Hai nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng hàng đó là huy động vốn và sử dụng vốn, khi ngân hàng có một lƣợng lớn nguồn vốn huy động cũng nhƣ vốn tự có thì nó phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn này nhằm tạo ra lợi nhuận để bù đắp lại chi phí huy động cũng nhƣ các khoản chi phí vận hành khác. Để thực hiện tốt nghiệp vụ sử dụng vốn các ngân hàng cần tạo ra và cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và tốt nhất mà thị trƣờng có nhu cầu.
SCB sử dụng vốn chủ yếu vào hai hoạt động lớn là cho vay và đầu tƣ, trong đó tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trung bình khoảng 75% tổng TSCSL. Năm 2012, hoạt động tín dụng do chịu sự kiểm soát chặt chẽ và gắt gao từ NHNN, nên SCB chỉ cố gắng cơ cấu nợ, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm chứ không mở rộng dƣ nợ cho vay mới mà tập trung vào việc xử lý các món nợ xấu. Hoạt đồng đầu tƣ và ủy thác đầu tƣ cũng là hoạt động đem lại nguồn thu cho ngân hàng, tuy nó chỉ chiếm một tỷ trọng ít hơn so với tín dụng trong danh mục tài sản có sinh lời của ngân hàng nhƣng nguồn lãi thu đƣợc từ hoạt động này không nhỏ. Hoạt động đầu tƣ tại SCB chủ yếu là đầu tƣ vào chứng khoán, góp vốn liên doanh và ủy thác vốn. Chứng khoán đầu tƣ sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tƣ giữ đến ngày đáo hạn tập trung chủ yếu là các chứng khoán nợ do Chính phủ và các tổ chức kinh tế phát hành.
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại SCB đơn giản và chƣa đa dạng, tỷ trọng giữa huy động vốn và sử dụng vốn tƣơng đối phù hợp và tƣơng xứng. Nhƣ kết quả đánh giá ở trên, chỉ trong một năm qua, với thời gian khá ngắn và khó khăn cho SCB, nhƣng bằng các hình thức huy động vốn đa dạng, SCB đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đƣa số dƣ nguồn vốn tăng lên rõ rệt. Đây cũng chính là định hƣớng phát triển bền vững của SCB sau hợp nhất, nhằm từng bƣớc đa dạng danh mục sử dụng vốn và giảm dần sự lệ thuộc vào hoạt động tín dụng.
Sự tăng trƣởng về quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh của SCB. Sau hợp nhất, tín dụng chiếm khoảng 96% tổng nguồn vốn huy động. Tăng trƣởng dự nợ tín dụng chủ yếu là do nghiệp vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cơ cấu nợ. Vì thực hiện chỉ đạo của NHNN, SCB phải tập trung xử lý nợ xấu, không gia tăng cấp mới tín dụng.
Bảng 2.13: Tỷ trọng giữa huy động vốn và sử dụng vốn của SCB
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng TS Huy động vốn Sử dụng vốn Tỷ lệ giữa SDV và HĐV(%) Năm Giá trị So với tổng
TS(%) Giá trị So với tổng TS(%) 2010 60.211 53.584 88,99 44.973 74,69 83,92 2011 80.930 60.491 74,74 57.873 71,50 95,67 2012 149.205 109.393 73,31 105.457 70,68 96,40 Nguồn: BCTC của SCB 2010 – 2012 [7]
Bảng 2.14: Tỷ trọng giữa dư nợ và TSCSL của SCB
Đơn vị tính: tỷ đồng Chi tiêu Tổng TSCSL Cho vay Năm Dƣ nợ Tỷ lệ so với tổng TSCSL (%) 2010 44.973 33.177 73,77 2011 57.873 43.734 75,57 2012 105.457 88.145 83,58 Nguồn: BCTC của SCB 2010 – 2012 [7]
Do đặc trƣng thực hiện cho vay trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản cho nên tỷ trọng cho vay dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ tín dụng. Vì vậy tỷ
lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng ở mức khá cao. Trong khi nguồn vốn dài hạn không đủ đáp ứng cho tỷ lệ vay vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ngày càng đƣợc mở rộng, điều nay gây ra những rủi ro cho ngân hàng, vì sử dụng nguồn vốn không hợp lý.
Từ năm 2012, sau hợp nhất với lợi thế về nguồn vốn. hoạt động quản trị nguồn vốn của ban lãnh đạo ngân hàng SCB đã chú trọng đến việc cân đối cơ cấu các nguồn huy động theo hƣớng tăng tiền gửi thanh toán, điều chỉnh tỷ lệ cho vay trung và dài hạn giảm dần, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn.
Mục tiêu trong thời gian tới là tăng trƣởng huy động vốn tạo ra sự gắn kết với sử dụng nguồn một cách an toàn, hiệu quả. Cố gắng tăng trƣởng tín dụng bền vững, nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng cƣờng hoạt động xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, nâng cao chất lƣợng tài sản.