Các giải pháp liên quan đến Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 92 - 98)

Mục tiêu hàng đầu của ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay là nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng hàng nông sản, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Để làm đƣợc điều này, cần triển khai một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng đầu tƣ vào phát triển nghiên cứu có chọn lọc; tích cực

chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy khả năng của họ và áp dụng khoa học - công nghệ có hiệu quả, tạo ra bƣớc đột phá về năng suất, chất lƣợng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Điều này cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, nên nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ hai, có chính sách bảo hộ hợp lý đối với nông sản trên cơ sở tuân thủ các quy định của WTO cùng các chính sách hỗ trợ khác. Chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp gồm 2 loại: hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu. Nhà nƣớc cần hỗ trợ mạnh cho các hợp tác xã, hội nông dân để giúp các tổ chức này hoạt động tốt trong vai trò cung ứng vật tƣ nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, dạy nghề, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, buôn bán xuất khẩu nông sản, bảo vệ lợi ích của ngƣời nông dân.

Thứ ba, xây dựng một kênh truyền hình chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, nơi

cung cấp thông tin về lĩnh vực nông nghiệp cho ngƣời nông dân và doanh nghiệp, là cầu nối giúp cho việc nắm bắt nhu cầu, tiêu thụ sản phẩm đƣợc thuận tiện hơn. Hiện

nay, trên hệ thống truyền hình, một số đài có bản tin nông nghiệp nhƣng thời lƣợng còn hạn chế, chƣa đáp ứng nhu cầu của ngƣời tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Kênh nông nghiệp cần có độ phủ sóng rộng khắp cả nƣớc, phát sóng miễn phí và có khả năng tƣơng tác cao để nhiều ngƣời nông dân có thể tiếp cận và tham gia một cách dễ dàng.

Thứ tư, tạo điều kiện cho nông dân, khu vực kinh tế tập thể, doanh nghiệp nông nghiệp mở rộng sản xuất, Nhà nƣớc cũng cần sớm rà soát, điều chỉnh để nâng cao chất lƣợng tín dụng nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận đƣợc các nguồn vốn. Vì hiện nay, tuy đã có chính sách về vấn đề này, nhƣng còn chƣa đồng bộ, nhiều điểm thiếu hợp lý. Điển hình nhƣ Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì nhiều nông dân sống ở các phƣờng mới đƣợc đô thị hóa không đƣợc tiếp cận nguồn vốn này, vì Nghị định chỉ quy định cho nông dân ở xã mới đƣợc vay vốn [6]. Hoặc, chính sách hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn vốn để đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp quy định chỉ hỗ trợ nông dân mua các loại máy nông nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa từ 60% trở lên (Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg) [7], nhƣng thực tế, nông dân không muốn vay là do các máy móc có tỷ lệ nội địa hóa cao, thì chất lƣợng lại rất thấp, công suất và độ bền của thiết bị khi vận hành thƣờng không ổn định, dễ gặp trục trặc hơn so với các máy móc nhập ngoại.

Thứ năm, xây dựng các đô thị nhỏ ngay bên trong nông thôn để tạo điều kiện

cho ngƣời nông dân có thể tự tăng đƣợc thu nhập và có động lực ở lại làm giàu cho mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. Để làm đƣợc điều đó, Chính phủ cần xây dựng kết cấu hạ tầng tốt, đào tạo dạy nghề tốt ở nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy ở nông thôn. Phát triển những ngành nghề có ƣu thế để phát triển nhƣ: công nghiệp chế biến, sản xuất vật tƣ, thiết bị cho nông nghiệp và hàng tiêu dùng cho nông thôn.... Việc này vừa giúp tăng thu nhập cho cƣ dân nông thôn, vừa giúp giảm áp lực dân nông thôn đổ dồn vào thành thị theo con đƣờng di cƣ tự phát.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam và thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2008-2012, luận văn đã đƣa các giải pháp: về quy trình cấp tín dụng, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, chính sách tín dụng… nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh. Những giải pháp này vừa mang tính nghiệp vụ chuyên môn vừa mang tính tổng thể dài hơi, tác giả mong rằng những giải pháp này phần nào có thể giúp chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả hơn trong giai đoạn mới, đồng thời góp phần phát triển kinh tế của địa phƣơng một cách bền vững hơn.

Ngoài ra, luận văn đã nêu lên một số giải pháp đối với NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà Nƣớc, Hội Nông dân và các cơ quan quản lý nhằm tạo nên một môi trƣờng kinh doanh ngân hàng hiệu quả hơn; để ngân hàng có điều kiện góp phần tích cực hơn nữa vào các mục tiêu chung của cả nƣớc.

Theo quan điểm tác giả, trong giai đoạn ngắn hạn, chi nhánh nên tập trung vào giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ (mục 3.2.1.4), phát triển dịch vụ ATM (mục 3.2.1.3) làm trọng tâm đối với hoạt động huy động vốn và các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng (mục 3.2.2.4), nâng cao chất lƣợng thẩm định (mục 3.2.2.2). Vì những giải pháp này chi nhánh có thể tự mình thực hiện, sớm đạt đƣợc những kết quả cải thiện trong hoạt động, không cần sự hỗ trợ từ chi nhánh cấp trên hay hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiệu quả của hoạt động tín dụng không những ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng nhƣ của ngân hàng, mà còn góp phần kích thích nền kinh tế phát triển, đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nƣớc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp có ý nghĩa thực tiễn tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Với kết cấu gồm 3 chƣơng, luận văn “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Gò Công Tây” đã tập trung nghiên cứu, giải quyết một số

vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp và thực tiễn hoạt động tín dụng nông nghiệp tại chi nhánh từ năm 2008 đến nay. Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về hiệu quả hoạt

động tín dụng nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nói riêng. Và, các nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp.

Thứ hai, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Gò Công Tây từ năm 2008 đến năm 2012 trên nhiều khía cạnh nhƣ: những yếu tố thuộc bản thân chi nhánh (nhƣ chính sách khách hàng, chất lƣợng đội ngũ nhân sự, khả năng thu thập và xử lý thông tin…), những yếu tố thuộc về hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (nhƣ chính sách tín dụng, mô hình tổ chức…), những yếu tố thuộc về chính sách của Chính phủ, những yếu tố khách quan tác động (nhƣ thời tiết, dịch bệnh).

Thứ ba, bên cạnh đó, tác giả cũng đã đánh giá những mặt đã đạt đƣợc và những hạn chế của hoạt động tín dụng nông nghiệp; phân tích những nhân tố ảnh hƣởng và các nguyên nhân hạn chế để từ đó rút ra những vấn đề nổi bật cần phải nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới và khẳng định cần có giải pháp để đảm bảo

Thứ tư, tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp, gồm những giải pháp trực tiếp có thể tiến hành tại chi nhánh và những giải pháp nhằm tạo các điều kiện về môi trƣờng ... để đáp ứng yêu cầu vừa có tính trƣớc mắt, vừa mang tính lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp.

Do kiến thức còn hạn hẹp, nhất là về lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Rất mong đƣợc sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình, cẩn thận của thầy giáo và sự động viên hỗ trợ từ gia đình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Sử Đình Thành, TS Vũ Thị Minh Hằng (Đồng chủ biên), (2012),

Nhập môn Tài chính tiền tệ, NXB Lao động - Xã hội.

2. TS. Lê Thẩm Dương, Quản trị ngân hàng, NXB Đại học Ngân hàng TP.HCM.

3. TS. Trần Xuân Khiêm, Ths. Nguyễn Văn Thi, (2006), Nghiên cứu tiếp thị, NXB Lao động – Xã hội.

4. Phan Thị Trúc Thảo, (2012), “Hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Tiền Giang”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

5. Chính phủ (2009), Quyết định số 443/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh.

6. Chính phủ (2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

7. Chính phủ (2011), Quyết định số 65/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN: Qui định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

10. Hội nông dân việt nam, đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội nông dân việt nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân việt nam giai đoạn 2010-2020, (2009).

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Cẩm nang tín dụng, (2002).

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gò Công Tây, Báo cáo tổng kết năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng, (2004).

14. Phòng thống kê huyện Gò Công Tây, Niên giám thống kê năm 2009, 2010, 2011, 2012.

15. Frederic S. MishKin (1997), The Economics of Money, Banking and Financial Market, New York: Addison – Wesley, Inc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 92 - 98)