Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn tại NHTM ( công thức đính kèm Phụ lục 1)
Chỉ tiêu Ý nghĩa
1. Chỉ tiêu tăng trƣởng quy mô nguồn vốn
Các chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ thị phần huy động vốn của ngân hàng càng mở rộng.Thông qua chỉ tiêu này NH có thể xem xét việc phát triển mở rộng các nguồn trên cơ sở tăng trƣởng hợp lý các nguồn qua các năm.
2. Sự thay đổi cấu trúc nguồn vốn huy động
- Đánh giá tính ổn định nguồn vốn
- Đánh giá khả năng huy động trong từng cơ cấu - Đánh giá khả nang thanh khoản, độ rủi ro của NH - Khả năng tìm kiếm các công cụ huy động vốn mới - Phát triển thị trƣờng nợ của ngân hàng
- Phản ánh Khả năng thay thế các nguồn vốn
3. Tƣơng quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Phản ánh khả năng cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn. So sánh với quy định của NHNN và với mức bình quân của ngành, hệ thống chỉ tiêu này đánh giá tính hợp lý và bền vững về cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn mà ngân hàng đang duy trì.
4. Chỉ tiêu cân đối nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế. Phản ánh khả năng cân đối các loại nguồn vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này cao hay thấp sẽ đánh giá mức độ phụ thuộc của ngân hàng vào tài trợ từ bên ngoài, nếu quá thấp khả năng huy động vốn gặp khó khăn.
5. Các chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động
Chi phí huy động càng thấp có nghĩa là chính sách, chiến lƣợc huy động vốn càng hiệu quả, khả năng điều hành lãi suất càng đƣợc cải thiện. Ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động vào sao cho mức chi phí bình quân và tổng chi phí là thấp nhất.
6. Chênh lệch lãi suất huy động và
Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay, đầu tƣ càng lớn, khả năng lợi nhuận càng chắc chắn, khẳng định tính đúng đắn hiệu
lãi suất cho vay, đầu tƣ
quả của các chƣơng trình, chính sách huy động.
7. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro
So sánh chỉ tiêu này với quy định của NHNN và hệ thống xem xét ảnh hƣởng tiêu cực tới nguồn vốn, mức độ bị ứ đọng vốn, không phát huy đƣợc hiệu quả sử dụng trong thực tiễn.
8. Hiệu quả vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế do 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại. Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng đã hợp lý hay chƣa.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày khung lý thuyết cơ bản về nguồn vốn và quản trị nguồn vốn tại NHTM nhƣ sau:
- Mục tiêu quản trị nguồn vốn - Nội dung quản trị nguồn vốn
+ Quản trị nguồn vốn chủ sở hữu. + Quản trị các khoản nợ phải trả.
- Các nhân tối ảnh hưởng đến quản trị nguồn vốn và các tiêu chí đánh giá
Tất cả những yếu tố trên là cơ sở lý luận làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn huy động tại NHTMCP Sài Gòn trong chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TẾ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank
Tên thƣơng hiệu: SCB
Hội sở chính: 927 Trần Hƣng Đạo, Quận 5, Tp. HCM
Vốn điều lệ: Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.583.801.040.000 đồng (mƣời ngàn năm trăm tám mƣơi ba tỷ đồng tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cả ba ngân hàng TMCP Đệ Nhất (FCB), Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TP HCM. Thời gian qua ba ngân hàng đã gặp khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Do vậy, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời. Ngân hàng Nhà nƣớc đã hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 ngân hàng này, nên tình hình ổn hơn. Trƣớc tình hình này, hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trƣờng lớn hơn, mạng lƣới rộng hơn.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của TNB, SCB và FCB Đơn vị tính: Tỷ đồng TNB SCB FCB 9T/2011 2010 9T/2011 2010 9T/2011 2010 Vốn điều lệ 3.399 3.399 4.185 4.185 3.000 3.000 Tổng tài sản 58.940 46.414 78.014 60.183 17.100 7.649 Lợi nhuận trƣớc thuế 579 378 530 544 219 141 Lợi nhuận sau thuế 432 284 401 405 Tiền gửi khách hàng 35.029 25.546 40.900 35.121 8.800 5.360
Nguồn: Báo cáo tài chính quý 03/2011 của TNB, SCB, FCB [6]
Theo tính toán sơ bộ, tính đến 30/9, tổng vốn điều lệ của cả 3 ngân hàng đạt gần 10.600 tỷ đồng. Nếu ngân hàng sau sát nhập giữ nguyên tổng vốn của 3 ngân hàng, đây
sẽ ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại thời điểm 30/9. Tổng tài sản của cả 3 ngân hàng đến 30/9 là trên 154.000 tỷ đồng. Trong đó, SCB có tổng tài sản lớn nhất gần 78.000 tỷ đồng, tiếp đến là Việt Nam Tín Nghĩa với gần 59.000 tỷ đồng, cuối cùng là Đệ Nhất với 17.000 tỷ đồng.
Kết thúc 9 tháng, cả 3 ngân hàng đều có lãi. Trong đó, lợi nhuận trƣớc thuế của Đệ Nhất là 219 tỷ đồng, hoàn thành 77% kế hoạch năm của ngân hàng. SCB đạt 529 tỷ đồng lợi nhuận trƣớc thuế và Việt Nam Tín Nghĩa đạt gần 580 tỷ đồng.
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
Đây là bƣớc ngoặt trong lịch sử phát triển của ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vƣợt bậc về công nghệ, mạng lƣới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nƣớc và trình độ chuyên môn vƣợt bậc của tập thể CBNV.
Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 117.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cƣ của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trƣớc thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lƣợng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ƣớc khoảng 230 đơn vị trên cả nƣớc sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.
Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể nhân viên, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tƣởng và ủng hộ của khách hàng, cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy đƣợc thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô và khả năng quản lý điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tƣợng khách hàng cũng nhƣ nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng SCB gồm Đại hội đồng Cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Ban Tổng giám đốc. Trực thuộc HĐQT có Hội đồng cố vấn cao cấp, Văn phòng HĐQT, các ủy ban/hội đồng thuộc HĐQT. Trực thuộc Ban Tổng giám đốc là Ban Pháp chế và Tuân thủ, Ban thƣ ký TGĐ, các Hội đồng/Ban thuộc TGĐ. Cơ cấu tổ chức còn có các Khối nghiệp vụ, Sở giao dịch, các Chi nhánh, các công ty trực thuộc lien kết chịu sự điều hành trực tiếp của Ban TGĐ.
- Hội đồng quản trị: có vai trò xây dựng chiến lƣợc tổng thể và định hƣớng lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban giám đốc. Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban giám đốc ngân hàng.
- Ban Kiểm soát: kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng SCB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành Ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng SCB. Qua đó, Ban Kiểm toán nội bộ đánh giá chất lƣợng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mƣu cho Ban giám đốc, cũng nhƣ đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có.
- Ban giám đốc: gồm có Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành chung và các Phó Tổng Giám đốc trợ giúp cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lƣợc tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng Quản trị đề ra, bằng các kế hoạch phƣơng án kinh doanh, tham mƣu cho Hội đồng Quản trị về các vấn đề chiến lƣợc, chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động ngân hàng.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Hội đồng cố vấn cao cấp Văn phòng HĐQT
BAN KIỂM SOÁT
Kiểm toán nội bộ
Các ủy ban thuộc HĐQT
Các hội đồng thuộc ban TGĐ Ban thƣ ký TGĐ
KHỐI DOANH NGHIỆP KHỐI THẺ & NHĐT KHỐI CÁ NHÂN KHỐI TIỀN TỆ KHỐI TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI HỖ TRỢ TÍN DỤNG KHỐI HỖ TRỢ KHỐI VẬN HÀNH KHỐI NHÂN LỰC KHỐI CNTT P. SP DOANH NGHIỆP P. PTKH DOANH NGHIỆP P. ĐẦU TƢ P. TN TÀI TRỢ THƢƠN G MẠI P. ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH P. SP CÁ NHÂN P. PTKH CÁ NHÂN P. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG P. TÁC NGHIỆP THẺ VÀ NHĐT P. KINH DOANH THẺ VÀ NHĐT P. QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN P. KINH DOANH TIỀN TỆ P. KINH DOANH NGOẠI HỐI P. KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC P. KẾ TOÁN P. TÀI CHÍNH P. HỖ TRỢ ALCO P. HTTT QUẢN LÝ P. QLRR TÍN DỤNG P. QLRR THỊ TRƢỜNG P. QLRR VẬN HÀNH P. PHÁP CHẾ P. QL CHẤT LƢỢNG P. TÁI THẨM ĐỊNH P. ĐỊNH GIÁ & QL TSĐB P. XỬ LÝ VÀ THU HỒI NỢ P. MARKETING P. PT MẠNG LƢỚI P. HÀNH CHÍNH P. QL TRỤSỞ P. XD CƠ BẢN P. THANH TOÁN P. TN KINH DOANH TIỀN TỆ P. NGÂN QUỸ P. TC NHÂN SỰ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TT HỖ TRỢ TT PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TT HẠ TẦNG SGD, CN, PGD, QTK CTY TRỰC THUỘC
2.2. THỰC TẾ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
2.2.1. Quản trị vốn chủ sở hữu tại SCB
Trên con đƣờng hội nhập toàn cầu cùng với những mục tiêu và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đặt ra, cũng nhƣ các NHTM khác, SCB không ngừng đẩy mạnh việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
2.2.1.1. Thực tế quản trị vốn chủ sở hữu tại SCB
Đối với công tác quản trị nguồn vốn chủ sở hữu, ngoài vốn pháp định bắt buộc phải đảm bảo, hàng năm SCB dựa trên chiến lƣợc mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và xây dựng tỷ lệ an toàn hợp lý, phân tích môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng và tình hình kinh tế hiện tại, phân tích nhu cầu sử dụng vốn trong năm, phân tích tiềm năng hiện có của SCB để biết đƣợc năng lực thực tế của mình, trên cơ sở đó xác định quy mô VCSH cho ngân hàng, vì quản lý VCSH thực chất là xác định quy mô và cấu trúc của VCSH cho phù hợp yêu cầu kinh doanh, qui định của luật pháp, đồng thời tìm kiếm các biện pháp tăng VCSH một cách có hiệu quả theo quan điểm lợi ích của chủ sở hữu. Công tác quản lý VCSH thực hiện thông qua xây dựng chính sách tăng, giảm vốn điều lệ và trích lập các quỹ hàng năm của ngân hàng.
Việc tăng vốn điều lệ là một động thái phản ứng trƣớc sự thay đổi của hệ số an toàn tài chính của các ngân hàng nhằm cải thiện tiềm lực tài chính lành mạnh hơn và nó thể hiện rằng các DN trong nƣớc cũng tin tƣởng hơn vào ngân hàng bằng việc đầu tƣ nhiều hơn vào hệ thống này (mua cổ phiếu, gửi và vay tiền).
Vốn điều lệ tăng khi ngân hàng có tổng tài sản rủi ro tăng, mà việc tổng tài sản rủi ro tăng là từ nhiều lý do.
Thứ nhất, Luật doanh nghiệp ra đời, các DN tƣ nhân ngày càng nhiều, đây là lƣợng khách hàng dồi dào của ngân hàng SCB nói riêng và các ngân hàng cổ phần khác nói chung.
Thứ hai, đó là việc cổ phần hoá những năm trở lại đây tăng tốc khiến các công ty tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH ra đời và lớn lên từ lƣợng vốn chủ yếu của các NH cổ phần. Điều này khiến tổng tài sản rủi ro của ngân hàng tăng.
Thứ ba là các nhà đầu tƣ trong nƣớc ngày càng tin tƣởng hơn và thích đầu tƣ vào ngân hàng cổ phần, bằng chứng là cổ phiếu ngân hàng vẫn là mặt hàng hấp dẫn nhất trên thị trƣờng chứng khoán phi chính thức (chƣa niêm yết).
Chính vì vậy mà việc tăng vốn là nhu cầu bắt buộc nhƣng nó cũng chứng tỏ rằng ngân hàng đang giành đƣợc những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhu cầu ấy.
Quy định đối với tăng vốn điều lệ và trích lập các quỹ tại SCB có nguồn hình thành từ bổ sung nguồn lợi nhuận hàng năm của ngân hàng:
Lợi nhuận của SCB sau khi nộp thuế đƣợc phân phối nhƣ sau: + 5% trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
+ 10% trích lập quỹ dự trữ đặc biệt (trích quỹ dự trữ đặc biệt thực hiện theo tỉ lệ 10% cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ).
+ 85% lợi nhuận còn lại, trƣớc hết phải dùng để nộp tiền phạt cho ngân sách Nhà nƣớc và cho khách hàng (nếu có), sau đó đƣợc sử dụng lập 3 quỹ của Ngân hàng: quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ, quỹ phúc lợi và quỹ khen thƣởng. Tỉ lệ trích lập các quỹ do Hội đồng quản trị quy định.
Riêng quỹ khen thƣởng trích trong năm, tối đa không quá 50% quỹ tiền lƣơng thực hiện cả năm của ngân hàng. Ngoài tiền thƣởng từ lợi nhuận còn lại của ngân hàng, không đƣợc lấy bất kỳ nguồn nào để trả thƣởng cho nhân viên dƣới mọi hình thức.
Đối với việc tăng vốn điều lệ thông qua vốn góp thì Hội đồng Quản trị SCB kính trình đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch tăng VĐL những nội dung cơ bản nhƣ: kế hoạch về mức tăng, hình thức, đối tƣợng tham gia tăng VĐL,giá chào bán, tiến độ thực hiện....
Vốn điều lệ tăng thêm đòi hỏi công tác quản trị, quản lý, giám sát của ngân hàng cũng phải nâng lên một tầm cao mới. Do đó phải thƣờng xuyên kiện toàn bộ máy quản lý đề phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của ngân hàng.
Ngày 01/01/2012, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài gòn (hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa. Sau 1
năm tái cơ cấu, SCB đã đƣợc những tiến triển tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thông qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế.
2.2.1.2. Thực tế quy mô và tăng trƣởng vốn chủ sở hữu
Nghị định của Chính phủ quy định về mức vốn điều lệ (VĐL) của các Ngân hàng TMCP ban hành cuối năm 2006 quy định mức VĐL tối thiểu của các Ngân hàng