Nếu nhìn vào bảng cân đối kế toán của SCB thì ta có thể thấy tiền gửi dài hạn chiếm khoảng 40% tổng nguồn vốn từ thị trƣờng 1. Mặc dù huy động nguồn vốn trung dài hạn có sự tăng trƣởng đáng kể nhƣng thực chất đây là chỉ là kỳ hạn danh nghĩa, kỳ hạn thực tế khách hàng tham gia vẫn tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 01 tháng đến 03 tháng. Do SCB thiết kế các sản phẩm tiền gửi nhƣ “ kỳ hạn duy nhất- lãi suất linh hoạt”, “370 ngày”, “999 ngày”, “ ƣu đãi nhân đôi” mang kỳ hạn danh nghĩa đều từ 12 tháng trở lên nhƣng lại cho phép khách hàng rút bất cứ lúc nào. Và theo thống kê thì khách hàng chỉ duy trì tiền gửi khoảng từ 1-3 tháng. Vì vậy tính theo kỳ hạn duy trì thực tế thì nguồn vốn của SCB chủ yếu tập trung ở nguồn vốn ngắn hạn.
Chính vì cơ cầu tỷ trọng không hợp lý nhƣ thế nên tính ổn định của nguồn vốn không cao; sẽ dẫn đến khó khăn cho ngân hàng khi ra quyết định cho vay, đầu tƣ và mang lại rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
2.3.2.3. Nguồn vốn huy động từ thị trƣờng 2 chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. nguồn vốn.
Qua các năm tỷ trọng nguồn vốn đi vay luôn dao động trong khoảng 15-20% tổng nguồn vốn. Năm 2011, do SCB gặp khó khăn thanh khoản trầm trọng nên tỷ lệ này nhảy vọt lên 36%. Việc quá phụ thuộc vào nguồn vốn từ thị trƣờng 2 làm cho cơ cầu nguồn vốn của SCB không ổn định, bền vững. Chi phí lãi vay trên thị trƣờng 2 cũng rất cao so với thị trƣờng 1. Măc khác việc sử dụng nguồn vốn từ thị trƣờng 2 để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn càng gia tăng rủi ro cho SCB. Khi thị trƣờng có biến động thì nguồn vốn này lập tức mất tính ổn định, rủi ro thanh khoản tăng cao, thị trƣờng 1 mất ổn định khi niềm tin của khách hàng với SCB giảm dần. Đồng thời cùng với việc sử dụng vốn hiệu quả, biểu hiện qua việc tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cao, SCB đã rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản vào cuối năm 2011, lợi nhuận ngân hàng vì thế cũng giảm mạnh