Giới thiệu chung về NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 38 - 40)

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Gò Công Tây đƣợc thành lập từ năm 1979 với tên gọi là NHNN huyện Gò Công Tây, trên cơ sở tách từ NHNN huyện Gò Công. Trong buổi đầu hoạt động, NHNN huyện Gò Công Tây hoạt động theo cơ chế ngân hàng một cấp: vừa quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động của một ngân hàng thƣơng mại; đồng thời quản lý cả hợp tác xã tín dụng – một mô hình kinh tế trên địa bàn. Và sau thời gian 9 năm, NHNN huyện Gò Công Tây chính thức ngƣng hoạt động, hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển mình bƣớc vào thời kỳ mới.

Cùng với hệ thống ngân hàng phát triển nông nghiệp trên toàn quốc (tên gọi ban đầu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay), Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Gò Công Tây hình thành kể từ ngày 26/03/1988 trên

cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng nhà nƣớc theo nghị định số 53/HĐBT của hội đồng Bộ Trƣởng đã tách ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp là ngân hàng nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại. Năm 1990, cùng việc ban hành pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ( ngày 24/05/1990) và hàng loạt các nghị định, quyết định của chính phủ đƣợc ban hành, trong đó có quyết định công nhận ngân hàng nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nƣớc đặc biệt. Và cũng chính năm đó, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Gò Công Tây (trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang) đƣợc chính thức thành lập. Đến năm 1996 đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây cho đến nay.

Trải qua quá trình 20 năm xây dựng, hoạt động và phát triển, NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây đã trƣởng thành về nhiều mặt và từng bƣớc đổi mới. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, khơi tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh đƣợc mở rộng cả về phƣơng diện tạo nguồn lẫn sử dụng nguồn, đối tƣợng đầu tƣ đa dạng nhƣng chủ yếu tập trung vào hộ nông dân, cá thể… đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tại địa phƣơng, nâng cao dần mức sống của ngƣời dân. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực ngày càng đƣợc nâng cao, hoạt động giao dịch đã đƣợc thực hiện 100% bằng máy tính nối mạng, đã thực hiện chuyển tiền điện tử. Vị thế của ngân hàng trong thời kỳ kinh tế thị trƣờng ngày càng đƣợc khẳng định.

Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây là chi nhánh loại 3, trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang. Trụ sở đặt tại đƣờng Thiện Chí, ấp Bắc, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây. Ngân hàng có: 01 trụ sở chính và 2 phòng giao dịch (Đồng Sơn và Long Bình). Trụ sở chính chịu trách nhiệm quản lý chung toàn địa bàn và thực hiện cho vay 6 xã và một thị trấn là: thị trấn Vĩnh Bình, xã Vĩnh Hựu, xã Yên Luông, xã Thạnh Trị, xã Đồng Thạnh, xã Bình Nhì và xã Thạnh Nhựt. - Phòng giao dịch Long Bình chịu trách nhiệm quản lý 3 xã Long Bình, Bình Tân, xã Long Vĩnh.

- Phòng giao dịch Đồng Sơn chịu trách nhiệm quản lý địa bàn 3 xã gồm xã Đồng Sơn, xã Bình Phú và xã Thành Công.[12]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện gò công tây (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)