Nghị định của Chính phủ quy định về mức vốn điều lệ (VĐL) của các Ngân hàng TMCP ban hành cuối năm 2006 quy định mức VĐL tối thiểu của các Ngân hàng TMCP vào năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của SCB đã đạt mức 4.185 tỷ đồng. Ngoài mục đích đáp ứng yêu cầu của NHNN về vốn pháp định nêu trên, SCB cũng cần một nền tảng vốn tự có vững chắc để hoạt động và phát triển. Trong hoạch định chiến lƣợc của ban lãnh đạo ngân hàng, tăng vốn điều lệ giúp nâng cao khả năng đầu tƣ vào tài sản, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, chống đỡ các rủi ro và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Việc tăng vốn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho SCB trong một số lĩnh vực nhƣ mở rộng mạng lƣới chi nhánh, cải thiện tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, nâng cao mức an toàn thanh khoản cho ngân hàng, tăng giới hạn cho vay đối với một khách hàng.
Vốn điều lệ tƣơng xứng với quy mô tổng tài sản cũng là một yếu tố góp phần nâng cao uy tín trên thị trƣờng và tạo dựng hình ảnh thƣơng hiệu tốt hơn trong sự nhìn nhận đánh giá của các đối tác, của các khách hàng. Vì vậy, ban lãnh đạo ngân hàng căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh để đề xuất kế hoạch và phƣơng án tăng vốn lên NHNN.
Gia tăng vốn chủ sở hữu bằng tài trợ nội bộ là biện pháp sử dụng lợi nhuận tích lũy để bổ sung vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên quy mô của của lợi nhuận tích lũy lại đƣợc quyết định bởi quy mô của của lợi nhuận sau thuế và chính sách phân phối nó nên trƣờng hợp ngân hàng kinh doanh không thuận lợi thì nguồn vốn bổ sung sẽ rất hạn hẹp. Năm 2011, lợi nhuận này của SCB rất thấp, tuy nhiên sau hợp nhất lợi nhuận năm 2012 đã có những biến chuyển rất tốt, và lợi nhuận này dự kiến sau khi chia cổ tức cho các cổ đông sẽ bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Sau hợp nhất có thể nói SCB là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ khá lớn trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy nhiệm vụ của ngân hàng ngoài việc phát triển nguồn vốn thì nhiệm vụ quan trọng nhất là quản trị nguồn vốn này thật hiệu quả.
Ngày 19/3/2013, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) đã có công văn số 1792/NHNN-TTGSNH chấp thuận Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đƣợc tăng vốn điều lệ từ 10.583.801.040.000 đồng lên 13.583.801.040.000 đồng thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
Nhƣ vậy, năm 2013 là năm thứ hai SCB triển khai đề án hợp nhất và tái cơ cấu toàn diện. SCB đã vƣợt qua giai đoạn thử thách khó khăn nhất của năm đầu tiên hợp nhất 2012, năm đƣợc xem là "bức tƣờng lửa” để SCB có thể tồn tại và đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Điều này chính là nền tảng để SCB tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cơ cấu trong năm 2013. Việc tăng vốn điều lệ là điều kiên thuận lợi để SCB hoàn thành mục tiêu “Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành - Tạo nền tảng cho sự phát triển” trong năm 2013. Việc tăng vốn điều lệ của SCB ngay trong quý 1/2013 đã cho thấy niềm tin của cổ đông vào SCB rất lớn và SCB đang trên đà phục hồi mạnh mẽ.
Sau đây là bảng tổng hợp các thông số về tình hình tăng VCSH của ngân hàng tiêu biểu trong 3 năm 2010 - 2012. Các số liệu trong bảng thống kê từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng công bố.
Bảng 2.2: Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu của SCB 2010 - 2012
(Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 TTS 60.211 80.930 149.205 VCSH 4.707 4.486 11.370 VCSH/TTS (%) 7,8 5,5 7,6 Nguồn: BCTC SCB 2010 –2012 [7]
Biểu đồ 2.3: Quy mô nguồn vốn chủ sở hữu và TTS của SCB 2010 - 2012
Ta thấy trong 3 năm qua của ngân hàng thì năm 2010, VCSH của ngân hàng mới chỉ có 4.707 tỷ đồng, nhƣng đến năm 2012 nguồn vốn này đã tăng mạnh, đạt 11.357 tỷ đồng. Sở dĩ nguồn vốn này tăng mạnh nhƣ vậy là nhờ vào sự hợp nhất của 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012, và đánh dấu bƣớc ngoặc sự tăng trƣởng vƣợt bậc về quy mô tài sản và nguồn vốn tự có của Ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất.
Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ chẳng những nâng cao năng lực tài chính, tăng quy mô vốn kinh doanh dài hạn đồng thời còn là điều kiện để tăng cƣờng huy động vốn trên thị trƣờng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế.
Ngày 20/05/2010, Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó, Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của Tổ chức tín dụng. Vốn tự có/ tổng tài sản có rủi ro của SCB năm 2010 là 9.5% và năm 2011 dƣới 9% (nguồn: báo cáo quản trị SCB 2010-2011 [8]). Đây là một tỷ lệ khá thấp,
nằm dƣới mức quy định của NHNN. Với tỷ lệ này, nguồn vốn ngân hàng nằm trong rủi ro khá cao. Báo động về năng lực điều hành, quản trị nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng SCB còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Tuy nhiên, sau hợp nhất, tỷ lệ này đã có những thay đổi khởi sắc, tỷ lệ này đạt 10,69% (nguồn: báo cáo quản trị SCB 2012 [8]), tỷ lệ này đã đạt tỷ lệ tối thiểu an toàn mà NHNN đƣa ra, tuy nhiên so với việc gia tăng vốn chủ sở hữu thì tỷ lệ này vẫn chƣa cao. Mặc dù vậy, việc hợp nhất 3 ngân hàng đã mang lại những lợi ích đáng kể thay đổi đƣợc cơ cấu về vốn, về tài sản và tỷ lệ an toàn về vốn cho SCB hợp nhất. Đây là tín hiệu đáng mừng. Ban quản trị ngân hàng cần có những phƣơng thức hoạt động đúng đắn để phát huy hơn nữa hiệu quả này.