Cơ chế hoạt động tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 40 - 44)

2.1.3.1 Về chính sách tín dụng

Trong từng giai đoạn, từng thời điểm và dựa trên kế hoạch đƣợc NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang giao mà chi nhánh có những chính sách phát triển tín dụng cụ thể. Chính sách tín dụng đƣợc xây dựng hàng năm và dựa trên từng khu vực địa lý, quy mô và yếu tố lãi suất.

a. Phân chia địa lý

Tập trung phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn, năm 2012 ƣu tiên đầu tƣ tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn theo quyết định số 41 ngày 12/04/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Hạn chế cấp tín dụng và nhận tài sản thế chấp ngoài địa bàn huyện Gò Công Tây, nếu không có sự đồng ý của Chi nhánh Ngân hàng cấp trên.

b. Quy mô

Chi nhánh luôn giữ vững đối tƣợng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hạn chế đầu tƣ trong lĩnh vực bất động sản.

Đảm bảo mức tăng trƣởng tín dụng theo chỉ tiêu của NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang và thực tế phát triển kinh tế tại huyện nhà.

Chấp hành đúng giới hạn tín dụng đối với khách hàng đƣợc quy định theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN Việt Nam và Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của NHNo&PTNT Việt Nam.

Thực hiện giới hạn tín dụng theo quy định phán quyết của NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang cho chi nhánh, đồng thời đƣợc giới hạn theo xếp loại khách hàng theo quy định tại văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của NHNo&PTNT Việt Nam về xếp loại khách hàng nội bộ.

Hạn chế cấp tín dụng đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề mà pháp luật cho phép, hạn chế hoặc cấm.

2.1.3.2. Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng đƣợc thực hiện theo văn bản số 666/QĐ –HĐQT- TDHo ngày 15/06/2010 của NHNo&PTNT Việt Nam.

Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008-2012) của NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây [12]

Bước 1: Nhân viên phòng kế hoạch kinh doanh nhận hồ sơ từ khách hàng, thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh.

Bước 2: Phòng kế hoạch kinh doanh thẩm định xong trình báo cáo thẩm định

lên Phó Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét phê duyệt, nếu vƣợt quyền của Phó Giám đốc phụ trách tín dụng sẽ trình tiếp Giám đốc phê duyệt. Trƣờng hợp không đồng ý cấp tín dụng, Ban Giám đốc sẽ yêu cầu Phòng kế hoạch kinh doanh lập văn bản từ chối.

Bước 3: Trƣờng hợp phê duyệt đồng ý sẽ giao cho phòng KHKD lập hồ sơ

tín dụng để giải ngân cho khách hàng.

PHÒNG KHKD

P. GIÁM ĐỐC PTTD KHÁCH HÀNG

- Hồ sơ ký giải ngân đều có ba chữ ký, bao gồm: cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng KHKD và phó Giám đốc phụ trách tín dụng hoặc Giám đốc.

Quy trình cấp tín dụng vƣợt quyền phán quyết

- Quy trình cấp tín dụng vƣợt quyền phán quyết cũng đƣợc thực hiện nhƣ trên, nhƣng có thêm bƣớc là trình hồ sơ lên cấp cao hơn phê duyệt trƣớc khi thực hiện cấp tín dụng.

- Sau khi thực hiện xong bƣớc 2, chi nhánh lập tờ trình và trình hồ sơ lên Hội sở của Chi nhánh thông qua phòng KHKD. [11]

2..1.3.3. Thẩm định cấp tín dụng

Định tính:

- Đánh giá năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự dựa trên hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp và thẩm định trực tiếp.

- Đánh giá mức độ uy tín dựa vào thông tin CIC và quá trình quan hệ tín dụng với chi nhánh.

Định lượng:

Phân tích các chỉ số tài chính của báo cáo tài chính hai năm liền kề: chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số tài trợ của vốn chủ sở hữu, chỉ số nợ trên tài sản,…

2.1.3.4. Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là một trong những biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Việc thực hiện mức tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện theo văn bản số 1300/HĐQT – TDHo ngày 03/12/2007 của NHNo&PTNT Việt Nam.

Hầu hết các khách hàng vay vốn tại chi nhánh đều phải có tài sản đảm bảo ngoại trừ quy định khác của Chính phủ. Những khách hàng thật uy tín và có quan hệ truyền thống với chi nhánh thì mới đƣợc áp dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

2.1.3.5. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Trích lập dự phòng đƣợc thực hiện theo văn bản 636/QĐ- HĐQT – XLRR ngày 22/06/2007 của HĐQT của NHNo&PTNT Việt Nam.

Việc phân tích rủi ro tín dụng các khoản nợ đƣợc thực hiện dựa trên phân tích định lƣợng lẫn định tính:

- Phân tích theo định lƣợng: là thực hiện theo quy định tại văn bản 636/QĐ- HĐQT – XLRR ngày 22/06/2007 của HĐQT của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Phân tích theo định tính: chi nhánh phân tích khoản vay và đánh giá mức độ rủi ro cao của khoản vay đó, nhƣ vậy có thể chuyển sang nhóm nợ cao hơn để thực hiện xử lý nợ xấu. Việc phân tích định tính cũng theo quy định tại văn bản 636/QĐ-HĐQT–XLRR ngày 22/06/2007 của HĐQT của NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.3.6. Công tác kiểm tra và phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hàng năm, chi nhánh luôn tổ chức ít nhất một lần kiểm tra về lĩnh vực tín dụng: kiểm tra hồ sơ, kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch và đề cƣơng của NHNo&PTNT Việt Nam.

Việc kiểm tra tín dụng đƣợc thực hiện theo hình thức kiểm tra chéo hoặc thành lập đoàn kiểm tra theo đề cƣơng do Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHNo&PTNT Tiền Giang xây dựng.

Việc thực hiện kiểm tra tín dụng góp phần bảo đảm chất lƣợng tín dụng và an toàn tín dụng cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)