:
Trong giai đoạn vừa rồi, lãi suất luôn biến động mạnh, liên tục thay đổi, chính điều này đã gây sức ép rất lớn trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc khách hàng tiền gửi lớn có nhiều chuyển dịch, rất khó cho công tác cân đối nguồn vốn.
b. Diễn biến tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn chƣa có tính ổn định và bền vững:
Tuy nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng trƣởng trong những năm qua, nhƣng có biểu hiện bất thƣờng và không ổn định. Nhìn vào phân loại theo tính chất nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao, tiềm tàng nguy cơ thanh khoản trong tƣơng lai, đồng thời làm giảm nguồn vốn cho vay trung dài hạn tại chi nhánh, làm giảm tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài ra, công tác dự báo biến động nguồn vốn còn chƣa tốt: lúc mất cân đối, lúc thừa cân đối giữa cung và cầu vốn.
2.4.2.2. Về hoạt động tín dụng
a. Chính sách tín dụng
- Xây dựng chính sách tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào chỉ tiêu Tỉnh giao nên đôi khi công tác xây dựng chính sách tín dụng trong năm tại chi nhánh không đƣợc quan tâm nhiều, luôn ở trong tƣ thế bị động khi biến động xảy ra.
- Xây dựng chính sách tín dụng cũng chỉ duy nhất do Phòng Kế hoạch kinh doanh lập và trình Giám đốc phê chuẩn sẽ dễ dẫn đến chính sách không thật sự hiệu quả và phù hợp, đặc biệt là thiếu tính khách quan.
b. Chính sách khách hàng
- Do tất cả công việc chỉ tập trung vào Phòng Kinh doanh, vì vậy chính sách khách hàng vẫn không thể thực hiện một cách đầy đủ và chính xác.
- Hiện tại chi nhánh chƣa xây dựng một chính sách khách hàng rõ ràng, chƣa có một hệ thống chỉ tiêu để xây dựng chính sách khách hàng rõ rệt. Các chỉ tiêu xếp loại khách hàng còn đơn điệu, chƣa định giá đƣợc hết các yếu tố nhƣ thị trƣờng, khu vực địa lý, đặc thù ngành nghề kinh doanh. Xếp loại khách hàng chỉ thực hiện đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh, chƣa có chính sách đối với khách hàng tiềm năng.
- Chƣa xây dựng một bộ phận tiếp thị và tìm kiếm khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng mà chủ yếu là khách hàng tìm đến hoặc giới thiệu từ bên ngoài.
c. Quy trình cấp tín dụng
- Việc quản lý tín dụng vẫn chƣa tập trung nhiều ở khâu phân tích trƣớc khi cấp tín dụng. Chi nhánh vẫn chƣa có một bộ phận độc lập phân tích tín dụng khi cấp tín dụng.
- Quy trình cấp tín dụng còn quá tập trung tại một bộ phận, công tác thẩm định, phân tích, giám sát, kiểm tra, công tác xử lý nợ đều đƣợc thực hiện bởi một bộ phận, điều này dẫn đến tiêu cực và thiếu tính khách quan trong quản lý tín dụng.
d. Mô hình tổ chức
- Chƣa có một bộ phận độc lập thực hiện quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận cấp tín dụng kiêm phân tích rủi ro và giám sát sau khi cấp tín dụng
- Tại chi nhánh cấp 3 chƣa có Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.
- Quy trình phân cấp quyền cấp tín dụng vẫn còn bất cập, nhƣ tất cả các khoản vay từ nhỏ đến lớn đều thông qua Ban Giám đốc phê duyệt cấp tín dụng. Nhƣ vậy, Ban Giám đốc không thể kiểm soát đƣợc tất cả các khoản vay và việc đánh giá trách nhiệm khi phát sinh rủi ro sẽ gặp khó khăn.
e. Công tác thẩm định cấp tín dụng
- Chƣa có quy định cụ thể cũng nhƣ các chỉ tiêu để đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng tiềm ẩn trƣớc khi cho vay. Việc thẩm định chủ yếu chỉ dựa vào những số liệu tài chính do khách hàng cung cấp nên thiếu tính chính xác cao.
- Chƣa mạnh dạn nhìn nhận và chấp nhận mức độ rủi ro tín dụng, cũng nhƣ chƣa lƣợng hóa đƣợc rủi ro trong quá trình thẩm định.
f. Tài sản đảm bảo
Còn quá chú trọng tài sản đảm bảo trong quá trình cấp tín dụng, xem đây là điều kiện tiên quyết khi quyết định cấp tín dụng.
Hình thức bảo đảm tiền vay: theo luật định, ngân hàng có thể cho vay nhiều loại bảo đảm khác nhau, nhƣng hiện nay chi nhánh chỉ mới dừng lại ở hình thức đơn giản nhất là:
- Cho vay thế chấp, bảo lãnh là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà.
- Cho vay cầm cố chủ yếu là cho vay bảo đảm bằng sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.
Vấn đề thế chấp vay vốn đang là một trở ngại lớn cho ngƣời dân khi họ muốn bắt tay vào công việc kinh doanh hoặc muốn mở rộng một công việc.
Phần lớn tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, việc đánh giá thƣờng dựa vào hai căn cứ: giá đất do UBND Tỉnh công bố hàng năm và giá trị thị trƣờng tại thời điểm đó. Giá nhà nƣớc công bố và giá thị trƣờng thƣờng có sự chênh lệch lớn. Tài sản đảm bảo khi hóa giá đôi khi gặp khó khăn do nằm ở những vị trí hẻo lánh.
g. Sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế
Thời gian qua, mặc dù NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành một số sản phẩm, dịch vụ mới nhƣ: cho vay bao thanh toán, triển khai chƣơng trình hợp tác cho vay mua xe ôtô Trƣờng Hài, dịch vụ thanh toán tiền điện nƣớc thông qua điện thoại, internet… Nhƣng, tại chi nhánh vãn chỉ có những sản phẩm dịch vụ truyền thống.
h. Về nhân sự
Trình độ cán bộ nhân viên không đồng đều, nhất là trình độ về tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhằm tăng thu dịch vụ còn yếu.
Bên cạnh đó, có hiện tƣợng cán bộ trẻ tín dụng trẻ có năng lực chuyển công tác sang các ngân hàng thƣơng mại cổ phần để có cơ hội thăng tiến làm tăng áp lực do quá tải về công việc đối với cán bộ tín dụng.
Mặt khác, chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc mô hình đánh giá, xếp loại công việc làm cơ sở để trả lƣơng cán bộ theo số lƣợng và chất lƣợng công việc họ hoàn thành.
j. Hạn chế về nguồn vốn đầu tƣ
Hoạt động nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng trƣởng tín dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế địa phƣơng. Ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên, phải chịu chi phí cao hơn vốn tự huy động, chi phí hoạt động tăng và làm giảm lợi nhuận. Mặt khác, chi nhánh không thể chủ động thực hiện kế hoạch tăng trƣởng tín dụng khi nguồn vốn điều hòa bị giới hạn.
Vốn huy động trung dài hạn tuy có tăng lên song vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng trung dài hạn tại địa phƣơng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Hơn nữa, trong số vốn huy động thì chủ yếu là vốn huy động có thời hạn dƣới 12 tháng, không phù hợp với thời hạn cho vay trung dài hạn.