3.2.2.1. Giải pháp về hoạt động tín dụng
- Công tác xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phải đƣợc thực hiện nghiêm túc. Đôn đốc chỉ đạo thƣờng xuyên các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao.
- Tạo uy tín để giữ khách hàng truyền thống, chủ động tìm kiếm các khách hàng mới, tập trung vào các đối tƣợng là các hộ sản xuất và các cơ sở tổ hợp sản xuất, hợp tác xã. Trong hai năm gần đây, trên địa bàn nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa đƣợc mở ra, đang trong giai đoạn phát triển và mở rộng, do đó cần có nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư
Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng, ngân hàng phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định, quy trình cho vay theo hƣớng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam, và các quy định của NHNN Việt Nam về phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới bằng các biện pháp nhƣ hạn chế việc đầu tƣ vào các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả trên cơ sở thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau khi vay. Món vay phải đƣợc kiểm soát nhiều lần, để nắm tình hình biến động tiền hàng và có hƣớng thu nợ xử lý kịp thời khi có chiều hƣớng xấu. Để làm tốt công tác thẩm định dự án, Ngân hàng cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:
- Phải nâng cao chất lƣợng thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin phải đƣợc kiểm tra tính chính xác kỹ càng trƣớc khi phân tích. Muốn vậy thông tin phải đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Hiện nay các nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính bản thân doanh nghiệp vay vốn, từ hồ sơ lƣu trữ của Ngân hàng, từ các bạn hàng của chính doanh nghiệp, từ trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc từ thông tin đại chúng...vv. Nói chung nguồn thông tin có thể đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhƣng để có thể thu thập lƣợng thông tin nhiều, nhanh, với tốc độ cao thì Ngân hàng phải thu thập thông tin một cách thƣờng xuyên. Đồng thời Ngân hàng nên có một bộ phận chuyên thu thập thông tin để lƣợng thông tin đƣợc cập nhật hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực. Sau đó mới tiến hành phân loại và lƣu trữ, khi nào cần có thể có đƣợc ngay.
- Ngân hàng nên tiến hành lập nhóm chuyên trách thẩm định dự án. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, ngân hàng có thể quy định đối với những dự án có số vốn lớn hơn một mức nào đó thì phải có một bộ phận chuyên trách thẩm định, nhƣ vậy công việc thẩm định sẽ toàn diện hơn và bao quát hơn.
- Nâng cao chất lƣợng thẩm định cho các cán bộ tín dụng, cần thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng cho các cán bộ tín dụng, mở các khóa học để phổ biến các văn bản pháp luật mới đƣợc ban hành của ngành cũng nhƣ của các lĩnh vực cho vay. Đặc biệt các văn bản hƣớng dẫn về hạch toán trong các doanh nghiệp.
3.2.2.3. Tăng cường kiểm tra tín dụng
Sau khi phát tiền vay xong, Ngân hàng thƣờng chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Ngân hàng sẽ không nắm bắt đƣợc thời điểm khi doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện đã quá muộn. Chính điều này đã làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy Ngân hàng luôn phải đảm bảo nắm chắc đƣợc tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng nhƣ nắm chắc đƣợc các khoản cho vay ra đang đƣợc sử dụng thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản nợ gốc lớn trƣớc khi đến hạn Ngân hàng cần có sự nhắc nhở xem liệu khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện không khả năng trả nợ thì Ngân hàng điều tra ngay và đƣa ra các biện pháp kịp thời.
Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, Ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thƣờng xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ... để chắc chắn rằng hoạt động tín dụng đã đƣợc bảo đảm về mặt nội bộ.
3.2.2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng
Muốn nâng cao chất lƣợng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu đƣợc đó là cán bộ tín dụng. Ngƣời cán bộ tín dụng là ngƣời am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng nhƣ tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trƣờng và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan gián tiếp tới chất lƣợng món vay. Ngân hàng nên phân chia mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định đƣợc chia theo ngành. Tùy theo trình độ, năng lực của từng ngƣời để ban lãnh đạo phân công công việc cho phù hợp. Việc chuyên môn hóa nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.
Bên cạnh đó, phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ đang làm việc cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt nhƣ thẩm định cho vay, các văn bản chế độ của ngành và ngoài ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trƣờng liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ. Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thƣờng xuyên cho cán bộ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Rà soát lại đội ngũ cán bộ để điều động và bổ sung cán bộ cho phù hợp, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ khi có nhu cầu phát sinh. Đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ sử dụng vi tính thành thạo nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghệ mới khi áp dụng tại Ngân hàng.
3.2.2.5. Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn
Trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi nhƣng quan trọng là làm cách nào để ngân hàng giảm thiểu rủi ro, đồng thời không đẩy khách hàng mình đến chỗ phá sản. Đặc biệt hiện nay, một khoản vay của khách hàng không trả đƣợc thì cả vốn và lãi trong tổng số vốn vay của khách hàng đều đƣợc chuyển thành nợ quá hạn. Vì vậy cùng với hoạt động cho vay, ngân hàng cần có những biện pháp khai thác, giúp đỡ khách hàng để giảm thấp thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng đó là:
Cơ cấu lại các khoản nợ, phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã đƣợc xử lý rủi ro để từ đó đánh giá đƣợc khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phƣơng án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Trong một số điều kiện ngân hàng có thể tăng thêm vốn vay đối với các doanh nghiệp. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng đối với ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Nhƣng xét về lâu dài, nếu chúng ta thấy doanh nghiệp có khả năng duy trì phát triển kinh doanh, đồng thời họ vẫn có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trả nợ thì ngân hàng bỏ vốn thêm giúp đỡ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là cách thu hồi vốn tốt
nhất. Đây cũng là cách có lợi cho cả hai bên, vừa giúp doanh nghiệp thoát khỏi cảnh khó khăn vừa giúp ngân hàng thu đƣợc nợ.
Ngoài ra, đối với những khoản cho vay khó đòi thì ngân hàng cần có quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.