Kiếm soát chi phí huy động vốn
Hiện tại phòng quản lý rủi ro thị trƣờng chịu trách nhiệm tính lãi suất bình quân đầu vào – đầu ra cho SCB.
Lãi suất bình quân cho nguồn vốn đầu vào đƣợc xác định:
Chi phí thuần lãi + Chi phí khác về huy động vốn + chi phí quản lý+ CP BHTG
LSBQ (a%) = --- SDBQ tiền gửi - SDBQ tồn quỹ - SDBQ DTBB - SDBQ DTTK
Lãi suất bình quân cho nguồn vốn đầu ra đƣợc xác định:
Thu nhập lãi thuần – chi phí quản lý - chi phí dự phòng rủi ro
Lãi suất bình quân (b%) = --- Số dƣ nợ
Lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra vẫn phải tính toán thủ công vì chƣơng trình corebanking chƣa hỗ trợ đƣợc việc tính lãi suất bình quân tự động. Phòng quản lý rủi ro thị trƣờng SCB thực hiện báo cáo lãi suất bình quân đầu vào đầu ra hàng ngày và hàng tháng cho ban lãnh đạo ngân hàng. Căn cứ chênh lệch lãi suất sẽ giúp nhà quản trị SCB nắm biết đƣợc với mức chênh lệch lãi suất nhƣ vậy thì việc tăng hay giảm nguồn vốn huy động và cho vay sẽ ảnh hƣởng thế nào đến lợi nhuận của ngân hàng để đƣa ra các quyết định đến huy động và cho vay. Vì vậy, việc tính lãi suất bình quân đầu vào – đầu ra là một trong những công cụ để SCB thực hiện quản lý nguồn vốn huy động và đem lại lợi nhuận ngân hàng.
Việc xây dựng mô hình này sẽ cho nhà quản trị một cái nhìn tổng quát về nguyên nhân cấu thành kết quả kinh doanh của ngân hàng và kiểm soát các yếu tố cấu thành đó, đồng thời có thể giúp nhà quản trị xác định các yếu tố có ảnh hƣởng trọng yếu đến lãi suất bình quân đầu vào – đầu ra, từ đó có thể đƣa ra những quyết định điều tiết những yếu tố cần thiết để có mức giá hợp lý nhất.
Các khoản chi ngoài lãi nhƣ tặng lãi suất hoặc tiền mặt thêm cho khách hàng hiện nay SCB không hạch toán và ghi nhận vào tài khoản chi phí khác về huy động vốn. Do vậy nếu chỉ nhìn vào số liệu của cân đối sẽ không thấy có phản ánh các khoản chi khác này. Các khoản chi này đƣợc ngân hàng xử lý thông qua các giao dịch mua bán vàng chênh lệch giá để chi tiền cho khách hàng. Các chi phí này nằm chìm trong chi phí kinh
doanh doanh vàng, ngoại tệ. Tuy nhiên với cơ chế sổ sách nhƣ hiện nay, nếu không có sự theo dõi riêng, SCB sẽ khó có thể bóc tách chính xác các chi phí lãi chi thêm cho hoạt động huy động vốn. SCB hiện nay vẫn theo dõi và báo cáo thủ công cho ban lãnh đạo ngân hàng về các khoản chi thêm. Mà việc theo dõi và báo cáo thủ công với một quy mô các điểm giao dịch lớn nhƣ SCB thì vừa mất rất nhiều thời gian vừa không kiểm soát đƣợc sự chính xác.
Kiểm soát chi phí lãi
SCB kiểm soát chi phí lãi thông qua việc lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính và theo dõi việc thực hiện kế hoạch để đƣa ra những điều chỉnh kịp thời. Vào thời điểm cuối năm tài chính trƣớc, phòng kế hoạch chiến lƣợc phối hợp với phòng kế toán tài chính tổng hợp lập kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh. Căn cứ vào kế hoạch tăng trƣởng nguồn vốn huy động cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn tại hai thị trƣờng, dựa vào tỷ suất sinh lời mong muốn, lãi suất bình quân đầu vào- đầu ra, ngân hàng sẽ đƣa ra mức chi phí lãi tƣơng ứng. Sau đó, Hội sở sẽ giao các kế hoạch xuống từng chi nhánh. Hàng tháng chi nhánh lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về cho Hội sở để tổng hợp toàn hàng. Hội sở khi tổng hợp chi phí lãi của chi nhánh so với kế hoạch toàn hàng, sẽ xác định biên độ tăng giảm là do số dƣ huy động vốn trong tháng tăng hay do lãi suất biến động mạnh, từ đó đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu cần điều chỉnh trong kế hoạch kinh doanh kỳ tới. Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính theo đó sẽ điều chỉnh sáu tháng một lần cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh để đƣa ra các mức lãi suất áp dụng cho các sản phẩm tiền gửi, SCB dựa vào kết quả theo dõi lãi suất bình quân đầu vào- đầu ra hàng ngày để xác định mức chênh lệch lãi suất. Đồng thời, căn cứ trên kế hoạch kinh doanh năm về huy động vốn, thông qua phân tích nghiên cứu lãi suất huy động trên thị trƣờng của các ngân hàng khác, cơ cấu quy mô nguồn vốn huy động và cho vay, SCB sẽ quyết định mức lãi suất áp dụng cho huy động vốn sao cho hợp lý theo từng kỳ hạn, từng đối tƣợng khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế.
Lãi suất của các loại tiền gửi liên tục đƣợc điều chỉnh để phù hợp với từng loại hình huy động, tạo động lực khuyến khích với khách hàng, gia tăng quy mô khối lƣợng nguồn vốn, đa dạng hóa chủng loại các sản phẩm tiền gửi.
Trên cơ sở ban lãnh đạo ngân hàng SCB quản trị điều hành lãi suất huy động vốn cũng nhƣ đảm bảo mục tiêu kinh doanh và khả năng cạnh tranh, các mức lãi suất mà SCB áp dụng trong suốt thời gian qua đã phản ánh tƣơng đối sát lãi suất trên thị trƣờng, phản ánh sự chủ động trong việc cân đối nhu cầu sử dụng vốn với việc phát triển nguồn vốn huy động với các kỳ hạn đa dạng. Lãi suât huy động đƣợc xác định trên cơ sở một số căn cứ sau:
Nhu cầu vốn kinh doanh của SCB
Thực hiện hướng dẫn chỉ đạo của ban quản trị ngân hàng qua từng thời kỳ
Tham khảo lãi suất huy động của các NHTM khác trên địa bàn để đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Bảng 2.4: Lãi suất và chi phí huy động của SCB 2010 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010 2011 2012
Nguồn VHĐ 53.584 60.491 109.393
Chi phí trả lãi tiền gửi 4.924 8.376 14.121
Lãi suất huy động bq (%) 12,00 15,00 12,80
Lãi suất huy động bq thị trƣờng (% năm) 12,44 15,00 12,80 Nguồn: BCTC của SCB 2010-2012 [7]
Bảng 2.5: Số liệu tổng chi phí và chi phí lãi của SCB 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu Tổng chi phí Chi phí lãi
Tỷ lệ CP lãi so với tổng CP (%) 2010 6.399 4.924 77 2011 10.085 8.376 83 2012 17.404 14.121 81 Nguồn: BCTC của SCB 2010-2012 [7]
Chi phí lãi của SCB tăng mạnh qua các năm. Năm 2010 chi phí lãi đạt 4,924 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77% tổng chi phí; năm 2011 lãi suất huy động tăng cao, huy động tăng mạnh cùng với số dƣ huy động từ thị trƣờng 2 tăng nên làm cho chi phí lãi tăng mạnh đạt 8.376 tỷ đồng, tăng 3.452 tỷ đồng (tăng 70%) so với 2010 và chiếm tỷ trọng 83% trên tổng chi phí.
Trên thực tế việc kiểm soát các chi phí lãi phát sinh khi huy động vốn chủ yếu thông qua việc tìm kiếm nguồn vốn giá thấp thông qua việc phát triển dịch vụ nhƣ trả lƣơng qua thẻ, chuyển tiền, thanh toán tiền điện nƣớc, tiền gửi online để huy động nguồn trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Nhờ những nguồn vốn giá rẻ, chi phí lãi của ngân hàng sẽ giảm bớt gánh nặng. Nhƣng thực tế SCB vẫn chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn giá rẻ này. Đồng thời tập trung vào việc tƣ vấn và thỏa thuận lãi suất với khách hàng cho những kỳ hạn dài, kèm theo yêu cầu không rút vốn trƣớc hạn.
Cạnh tranh bằng lãi suất là một biện pháp cạnh tranh có tính truyền thống của các NHTM Việt Nam hiện nay. Để có thể cạnh tranh với các NHTM có quy mô và thƣơng hiệu lớn, SCB đã phải nâng mức lãi suất huy động lên cao hơn bằng cách thỏa thuận lãi suất với khách hàng.
Lãi suất huy động của SCB bám sát lãi suất huy động bình quân trên thị trƣờng. Tuy nhiên, con số này cũng có những biến động liên tục trong năm. Điển hình năm
2012, theo biểu lãi suất áp dụng từ 13h ngày 13/6/2012, lãi suất huy động VND của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã có những điều chỉnh đáng chú ý.
Mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này đã lên mốc 12%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn dài, thay vì mức 10%/năm chỉ vài ngày trƣớc đó.
Cụ thể, tại kỳ hạn 12 và 13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất của SCB là 11,5%/năm; các kỳ hạn 15, 18 và 24 tháng đã lên 12%/năm.
Việc điều chỉnh lãi suất huy động của SCB có thể xem đây là chiến lƣợc huy động của ban lãnh đạo ngân hàng, một chuyển động mới của cạnh tranh huy động trên thị trƣờng qua lãi suất. Và đây cũng là những chuyển động đầu tiên sau khi Ngân hàng Nhà nƣớc dỡ bỏ trần lãi suất cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Nhờ vậy, nguồn vốn huy đông trong năm 2012, có những tiến bộ vƣợt bậc, đạt 109.393 tỷ đồng.
Kiểm soát chi phí phi lãi
Quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ trong hệ thống SCB, có quy định rõ “mọi khoản chi cần thực hiện đúng tính chất, hợp lý, đúng mục đích và tiết kiệm”. Vào cuối năm tài chính trƣớc, căn cứ kế hoạch nhân sự, chi nhánh, phòng giao dịch sẽ mở mới và sự biến động giá trên thị trƣờng, các chi nhánh và phòng ban Hội sợ sẽ lập kế hoạch chi tiêu, đề ra mức chi phí hoạt động cần thiết. Các chi phí lớn đƣợc lƣu tâm là chi phí lƣơng, thƣởng của nhân viên, chi phí thuê trụ sở văn phòng, chi phí bảo hiểm tiển gửi và chi phí dự phòng rủi ro. Và trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu, các khoản chi phí này đều đƣợc thực hiện theo đúng Quy định chi tiêu nội bộ SCB về định mức, về thẩm quyền đƣợc duyệt và về tính hợp lý hợp lệ của khoản chi. Hàng tháng các đơn vị gửi báo cáo chi tiêu về phòng kế toán Hội sở để phòng kế toán tổng hợp, kiểm tra và báo cáo ban lãnh đạo để kiểm soát chi phí trong phạm vi kế hoạch đƣợc duyệt. Trƣờng hợp các đơn vị phải thực hiện chi ngoài định mức thì phải trình chủ trƣơng về Hội sở và bổ sung vào kế hoạch chi tiêu điều chỉnh hàng 6 tháng.
Bảng 2.6: Tổng chi phí và chi phí hoạt động của SCB 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu Tổng chi phí Chi phí hoạt
động Tỷ lệ CP hoạt động so với tổng CP (%) 2010 6.399 583 9,1 2011 10.085 872 8,6 2012 17.404 1.553 8,9 Nguồn: BCTC của SCB 2010-2012 [7]
Kiểm soát kỳ hạn nguồn vốn huy động.
Hiện nay, hầu hết các loại tiền gửi chủ yếu đƣợc phân biệt theo đối tƣợng gửi tiền là cá nhân hay TCKT, TCTD. Bên cạnh đó, phân loại theo các loại kỳ hạn: không kỳ hạn và có kỳ hạn, chi tiết đến từng loại kỳ hạn. Ngoài ra thời gian gần đây, tiền gửi có kỳ hạn đƣợc phân loại theo loại tiền tệ, số lƣợng các loại ngoại tệ trên các tài khoản tiết kiệm chƣa phổ biến chủ yếu chỉ giới hạn ở một số loại ngoại tệ mạnh nhƣ: USD, EUR, GBP.
SCB ngày càng thể hiện sự quan tâm đến việc phân chia các loại kỳ hạn của tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng là cá nhân hay TCKT, TCTD. Kỳ hạn nguồn vốn huy động của SCB chủ yếu là từ 1 đến 3 tháng. Năm 2010 kỳ hạn tiền gửi đƣợc chia nhỏ đến từng 01,02,03 tuần cùng với sự phát triển sôi động các giao dịch mang tính chất ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn Việt Nam.
Đối với các kỳ hạn tƣơng đối dài nhƣ kỳ hạn 24,36,60 tháng SCB luôn cố gắng thỏa thuận với khách hàng để duy trì số dƣ tiền gửi này bằng cách cho khách hàng vay lại theo hình thức vay cầm cố sổ tiết kiệm. Vì khi thị trƣờng có biến động những khách hàng này sẵn sàng rút vốn trƣớc hạn. Vì cần thu hút các nguồn vốn dài hạn nên SCB không thể quy định không rút vốn trƣớc hạn hay phạt khi khách hàng rút trƣớc hạn.
Một số kỳ hạn tiền gửi chi tiết theo ngày, theo tuần hay theo tháng có thể xác định một cách linh hoạt phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn theo các kế hoạch của một số khách hàng thƣờng xuyên, khách hàng lớn.
Ƣu điểm lớn trong điều hành quản trị nguồn vốn phân chia theo đối tƣợng, theo kỳ hạn là ngân hàng đã phân tích đƣợc lợi ích của việc chi tiết nguồn vốn, chia nhỏ nguồn vốn, từ đó kiểm soát chặt chẽ đƣợc chi phí vốn liên quan, và sử dụng có hiệu quả hơn.
Kiểm soát cơ cấu và quy mô nguồn vốn huy động
Phòng ban chịu trách niệm quản lý và theo dõi quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động là phòng nguồn vốn. Hàng ngày Phòng nguồn vốn sẽ căn cứ trên dữ liệu phân hệ tiền gửi của corebanking để tổng hợp số liệu về việc tăng giảm nguồn vốn huy động ở quy mô và cơ cấu để báo cáo cho ban lãnh đạo. Báo cáo này sẽ giúp cho ban lãnh đạo biết đƣợc việc tăng giảm nguồn vốn xuất phát từ loại hình nguồn vốn nào, số lƣợng tăng và giảm có ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay và đầu tƣ, thanh khoản của ngân hàng hay không, để có giải pháp điều hành. Đồng thời ban lãnh đạo cũng biết đƣợc cơ cấu nguồn vốn hiện tại của ngân hàng nhƣ: tiền gửi theo kỳ hạn ngắn hạn và trung dài hạn, tiền gửi từ dân cƣ và tổ chức kinh tế, tiền gửi các loại tiền tệ biến động nhƣ thế nào để đƣa ra các quyết định điều hành, hƣớng giải quyết trong công tác huy động vốn. Mặt khác, hàng ngày các đơn vị liên hệ với các khách hàng có số dƣ lớn để xác định nhu cầu rút hay gửi lại đối với số tiền từ 5 tỷ trở lên. Từ đó các đơn vị lập bảng đăng ký nguồn bao gồm các khoản tiền khách hàng sẽ rút và kế hoạch sử dụng nguồn để giải ngân cho phòng nguồn vốn để cân đối nguồn vốn hàng ngày một cách hợp lý.
Trong giai đoạn tháng 4/2011, huy động vốn bằng vàng của SCB có biến động mạnh, giá vàng tăng cao, lãi suất vàng thấp nên khách hàng có nhu cầu rút vàng để bán, khi đó tiền gửi huy động từ vàng của SCB liên tục giảm mạnh, ngân hàng gập khó khăn trong việc chi trả vàng cho khách hàng. Khi đó, để giữ lại lƣợng tiền gửi vàng và tăng huy động vàng, SCB đã đƣa ra sản phẩm huy động vàng với lãi suất cao và khuyến mãi hấp dẫn bằng các chƣơng trình huy động vàng “ Tiền gửi vàng – Lãi suất vàng”, hay chƣơng trình “ Ƣu đã bán vàng- Gửi tiết kiệm VNĐ” để giữ lại nguồn vốn huy động.
Những tháng đầu năm 2013 ngân hàng muốn tăng nguồn vốn huy động VNĐ có kỳ hạn cao thì tăng mức lãi suất kỳ hạn dài cao hơn các kỳ hạn ngắn hạn, và chính sách khuyến mãi cũng tập trung vô các kỳ hạn dài hơn, cụ thể là thông qua sản phẩm “ƣu