Thực trạng hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 48 - 55)

2.2.2.1. Về tăng trưởng tín dụng qua các năm

Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Gò Công Tây hoạt động dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay’’, do đó chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc ngân hàng đặt lên hàng đầu. Trong quá trình cho vay, các khoản vay đều đƣợc áp dụng theo Quy định cho vay đối với khách hàng của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam nhằm đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Hiện nay, chi nhánh đang tiến hành những hoạt động tín dụng sau: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu; trong đó hoạt động cho vay đóng vai trò chủ yếu. Với đội ngũ cán bộ có năng lực và nhiệt tình trong công việc, trong những năm qua ngân hàng đã đạt các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.4 Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Dƣ nợ 425229 455380 513263 524023 608082 Mức tăng 31080 30151 57883 10760 84059 Tốc độ tăng (giảm) % 7,92 7,09 12,71 2,10 16,04

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

Trong giai đoạn từ năm 2008- 2012, tổng dƣ nợ của chi nhánh đã tăng 1,4 lần và tăng trƣởng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2008 dƣ nợ cho vay là 425229 triệu đồng tăng 31080 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc; năm 2009 dƣ nợ 455380 triệu đồng tăng 30151 triệu đồng, tăng 7.09% so với cùng kỳ năm trƣớc; năm 2010 dƣ nợ 513263 triệu đồng tăng 57883 triệu đồng, tăng 12% so với cùng kỳ

năm trƣớc, nguyên nhân của sự gia tăng trên là do chƣơng trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. [6], [7]

Đặc biệt, mức tăng tín dụng trong năm 2011 có sự suy giảm mạnh, dƣ nợ đạt 524023 triệu đồng tăng 10760 triệu đồng, tăng 2.1% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh bùng phát trên địa bàn làm ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động đầu tƣ sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân, đặc biệt là ngành chăn nuôi, một trong những thế mạnh của vùng. Sang năm 2012, tình hình dịch bệnh đã đƣợc khống chế và kiểm soát, ngƣời dân bắt đầu tiến hành khôi phục lại các đàn gia súc, gia cầm… nhu cầu vốn tái đàn tăng mạnh, do đó, dƣ nợ tín dụng ngân hàng đạt mức 608082 triệu đồng, tăng 84059 triệu, tăng 16,04% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Trên địa bàn, việc xuất hiện của các ngân hàng thƣơng mại khác nhƣ: ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, NHCT, NHCSXH và Quỹ TDND tạo ra áp lực cạnh tranh trong việc giữ và tìm kiếm khách hàng chất lƣợng. Nếu xét trên phạm vi khu vực thì áp lực cạnh tranh càng lớn, khi xuất hiện đầy đủ các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh, có thế mạnh về công tác quản trị rủi ro và hệ thống công nghệ hiện đại nhƣ: Vietcombank, Eximbank, Sacombank, DongAbank.

2.2.2.2. Về cơ cấu nợ theo thời gian

Tổng mức dƣ nợ tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua luôn đạt mức tăng trƣởng liên tục. Nhƣng, để có thể nắm bắt và phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ta cần xem xét cơ cấu dƣ nợ theo thời gian tại chi nhánh.

Theo bảng 2.5 ta thấy, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn trong các năm vừa qua có sự tăng trƣởng mạnh và liên tục qua các năm, luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) trên tổng dƣ nợ. Cụ thể: năm 2008 dƣ nợ tín dụng ngắn hạn đạt 263245 triệu đồng chiếm 61,91% trên tổng mức dƣ nợ, năm 2009 là 294480 triệu đồng chiếm 64,67%, năm 2010 là 346853 triệu đồng chiếm 67,58%, năm 2011 là 371580 triệu đồng chiếm 70,91) và năm 2012 là 417892 triệu đồng chiếm 68,72.

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ theo thời gian giai đoạn 2008-2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ 425229 455380 513263 524023 608082 Dƣ nợ ngắn hạn 263245 294480 346853 371580 417892 Tỷ trọng (%) 61,91 64,67 67,58 70,91 68,72 Dƣ nợ trung hạn 160726 158237 161161 145698 178096 Tỷ trọng (%) 37,80 34,75 31,40 27,80 29,29 Dƣ nợ dài hạn 1258 2663 5249 6745 12094 Tỷ trọng (%) 0,30 0,58 1,02 1,29 1,99

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

Dƣ nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ là đặc trƣng của vùng. Một là, do ngƣời dân có tâm lý ngại vay nợ, chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết, khi nguồn vốn tự có không đủ khả năng trang trải cho việc đầu tƣ. Hai là, chính tâm lý ngại vay nợ nên ngƣời dân chỉ vay những khoản vay nhỏ, có tính chất hỗ trợ cho nguồn vốn tự có. Ba là, do đặc trƣng kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ của vùng nên nhu cầu vốn của từng khách hàng cũng không quá lớn, vòng quay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp tƣơng đối ngắn (thƣờng dƣới 12 tháng).

Trong thời gian tới, chi nhánh cần chủ động giảm đầu tƣ vào các đối tƣợng trung dài hạn, nguyên nhân là do cơ cấu vốn huy động của chi nhánh có sự dịch chuyển từ tiền gửi có thời hạn dài trên 12 tháng sang tiền gửi có kỳ hạn ngắn dƣới 12 tháng, nhằm chủ động trong thanh khoản của chi nhánh. Mặt khác, trong những năm qua lãi suất cho vay giữa ngắn hạn, trung và dài hạn không có sự chênh lệch nhiều, dẫn đến việc đầu tƣ vào trung và dài hạn dễ bị rủi ro về thị trƣờng và lãi suất.

2.2.2.3. Về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, khách hàng truyền thống của ngân hàng chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là cá nhân và hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, mức dƣ nợ của nhóm đối tƣợng này luôn chiếm tỷ trọng trên 75% tổng mức dƣ nợ tại ngân hàng. Nguyên nhân do đặc điểm kinh tế của địa phƣơng chủ yếu là nông nghiệp với quy mô nhỏ, lẻ.

Trong những năm qua, chi nhánh đang cố gắng tăng tỷ trọng tín dụng của đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp, hộ làm ăn lớn, mô hình kinh doanh tƣơng đối lớn nhƣng vẫn còn khá nhiều hạn chế, do hoạt động sản xuất mang tính quy mô chỉ mới hình thành trong giai đoạn đầu, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn tự có do tích lũy đƣợc của bản thân.

Bảng 2.6 Cơ cấu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2008-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ 425229 455380 513263 524023 608082 DN ngoài quốc doanh 70744 97085 115628 117410 115769 Tỷ trọng (%) 16,64 21,32 22,53 22,41 19,04 Hợp tác xã 600 1300 300 0 500 Tỷ trọng (%) 0,14 0,29 0,06 0,00 0,08 Hộ gia đình, cá nhân 353885 356995 397335 406613 491813 Tỷ trọng (%) 83,22 78,39 77,41 77,59 80,88

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

2.2.2.4. Về cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế

Nhìn vào bảng cơ cấu dƣ nợ ta thấy, dƣ nợ trong lĩnh vực nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây trong các năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 45% trong tổng dƣ nợ. Kế đến là lĩnh vực thƣơng mại-dịch vụ và tiêu dùng.

Bảng 2.7 Cơ cấu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2008-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ 425229 455380 513263 524023 608082 Nông nghiệp 198450 213423 236898 240898 283540 Tỷ trọng (%) 46,67 46,87 46,16 45,97 46,63 Xây dựng, vận tải 10664 11320 9461 9260 13265 Tỷ trọng (%) 2,51 2,49 1,84 1,77 2,18 Thƣơng mại- Dịch vụ 101260 115844 169447 174447 192362 Tỷ trọng (%) 23,81 25,44 33,01 33,29 31,63 Tiêu dùng 81560 86608 94707 96220 113453 Tỷ trọng (%) 19,18 19,02 18,45 18,36 18,66 Khác 33295 28185 2750 3198 5462 Tỷ trọng (%) 7,83 6,19 0,54 0,61 0,90

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

Nhƣ vậy, qua phân tích cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo ngành kinh tế cho ta thấy, cơ cấu cho vay này không đƣợc cân đối, nó tập trung cao vào ngành sản xuất nông nghiệp và thƣơng mại dịch vụ. Điều này sẽ ảnh hƣởng không tốt tới sự phát triển lâu dài của ngân hàng, đặc biệt nếu trong vùng có dịch bệnh và thiên tai thì nguy cơ mất trắng của ngƣời đi vay là rất cao, vì tâm lý sản xuất của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân.

Để chất lƣợng tín dụng trong tƣơng lai đạt hiệu quả và an toàn hơn thì cơ cấu dƣ nợ cần phải đƣợc đa dạng. Để cơ cấu dƣ nợ đa dạng hơn trong thời gian tới Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa tới việc tìm kiếm các khách hàng mới thuộc các lĩnh vực khác nhau, điều này đặc biệt khó khăn khi kinh tế của vùng chủ yếu là nông nghiệp.

2.2.2.5. Về rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Đi cùng với sự tăng trƣởng tín dụng thì rủi ro tín dụng của chi nhánh cũng ngày một gia tăng, đòi hỏi ngân hàng cần có một chiến lƣợc tổng thể mang tính chất toàn diện… nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu một cách căn cơ và bền vững.

a. Cơ cấu nhóm nợ tại chi nhánh

Bảng 2.8 Cơ cấu nhóm nợ của chi nhánh giai đoạn 2008-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Dƣ nợ 425229 455380 513263 524023 608082 - Nợ đủ tiêu chuẩn 305685 420144 456259 480642 583384 - Nợ cần chú ý 110300 22090 51805 40495 16376

- Nợ dƣới tiêu chuẩn 6206 4697 1956 408 4118

- Nợ nghi ngờ 1310 6258 1463 679 959 - Nợ có khả năng mất vốn 1728 2191 1780 1799 3245 Nợ xấu 9243 13145 5199 2886 8322 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,17 2,89 1,01 0,55 1,37

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

Qua bảng trên cho thấy, tình hình nợ xấu của chi nhánh có chiều hƣớng tăng cao trong năm 2008, 2009 có giá trị lần lƣợt là 9243 triệu đồng và 13145 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 2,17% và 2,98%, nhƣng còn nằm trong mức cho phép và

tiếp và thấp hơn kế hoạch ngân hàng Tỉnh giao; nhƣng trong năm 2012 có sự gia tăng mạnh trở lại, nợ xấu có giá trị 8322 triệu đồng chiếm 1,37% trong tổng dƣ nợ.

Nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận lợi và ảnh hƣởng của dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; giá cả nông sản hàng hóa và gia súc giảm mạnh… nên ngƣời vay để nợ quá hạn, kéo theo nhiều món vay khác đang còn trong hạn cũng chuyển sang cùng nhóm nợ xấu. Ngoài ra, còn do một số hộ làm ăn thua lỗ kéo dài nên chậm trả nợ. Chủ trƣơng của đơn vị hiện nay là chú trọng những hộ có kế hoạch mở rộng sản xuất, chăn nuôi kết hợp với mô hình kinh doanh tiêu thụ hàng nông sản và có hƣớng phát triển bền vững, ngân hàng sẽ ƣu tiên vốn cho các hộ này.

b. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro qua các năm

Trong thời gian qua, chi nhánh đã tuân thủ việc trích lập dự phòng theo quy định của NHNN và hƣớng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng theo thông lệ quốc tế.

Bảng 2.9 Trích lập dự phòng, xử lý rủi ro giai đoạn 2008-2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Dƣ nợ 425229 455380 513263 524023 608082 Nợ xấu 9243 13145 5199 2886 8322 Trích lập rủi ro 1923 7165 1697 756 2576 Thu nợ XLRR 4296 7545 3126 1169 615

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

Việc nợ xấu gia tăng trong thời gian qua dẫn đến việc trích lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng cũng tăng đáng kể, điều này tạo nên áp lực tài chính cho chi nhánh, công tác thu hồi nợ, xử lý rủi ro cũng tăng mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)